Phân giống (Sub-genus) Polyantha (Tiếp theo)
91) Pahiopedilum wilhelminiae L. O. Williams
Cùng loài
Paphiopedilum praestans subspecies wilhelminiae (L. O. Williams) M. W. Wood.
Paphiopedilum glanduliferum var. wilhelminiae (L.O. Williams) Cribb
Dẫn nhập
Trong bản công bố đầu tiên L. O. Williams viết:
“Paphiopedilum wilhelminiae là loài có quan hệ gần gũi với Paph. glanduliferum (Blume) Pfitzer, từ đó chúng được phân biệt bởi những nốt sần có lông tơ và sự xuất hiện của mụn cơm ở đầu các cánh hoa; lá đài sau to hơn và dài hơn lá đài kép; trên các diềm của túi không có các gai nhỏ xen vào bên trong môi; miếng nhụy lép có hình dạng khác biệt bởi nó không hướng về phía sau; màu của hoa của khác nhiều”
Trên bài viết của Reisinger năm 1993, ông có đóng góp một sự thú vị đối với dòng lan này, là khi ông đi đến nơi sưu tập:
“Tôi nghĩ, Paph. wilhelminiae là một loài Lan đẹp, rất dễ phân biệt với Paph. glanduliferum, ngay cả khi nó chưa có hoa, bởi các lá của nó ngắn hơn với màu xanh bóng đậm. Người ta thấy chúng mọc cách điểm gần nhất nơi tìm được loài Paph. glanduliferum hàng trăm km và luôn luôn trên những vùng núi cao, trong khi loài Paph. wilhelminiae lại mọc ở nơi ngang mực nước biển. Paph. wilhelminiae được cách biệt với nơi có thể sinh ra từ những dòng lan khác, ít nhất là khác với Paph. glanduliferum như đã từng nhầm với Paph. lieminianum cũng như khác với Paph. glanduliferum.”
Liên quan đến vấn đề này, những yếu tố dưới đây cần được đề cập:
- Đương nhiên loài glanduliferum mà Reisnger nói, đó là loài Paph. Praestans, cây Paph. glanduliferum mới chỉ được thấy là một vật mẫu thuộc loài thảo mộc, còn nguồn gốc thì không chắc chắn.
- Sự cách biệt về địa lý không phải là một đặc tính có giá trị để cho ai đó có thể tách nó ra thành một loài khác (tất nhiên điều này chỉ có thể cho phép một sự xem xét về wilhelminiae như là một chủng của Paph. praestnas), và
- Liệu có một sự phân tách tái sinh hay không để suy diễn từ những số liệu thu thập được sau này.
Nếu như Paph. wilhelminiae được chấp nhận như là một loài riêng biệt, thì hình thái học lại khác.
Mô tả
Paphiopedilum wilhelminiae có nguồn gốc thảo mộc mọc trên đất trộn lẫm với lá mục. Các cây hình thành từng bụi lớn từ các cụm bao gồm các thân. Mỗi thân có 4 đến 6 lá, hình thuôn thẳng, đầu tù, có 3- 4 răng ở đỉnh lá. Lá dài đến 30 cm, rộng từ 2-3,5 cm, màu xanh đậm tuyền và láng. Thường có từ 2- 3 hoa trên mỗi vòi (ít khi chỉ có một hoa), vòi hoa dài từ 30 đến 50 cm, màu đỏ tía đến màu nâu pha xanh, được phủ một lớp lông cứng và ngắn bên ngoài. Các lá bắc hình ô-van, đầu nhọn, dài chừng 4,5 cm, láng bóng, được tô điểm màu vàng xỉn với những sọc màu đỏ tía, có lông tơ. Cuống hoa và bầu nhụy dài 5 đến 7 cm, chỉ có một ít lông ngắn màu hạt dẻ. Các hoa có kích thước lớn, chiều ngang từ 12-16 cm. Các lá đài màu vàng trắng với những vân màu nâu sẫm. Lá đài sau hình ô-van, đầu nhọn, dài từ 5 – 5,5 cm, rộng 2,5 – 3,0 cm. Lá đài kép cũng có hình dạng tương tự, dài 5,2 đến 5,5 cm, rộng khoảng 3 cm. Các cánh hoa quay xuống dưới và xoắn, dài 5-7cm, rộng khoảng 1cm, phần chân màu vàng có những đường vân màu nâu đậm, phân ngọn có màu nâu, không có vân. Các cánh hoa thường không có mụn ở diềm, hoặc rất ít. Môi dài 3,5 – 4,5 cm, rộng khoảng 2 cm, chia làm ba thùy. Hai thùy bên nhọn cuộn vào trong và vô hình trung tạo thành cái ống. Thùy giữa giống như cái mũ kết để ngửa. Môi có màu vàng ánh lên màu nâu đỏ cùng màu với đường vân. Miếng nhụy lép thì lồi gần thành hình chữ nhật, với chiều dài 12 mm và rộng 10 đến 12 mm, màu pha đỏ với phần chân màu vàng, cạnh có lông màu nâu.
Nguồn gốc tên gọi
Đặt tên wilhelminiae là để vinh danh Wilhelmina Helena Paulina Maria van Oranje Nassau (1880-1962), bà là hoàng hậu Hà Lan từ 1890 đến 1948.
Phân bố và thói quen sinh trưởng
Paphiopedilum wilhelminiae mọc ở miền tây và trung New Guinea. Các cây Lan này được tìm thấy gần Hồ Wissel, vùng miền tây New Guinea (Irian Jaya), kéo xuống tỉnh Cao nguyên miền Nam của Papua New Guinea. Loài cây này mọc trên độ cao 1.700 đến 1.800 m trên các vạt cỏ và trên các mảnh vỡ của đá vôi, dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ. Cây mẫu mang về từ tháng Mười hai năm 1938, trên một vạt cỏ nơi rừng đã bị hủy hoại gần sông Balim, ở độ cao 1.700 m.
Mùa hoa
Paphiopedilum wilhelminiae trồng trong vườn, ra hoa từ tháng 11 đến tháng 3 và từ tháng 6 đến tháng 8. Ở môi trường hoang dã, thông thường cây ra hoa trong tháng 12 và tháng Giêng. Cây lan ra hoa thường vào năm thứ hai sau khi đưa về trồng, cây có thể ra hoa đôi lần trong năm đối với cây đã sinh nhiều nhánh.