Phân giống (Subgenus) Sigmatopetalum (Tiếp)
- 59) Paphiopedilum barbatum (Blume) Pfitzer
Tên cũ
Cypripedium barbatum Blume
Trùng tên
Cypripedium barbatum Lindley
Cypripedium purpuratum Wright, non Lindley
Cypripedium biflorum B. S. Williams
Cypripedium nigritum Reichenbach fil.
Cypripedium orbum Reichenbach fil.
Paphiopedilum nigritum (Reichenbach fil.) Pfitzer
Paphiopedilum barbatum Kerchove de Denterghem
Cypripedium barbatum var. biflorum (Reichenbach fil.) Pfitzer
Paphiopedilum barbatum var. nigritum (Reichenbach fil.) Pfitzer
Cordula barbata (Blume) Rolfe
Cordula nigrita (Reichenbach fil.) Merrill
Dẫn nhập
Paphiopedilum barbatum lần đầu tiên được Blume đề cập đến trong Catalogus vào năm 1823. Phần ghi chú về một loài do Lindley đã được công bố trong tài liệu Edwards’s Botanical, đăng ký trong năm 1841 sau khi cây Lan này ra hoa lần đầu tiên ở trại nuôi trồng Loddiges. Các cây Lan này đã được H. Cumming sưu tập trên sườn núi Ophir, bang Johore thuộc Malaysia, cách Singapore khoảng 160 km, để đưa vào Loddiges. Bản mô tả đầu tiên của Lindley rất sơ sài, nhưng một năm sau đó, Sarah Anne Drake (1803 – 1857), họa sĩ, bạn và cũng là bạn học của em gái John Lindley, cùng sống trong nhà Lindley, đã vẽ một bức tranh màu và cho xuất bản với nhiều chi tiết hơn, trong cuốn Edwards’sBotanical Register (1842).
Trong tạp chí Curtis’s Botanicle (1846) có thêm một bản vẽ màu nữa, lần này được vẽ bởi một người có danh tiếng là Walter Hood Fitch, cùng với phần dẫn nhập của W. J. Hooker. Hooker đã viết: “thực ra có một chút ngần ngại khi tôi giới thiệu loài này là từ Cypripedium venustum… hoặc kể cả từ Cypripedium purpuratum… chỉ dựa trên đặc điểm những mụn cóc màu đỏ tía và có lông dọc theo riểm ở mặt trên của cánh hoa như cây do chúng tôi đưa ra”. Quan điểm này là rất đúng vì Dr Hooker không có nhiều kinh nghiệm với giống lan, mà vào thời điểm này chỉ có một ít loài thuộc giống đó. Ngày nay, người ta đã đồng ý với nhau về giá trị của Paphiopedilum barbatum, rằng đây là một loài đẹp và riêng biệt. Cũng chính vì thế mà không thể lầm lẫn với Paph. crossii (như được gọi là Paph. callosum) trong nuôi trồng, và có một ít cây Lan lai đã được đăng ký và có sự lầm lẫn rằng đó là cây cha mẹ.
Paphiopedilum barbatum là một loài có sự quan hệ gần gũi với Paph. argus, Paph. crossii, Paph. lawrenceanum, Paph. hennisianum và Paph. Paph. fowliei. Nhưng loài gần nhất với loài này trước kia phải là Paph. crossii như Cribb (1987, 1998) đã viết: “nếu như đó là một trường hợp dùng để đánh giá chúng [Paph. barbatum và Paph. crossii] như một dòng riêng biệt của một loài biến đổi thành”. Dù sao, số lượng nhiễm sắc thể của cả hai dòng (Paph. barbatum 2n = 38 và Paph. crossii 2n = 32) cũng như lập bộ nhiễm sắc thể (nguyên văn karyotype) rất là rõ, và như vậy thì không có lý do gì để coi chúng như là đồng loại.
Paphiopedilum nigritum được Reichenbach fil. mô tả vào năm 1882 (như Cypripedium nigritum). Bản mô tả này dựa trên một cây được một nhà vườn của nước Anh gởi đến, và được cho biết là cây này được gở từ Borneo. Bản mô tả làm thêm bối rối vì như Reichenbach nói thì cây Lan này “có lá lại giống loài Cypripedium virens… Lá đài (sau) có dạng thuôn, nhọn đầu, không phải gần tròn như thông thường, vì vậy cây này gần giống với cây C. purpuratum… Miếng nhụy lép lại giống của cây C. barbatum, nhưng đằng trước của nó lại có một vật như răng nhỏ ở điểm giữa, và tạo ra những góc ở cả hai mặt của thùy lõm. Vì thế, nó gần với C. barbatum, song nó cái răng này thì rất nổi bật”. Ấy thế mà, phần mô tả đầu tiên này chưa được thống nhất, cây mẫu mà người ta đưa đến với tên C. nigritum lại có những đặc điểm phù hợp với Paph. barbatum hơn, vì vậy cả hai khái niệm này đều có thể là cùng một loài, theo quan điểm của Pfitzer năm 1903. Cho rằng cây này được xuất phát từ Borneo có thể đưa đến một sự tranh cãi. Hơn nữa, Rolfe (1896) đã coi các cây được nhà vườn Low & Co. nhập từ Borneo đáp ứng được các đặc điểm của Paph. nigritum. Các mẫu thảo mộc được lấy ra từ các cây được đưa về, cho thấy các mụn xuất hiện ở cả hai bên riềm của cánh hoa, đặc điểm đó đã chứng minh rằng chúng thuộc loài Paph. lawrenceanum. Một ý kiến như vậy cũng được áp dụng vào một cây Lan Borneo khác, do Schoser mô tả là cây Paph. nigritum trong tạp chí Die Orchidee năm 1967.
