Phân giống (Subgenus) Sigmatopetalum (Tiếp)
66) Paphiopedilum acmodontum M. W. Wood
Dẫn nhập
Loài này được thấy lần đầu tiên ở châu Âu, khi đó chúng được nhập về từ Philippines vào năm 1968, vào thời điểm đó Gustav Schoser là giám đốc của Palmengarten (Vườn trồng thuộc một thị trấn của thanh phố Frankfurt am Main, của Đức) đã công bố ý định mô tả về một dòng lan mới đó là Paphiopedilum acmodontum trong một bài thuyết trình được đọc ở Hội nghị lần thứ 6, về Hoa lan Thế giới vào năm 1969, tại Sydney. Dòng mà được trích dẫn là Paphikkkkkkopedilum acmodontum Schoser ex M. W. Wood thì Schoser lại không bao giờ mô tả chúng là một dòng, mà cũng không đưa ra một chỉ dẫn hoặc một thông tin nào có liên quan đến cây Lan này. Và ông ấy cũng không có liên quan gì đến việc phát hiện hay giới thiệu phương pháp nuôi trồng. Tất cả những gì mà ông ấy có thể tạo ra niềm tin là đặt tên cho loài này.
Cũng rất thú vị khi lưu ý rằng, đó là một mẫu vật khô của loài này trong bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của Anh quốc (British Museum of Natural History) mà người ta đã thu thập được từ năm 1908 bởi nhà làm vườn người Mỹ là AdolphnDaniel Edward, trên đảo Negros.
Paphiopedilum acmodontum khá là phổ biến trông nuôi trồng và đã nhiều lần đoạt giải thưởng bởi hệ thống pháp lý của hội hoa Lan. Cây lan đầu tiên được thưởng bởi Hội Hoa lan Hoa kỳ theo hệ thống pháp lý là vào năm 1970, trước đó khá lâu chúng đã được đánh giá cao một cách chính thức. Paphiopedilum acmodontum được xử dụng thường xuyên vào việc lai tạo.
Cả Wood và Cribb (1981, 1987, 1998) đã coi Paphiopedilum acmodontum có quan hệ rất gần gũi với Paphiopedilum argus, một cách nhìn không được tồn tại một cách khoa học. Hai loài này khác nhau về kích thước của hoa, màu sắc hoa, cấu trúc môi, hình thái học của cánh hoa và của miếng nhụy lép, số lượng nhiễm sắc thể, và loại karyo.
Nguồn gốc tên gọi
Thuật ngữ acmodontum đến từ Hy-lạp. Acmo là một từ La-tinh trong tiếng Hy-lạp là “acme” và có nghĩa là “nhô ra, lồi ra”; “dontum” là căn cứ vào “cái răng”. Do loài này có một phần giống với một vài đặc điểm ở chổ có răng cưa ở cánh giữa tạo thành môi và có răng giữa khá rõ ở miếng nhụy lép chèn lên cả hai răng nhỏ ở bên, vì thế chúng tôi nghĩ tên của loài này xuất phát từ những đặc điểm trên.
Mô tả
Paphiopedilum acmodontum là một loài có nguồn gốc thảo mộc với thân khá ngắn. Lá của nó dài đến 18 cm, rộng 4 cm, lá xếp thành hai dẫy, hình ê-lip thuôn, đầu lá có ba răng nhỏ, riềm lá ở phía cuống có lông cứng thưa thớt, mặt trên của lá khảm màu xanh xỉn và cả xanh đậm. Vòi hoa dựng đứng, cao tới 25 cm, thường chỉ mang một hoa. Cuống hoa có lông tơ thưa, màu xanh và có điểm màu đỏ tím. Lá bắc của hoa dài chừng 3 cm, dạng ô-van, có lông tơ. Lá đài sau màu trắng, ánh lên màu đỏ hồng, có đường kẻ theo chiều dọc màu đỏ pha xanh, dài tới 4 cm và rộng chừng 3 cm, hình ô-van, đầu nhọn. Lá đài kép dài chừng 3,2 cm, rộng 1,5 cm, hình ô-van nhọn đầu, màu trắng ít nhiều cũng ánh lên màu đỏ tía, chạy dọc theo lá đài kép là các sọc kẻ màu xanh. Chiều dài các cánh hoa tới 4,5 cm, rộng 1,5 cm, phần chân của các cánh hoa có vân màu xanh và những đốm màu đỏ tía đậm, nửa trên của cánh hoa một màu đỏ tía, hai cánh hoa dang sang hai bên, hình dạng của nó là hình chiếc lưỡi dạng mũi mác ngược, đầu tù, riềm của các cánh hoa có những mụn có lông và riềm cũng có lông thưa, mặt trong của cánh hoa có ít nhiều lông tơ. Môi hoa dài tới 4 cm, rộng chừng 2,3 cm, tạo thành cái túi sâu; có ba thùy, thùy có tai khá rõ, đầu mỗi thùy có răng cưa, thùy có lông tơ ngắn, màu của túi là xanh ô-liu, ánh lên màu nâu đỏ. Miếng nhụy lép hình bán cầu, dài chừng 1 cm và chiều rộng cũng tương tự như vậy, màu xanh xỉn với một mảng màu xanh đậm, hơi ngả sang màu đồng, có lông tơ ngắn, mép ngoài có ba răng, răng giữa dài hơn răng hai bên.
Phân bố và thói quen sinh trưởng
Trên các hòn đảo của Philippines. Paphiopedilum acmodontum mọc trên quần đảo Visian. Những nhà sưu tập lan đã không cho biết nơi sinh trưởng cụ thể của nó, nhưng tài liệu hiện nay có nói rằng loài này có thể xuất hiện trên đảo Negros. Lance Birk cho biết, chúng sống trên độ cao 1.000 đến 1.500 m.
Mùa hoa
Paphiopedilum acmodontum thường ra hoa từ tháng Ba đến tháng Năm, nhưng những cây thuộc loại này lại được biết là chúng ra hoa quanh năm./.