Pahiopedilum bullenianum (Tiếp theo bài 46)
Paphiopedilum linii được Schoser mô tả (1966), thời gian ấy ông là giám đốc Frankfurt Municipal Botanic Gardens. Bản mô tả đó được dựa trên các cây Lan được sưu tập cách Kuching ở Sarawak, Boneo. Schoser đưa vào dòng lan để đặt tên vinh danh Mrs. Phyllis Sheridan-Lea, người mà người thường biết đến với cái tên bà Lin trong số những loài có nguồn gốc (như tên gọi của dòng này chỉ là tên của riêng lẻ của một phụ nữ, đáng lẽ ra phải đặt tên cho nó là “liniae”. Ông ấy đã so sánh Paph. linii với Paph. bullenianum, song lại cho rằng trên đầu mút của miếng nhụy lép đã không có cái răng giữa trong đường xẻ. Ngoài ra, sự phát triển của cái răng cưa giữa này của loài Paph. bullenianum rất khác và loài Paph. linii chắc chắn là một trong những biến loài thường thấy. Một đặc điểm khác thường dùng để phân biệt Paph. linii với Paph. bullenianum ở cấp độ nuôi trồng là nửa của phần chân các lá của cây Paph. linii có các vân dầy hơn loài Paph. bullenianum, song một lần nữa phải nói đây là một đặc điểm khá khác biệt. Karasawa (1980) đã tiến hành nghiên cứu di truyền tế bào trên những cây có những đặc điểm như Paph. linii và nhận ra rằng số nhiễm sắc thể đã cho thấy chính là của Paph. bullenianum (2n=40) và sự xuất hiện xô-ma của cả hai loài là tương tự như nhau. Karasawa tỏ ra một chút nghi ngờ và cho rằng nên coi Paph. linii là một biến loài của Paph. bullenianum.
Paphiopedilum johorense đã được Fowlie & Yap (1972) mô tả. Các cây của dòng này được đem về từ Gunnung Panti (núi Panti), thuộc bang Johor ở miền nam bán đảo Malaysia và trên Pulau Tioman (quần đảo Tioman) ở biển Đông. Đây là một trong hai dòng của nhóm này (dòng khác là Paph. tortipetalum), trong đó hình thái học của miếng nhụy lép cũng gần giống hơn với những gì mà chúng ta thấy ở các cây của Paph. appletonianum. Fowlie & Yap đã mô tả những đốm trên lá chỉ là “nhìn thấy mờ mờ” và so sánh nhận xét của họ với loài appletonianum và Paph.linii. Yếu tố quan trọng nhất đưa chúng ta đến kết luận về dòng này là biến loài của bullenianum là bản nghiên cứu của Karasawa (1986), người đã tìm ra số nhiễm sắc thể để chắc chắn rằng sự xuất hiện số xô-ma của nhiễm sắc thể của hai dòng là rất giống nhau. Sự khác nhau trong hình thái học của lá cho phép chúng ta chấp nhận Paph. johorense như là một biến loài.
Paphiopedilum celebesense được Fowlie & Birk mô tả trong năm 1980. Nhận xét được dựa trên các cây Lan mà Birk thu thập được ở khu vực của Rantepao thuộc miền trung Sulawesi. Chúng khác với cây bullenianum thuần ở chỗ riềm của cánh hoa ít đốm hơn, phần đầu của môi có ít khía, các cánh hoa ngắn hơn, môi ngắn hơn và một chút khác biệt về hình thái học của miếng nhụy lép. Số lượng nhiễm sắc thể khác với Paph. bullenianum (Karasawa 1979), và trên cơ sở đó, Karasawa & Saito (1982) đã mô tả Paph. celebesense là một loài riêng biệt. Mặt khác, các cây này rất thích hợp trong phạm vi của sự biến đổi bình thường của Paph. bullenianum, và vì thế mà chúng tôi không tán thành chuyển dòng này sang cấp độ loài. Những khác biệt với các cây Paph. bullenianum thuần khá rõ, song dù sao cần công nhận Paph. celebesense như một biến loài riêng biệt.
Birk (1983) đã căn cứ vào những cây từ đảo Ceram ở Moluccas đó là cây Paphiopedilum ceramense. Việc xác nhận này chưa bao giờ xuất hiện ở những ấn phẩm có giá trị, vì thế cái tên ở trên có thể gọi là một tên được đặt không dựa trên căn cứ nào.
Dòng cuối cùng trong phức hệ này là Paphiopedilum tortipetalum, một khái niệm được Fowlie xuất bản (1985). Ông ấy đã đặt dòng này gần với Paphiopedilum johorense, và phân biệt hai dòng bằng cách coi các cánh hoa của chúng xoắn theo hình ‘Sin’, và các rãnh xẻ ở riềm của lưỡi, cũng như số lượng vết đốm trên mỗi lá. Những cây Lan được đưa vào nghiên cứu đều dựa trên những cây được thu thập ở dẫy núi Barisan của Sumatra, gần con sông phía đông Payakumbuh, trên độ cao 900 m.
Nguồn gốc tên gọi
Tên bullenianum được đặt để vinh danh nhà làm vườn của Anh tên là Bullen, người đã giúp ông bà Low & Co. nuôi trồng lan.
Mô tả
Paphiopedilum bellenianum là một loài thảo mộc mọc trên những lớp lá mục. Lá có hình lưỡi mác ngược, với đầu lá tù, có ba răng ở đỉnh, dài chừng 15 cm, rộng khoảng 3,5 cm. Lá đa dạng với màu xanh xám xỉn, màu xanh da trời, màu xanh sáng. Mặt trên của lá có những vân lớn, không nổi bật, có màu xanh đậm hơn, và mặt dưới của lá thỉnh thoảng có những đốm màu hồng. Vòi hoa dài 55 cm, chỉ mang có một hoa. Cuống hoa phủ lớp lông cứng, thân màu xanh, chấm đỏ. Lá bắc có lông mịn, hình ê-lip dạng trứng, đầu nhọn, dài tới 2 cm, ở phần chân có đốt. Lá đài sau cao khoảng 3,5 cm, rộng 2,2 cm, hình trứng, đầu nhọn,có hình lòng chảo. Thông thường màu của lá đài sau là từ trắng đến màu xanh sáng, ở tâm có những đường kẻ theo chiều dọc, màu xanh đậm hơn. Phần chân của lá đài sau có những đốm màu đỏ tía đậm, mặt sau có lớp lông ngắn. Lá đài kép, luôn hẹp hơn và ngắn hơn lá đài sau, hình lưỡi mác, đầu nhọn, dài chừng 2,5 cm, rộng 1 đến 1,5 cm. Màu của lá đài kép từ trắng đến xanh sáng, với một ít đường vân màu xanh. Cánh hoa dài 3,8 đến 5,5 cm, rộng 0,9 đến 1,5 cm, hình chiếc thìa đến hình trứng ngược, đầu tù. Màu của cánh hoa là nền xanh đến vàng hung với những chấm màu đỏ tía chạy xuống phía chân, phần đầu cánh hoa có một màu đỏ hồng. Riềm của các cánh hoa hơi quăn, có lông mịn màu vàng sáng, thêm những mụn cóc nhỏ màu đen. Chiếc túi giống chiếc mũ lật ngược, dài 3 đến 5 cm, rộng 3,5 cm. Túi màu nâu đất đến nâu pha xanh, ánh lên màu đỏ tía. Hai thùy bên của túi gập vào trong được che phủ bởi một cái bướu lớn. Nhụy lép có bình bán cầu hoặc hình nửa cái trống, hoặc hình ô-van. Chiều dài nhụy lép từ 6 đến 9 mm, rộng 6 đến 8 mm, mặt trên mặt dưới đều có khía, thùy lõm ở dưới sâu hơn và ở giữa có một cái răng. Toàn miếng nhụy lép có màu xanh đậm. Kết hợp cả bầu nhụy với cuống hoa dài từ 4 đến 6 cm.
Phân bố và thói quen sinh trưởng
Borneo, Sumatra và bán đảo Malaysia. Paphiopedilum bullenianum sinh trưởng ở nhiều môi trường khác nhau có độ cao ngang mực nước biển đến độ cao khoảng 1.850 m, song người ta tim thấy chúng chủ yếu trên độ cao 900 m. Chúng mọc nơi có lá mục trên sườn đồi núi đá có rêu phủ, dưới ánh sáng nhẹ trong rừng cây dại.
Ra hoa
Các câya Paphiopedilum bullenianum thường ra hoa quanh năm, trừ tháng Tám và tháng Chín. Mùa hoa cao điểm hình như vào tháng Hai và tháng Ba./. (Còn nữa)