Bản mô tả về Cypripedium biflorum cũng phù hợp với Paph. barbatum.
Trong một tài liệu mà H. G. Reichenbach viết Cypripedium orbum là một loài Lan lai mà nguồn gốc thì không rõ ràng. Bản mô tả được dựa trên “một hoa đơn và một vài bức hình vẽ về nó”. Mặc dù Braem vào năm 1988 đã coi dòng này nằm trong loài riêng biệt là Paph. barbatum, thôi thì ta hãy cứ coi dòng này thuộc loài cần được nghiên cứu thêm.
Mô tả
Paphiopedilum barbatum là một loài thảo mộc mọc nơi có lá mục, trên nền rừng, hoặc trên đá có lớp rêu dầy. Một cây riêng lẻ có thể đạt chiều cao tới 40 cm và sản sinh từ 5 tới 8 lá. Lá có hình ê-lip thuôn và hẹp, dài 10 đến 20 cm, rộng từ 3 đến 4,2 cm, lá mỏng có lông tơ ở phần chân, và mặt trên thường thì có màu xanh mờ, mặt lá được khảm với những đốm màu xanh đậm, Mặt dưới của lá là một màu xanh lợt. Vòi hoa nhọn, dựng thẳng, cao tới 35 cm, màu đỏ tía, phủ đầy lông màu đỏ tía, và thường chỉ có một hoa. Lá bắc của hoa hình ô-van, nhọn đầu, dài 1,5 đến 2,5 cm, rộng khoảng 1,5 cm. Cuống hoa và bầu nhụy dài 5 đến 6,5 cm, màu xanh lợt, ánh lên màu đỏ tía trên các đường gân, và được bao phủ bởi một lớp lông mịn màu đỏ tía. Chiều ngang của bông hoa đo được 8 đến 9,5 cm. Lá đài sau hình bán nguyệt đến hình ô van, đầu nhọn, dài 4 đến 5 cm, rộng 4,3 đến 5,5 cm, gập lại theo đường gân ở giữa, chỉ thẳng lên trên, phần chân có màu xanh. Lá đài kép thì nhỏ hơn nhiều, chỉ dài chừng 3 đến 3,5 cm, rộng 1,5 đến 2 cm, hình ô-van hẹp, đầu có thể tù cũng có thể nhọn, màu xanh lợt với những gân màu xanh đậm hoặc đỏ tía. Các cánh hoa thuôn như cái lưỡi, dang sang hai bên, hơi chếch một chút, đầu tù, dài chừng 4 đến 6 cm, rộng 1 đến 1,6 cm. Màu của cánh hoa là màu xanh lợt đến xanh pha nâu ở phần chân và đỏ dần lên phía ngọn. Riềm của cánh hoa có lông, mép trên trang điểm thêm những chấm màu hạt dẻ gần như đen. Môi là một cái túi với ba thùy, thùy chính có hình như chiếc mũ kết lật ngửa. Kích thước tổng quát của môi là dài 4 đến 4,5 cm, rộng 2 đến 2,5 cm. Chúng màu đỏ nâu đậm, phần dưới thì nhạt hơn. Các thùy bên gập lại vào trong, màu đỏ tía với những chấm đậm hơn và phủ trên một ít đốmnhư mụn. Miếng nhụy lép giống cái móng ngựa, dài 1 đến 1,5 cm vào rộng chừng 1 cm, màu xanh với mấy vân nâu đỏ hoặc đỏ tía. Phần đỉnh chia làm hai răng cong hình lưỡi liềm, đầu nhọn giữa hai răng lại có một răng rất nhỏ nữa.
Phân bố và thói quen sinh trưởng
Ở Malaya. Các cây Lan này mọc rải rác trên đất Malaysia và Đảo Penang. Chúng ta tìm thấy chúng trên độ cao 600 đến 1.300 m, dưới bóng những cây nhỏ, mọc trên những phiến đá phủ rêu hoặc nơi những sườn dốc có nhiều mưa, và rễ của chúng ăn sâu vào lớp lá mục. Ở Đảo Penang, đó là nơi tiếp giáp với Thái lan, gần bờ biển phía tây bắc, ở đó, cây chỉ mọc trên độ cao 200 m trên những khe có nhiều rêu dưới bóng râm của cây che phủ.
Mùa hoa
Các cây Paphiopedilum barbatum, theo như người ta nói, chúng ra hoa quanh năm. Mùa hoa chính vụ là từ tháng Tư qua tháng Tám.
Các biến loài và biến thể
Có khoảng 50 biến loài của Paphiopedilum barbatum đã được công bố. Nhóm biến loài lớn nhất của dòng này đã được công bố mà không có một bản mô tả hoặc một lời kết luận thỏa đáng, nhiều loài trong số ấy thậm chí không thấy mô tả gì cả. Cho đến nay các bản mô tả mà ta có thể thấy được cần phải được diễn giải một cách đầy đủ, có một ít loài cho đến nay được ghi nhận như một loài riêng biệt, một số khác lại đưa vào là dạng trùng tên. Những dòng còn lại thì nhiều ít cũng đã khác với cây gốc về màu sắc của hoa. Những “biến loài” này thường được mô tả từ một cây mà cây đó được đưa ra giới thiệu tại một trong những cuộc gặp mặt của các hội những nhà làm vườn. Nhiều cây trong số đó không được chuyển qua xem xét như một thực thể riêng biệt, và một số trong đó chưa bao giờ được công bố một cách tin cậy. Tất cả trong số đó đều được mô tả là chúng đều nằm trong giống Cypripedium và không có cây nào được chuyển qua Paphiopedilum./.