Paphiopedilum insigne (Tiếp theo)

Đánh giá

Paphiopedilum insigne (Tiếp theo)

Biến thể và biến loài.

Paphiopedilum insigne là một biến loài rất đặc trưng, và phạm vi biến loài đã được mô tả, tất cả đều là thành viên của giống Cypripedium. Trong danh sách 83 biến loài của Desbois (1898) và loại bỏ đi một số đã được thống kê trong tác phẩm của Pucci (1891). Mỗi loài trong số biến loài này dựa trên một cây đơn “có giá trị đặc biệt”, nghĩa là bằng một cách nào đó người sở hữu chúng tự coi chúng là loài đặc biệt. Hầu hết những biến loài này chỉ dựa trên những khác biệt rất nhỏ, thường là sự đánh giá về màu sắc và/hoặc kích cỡ của hoa. Sự mô tả của họ (nếu có) thường lúng túng và không hoàn chỉnh, và thỉnh thoảng lại mâu thuẫn với các tác giả khác. Trong hầu hết các trường hợp, sự xác định bắt nguồn từ những báo cáo sau các kỳ triển lãm về một cây riêng biệt nào đó hoặc chỉ đưa ra một vòi hoa ở một cuộc thảo luận về lan. Từ đó, cái tên “insigne” lại thuộc về ông Fraser để trở thành loài Lan “insigne var. Fraseri” chẳng hạn. Ngoại trừ các tên như “sanderae” và “sanderianum”, những cây được gọi là biến loài này không được nhất trí như những thực thể riêng biệt, và người ta nghi ngờ rằng không có bất kỳ cây nào được trồng được mệnh danh mà chúng đáp ứng được các tiêu chuẩn đã mô tả. Trong thực tế, có thể là tất cả những cây này đã chuyển qua thiên đường hoa Lan từ lâu rồi, kể cả những cây vô tính như “sanderae” và “sanderianum”.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên, hai biến thể đáp ứng được khá tốt với tiêu chuẩn là Paph. insigne forma sanderae và Paph. insigne sanderianum. Dưới hai cái tên này, các cây nói trên đã nhận được giải thưởng của Hội Hoa lan Hoa kỳ. Dù sao, hai chủng loại này vẫn còn nhiều điều cần phải cân nhắc, và những giải thích trong các tài liệu về thực vật học cũng không phải lúc nào cũng phù hợp với thực tế. Những vấn đề đang được thảo luận về hai chủng loại này dự trên các tài liệu gốc như sau.

Paphiopedilum insigne forma saderae (Reichenbach fil.) Braem

Tên gọi gốc

Cypripedium insigne var. sanderae Reichenbach fil.

Ông H.G. Reichenbach đã viết:

“Lá đài sau có nửa trên trắng, màu này có ở cả hai mặt, ra tới riềm của nó. Phần dưới có màu xanh pha vàng lợt, với một ít chấm nhỏ màu nâu đậm vừa phải ở cả hai mặt. Lá đài kép rộng và có màu vàng lợt, ở phần chân có hai chấm màu nâu rất nhỏ. Các cánh hoa hơi gợn sóng, rộng và tù đầu, màu lưu huỳnh. Môi có màu lưu huỳnh đậm hơn. Cuống hoa và lá bắc màu xanh lợt…”

Vì có những chấm đậm màu trên các lá đài, vì thế không thể gọi nó là albino như được mô tả trong cuốn Sổ tay nuôi trồng các loài Lan do Bechtel, Cribb và Launert viết (1981, 1986, 1992)

Việc phân loại này dựa trên chỉ một cây, tạm gọi là “được phát hiện” ở vườn ươm Sander năm 1888. Cây lan này đầu tiên được chia làm hai nửa, một phần do Baron Schröder mua và nửa kia do R. H. Measure. Phần của Measure sau đó lại chia làm bốn, một nhánh được chuyển cho bộ sưu tập của R. I. Measure, nhánh thứ hai được F. L. Ames mua, và nhánh thứ ba được Sander mua lại, tổng giá trị lúc đó là 250 Pounds. Nhánh thứ tư hiện tại cũng chưa biết đi về đâu.

Paphiopedilum insigne forma sanderianum (Rolfe) Braem

Tên gọi cũ

Cypripedium insigne var. sanderianum Rolfe

Rolfe đã viết: “… Lần đầu tiên họ (Sander & Co.) nói rằng màu vàng của biến loài Sanderae, đặt theo tên ông bà Sander, thật sự là rất duyên dáng, nay được biết đến là loài Cypripedium rất có giá trị. Sau đó trở thành Macfarlanei, màu sắc thì gần như nhau, chi khác nhau về kết cấu hoa, và nay trở thành một thể không có đốm, đồng thời rất khác về màu sắc. Màu của nó giờ là màu xanh pha vàng nhạt, với đường gân hình mắt lưới sẫm màu, riềm là một mảng trắng rộng cho tới lá đài sau, như đã minh họa trong bài viết…”

Chẳng may, hình trong tạp chí Orchid Review là không có màu cho nên không thể ikha83ng địng rằng màu của nó có trùng với màu ngả đỏ hay ngả nâu./.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon