Nuôi phôi (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Gốc cây đào ở núi rừng. bất luận hình dạng đẹp đẽ thế nào, còn cần thời gian bồi dưỡng mới có thể đưa lên chậu, quá trình đó gọi là “nuôi phôi”.

1/- Xử lý gốc cây

Xử lý bộ rễ

phải tính cho cây sống nổi. Rễ chính phải được cắt vừa tẩm, đáy rễ tốt nhất cắt sửa ngang bằng mực nước, còn phải dựa vào bộ rễ tự nhiên, từ rễ chính đến rễ cạnh, rễ râu. Cắt rễ chính nên lưu lại nhiều rễ cạnh và rễ râu để nuôi cây sống còn. Cắt sửa bộ rễ không thể một bước xong ngay mà nên đợi khi cây nảy ra mầm mới, hãy dần dần cắt tỉa ngắn, để dễ đưa trồng vào chậu. (Xem hình 1 bên dưới)

Xử lý thân cành

Gốc cây đào ngoài đồng, thân cành phát sinh tự nhiên thường rậm rạp, cần cất tỉa bước đầu, căn cứ vào đặc điểm phôi cây, biểu hiện đề tài thế  nào, và tạo hình ra sao, tức là “tùy cây xử lý”. Đem thân
cây phôi dựa theo quy luật của nghệ thuật chậu cảnh mà sắp đặt, tạo thành tác phẩm chậu cảnh điều hòa cân đối, đường nét đẹp đẽ. Như cây Tùng, nên cho thán nó vươn thẳng, cành lá ngay ngắn, như cụm mây, thứ lớp phân minh; cây Bách, nên cho thân nó có nét kỳ lạ đặc biệt, cành lá như vắng như đám; tạo hình cây mai nên cho cành thưa chênh chếch; Nghinh Xuân nên cho cành rủ treo vòm, đó là tính tự nhiên của giống cây để suy tính.

Ngoài ra, còn tùy hình dạng vốn có của cây để thực hiện, như có vài thân chính vươn thẳng thì có thể thuận theo tự nhiên, làm thành kiểu thân thẳng (hình 2), một số thân cây cong queo, nên làm thành kiểu thân cong hay kiểu vách dựng (như hình 3), một sô thân chính khô trọc,  nên làm thành kiểu “khô phong” (thân khô) v.v.. Tuỳ cây mà xử lý, có thể khiến chế tác chậu cảnh vừa tiết kiệm công sức, vừa giàu tính hoang sơ, tự nhiên.

Xử lý vết c ắt

Sau khi xác định kiểu cây, phải cắt bớt thân cành đư thừa, xử lý vết cưa trên cây, Vì giống cây không giống nhau, nên cách xử lý cũng khác. Ví như Mai đầu xuân, vết cưa gần thân chính, rất dễ dập vỏ, ảnh hưởng đến vẻ đẹp, nên khi cưa cắt, có thể lưu lại một đốt thân cành, chờ khi liền miệng hãy cắt bỏ, với giống cây thông thường, vết cắt dễ liền miệng như Phong Tam Giác, Hoàng Dương, Bạch Lạp, … thì có thể cắt gần thân chính, nên cố tránh cắt mặt chính, lại phải cắt bằng phẳng, trơn nhẵn, khiến mặt cắt và thân chính tự nhiên ăn khớp. Vết cắt phải kịp thời bôi thuốc phòng mục hoặc chất sáp, phòng vết thương nhiễm bệnh (như hình 4).

2/- Trồng

Cây đào được sau một năm nuôi phôi, hãy đưa lên chậu trồng vào đất. Phương pháp trồng có trồng ngay xuống đất, trồng trong đồ đựng (Bát chậu hoặc bồn) phải chọn đất tơi xốp màu mỡ, dễ tiêu nước, ánh sáng đầy đủ.

(1) Trồng ngay xuống đất

Trước khi trồng phải xới đất kỹ, đào rãnh thoát nước, khi trồng nên trộn vào 1/2 đất núi. Nên dùng đất khô, cho rễ bám chắc, sau đó tưới nước, đất và rễ có thể hoà hợp chặt chẽ, thuận lợi cho cây sinh sốnng. Phương Nam thường mưa nhiều, đất có kết, nên trồng luống, để nước dễ thoát, phòng ngừa thối rễ. Luống cao rộng có thể tuỳ cây lớn nhỏ mà vun. Cây trồng ngay xuống đất, nên đào sâu một chút, như vậy có lợi cho rễ ra cành nảy, cũng có lợi cho sự tạo hình. (hình 5, 6)

(2) Trồng chậu

Cây đào lên trừ khi trồng ngay xuống đất, cũng có thể dùng chậu đất, bồn, lồng.. vun trồng trong đồ
đựng lớn, nhỏ tùy cây lớn, nhỏ. Đáy chậu có lỗ thoát nước, để làm thoáng khí có thể đệm lớp sỏi to dưới đáy. Trồng chậu có lợi khi tạo đáng cây. Để nâng cao tỷ lệ sống của cây, có thể chôn cả chậu và cây xuống đất, để giữ đất trong chậu ẩm nhuận, thúc đẩy mọc rễ và nảy cành lá (hình 7).

3/- Trồng bọc

Cây già đào trên núi, rễ đã khô rồng, tuổi cây lão hóa, năng lực phục hổi đã kém, tỷ lệ sống tương đối
thấp, mùa đông dễ bị lạnh cóng, ta có thể dùng phương pháp trồng bọc nuôi phôi. Cây trồng vào đất hoặc trong chậu đất, dùng túi nhựa hoặc bao cói, bọc lấy thân cành, cho mầm trên đỉnh lộ ra, chung quanh chèn đất, đợi khi mầm lá nảy, hãy từ từ tháo ra. Phương pháp trồng bọc có thể giữ độ ẩm, độ ấm, có lợi cho cây già nảy mầm mới, nâng cao tỷ lệ cây sống (như hình 8).

Trồng phôi nên chú ý mấy điều

  • Khi cây mới trồng, thường vun đất tương đối cao, khi cây sống được, cây nảy rễ mới, nếu không kịp thời gỡ đất nén chung quanh cây, lâu ngày rễ mới càng dài càng vướng, mà rễ chính vốn có, sẽ dần dần bị rễ mới thay thế mà chết. Cho nên sau khi cây sống được bình thường,
    phải kịp thời gỡ đất vun cho rễ chính lộ ra, quyện rễ cũ, sinh ra nhiều rễ sâu.
  • Thông thường chăm sóc chậu cảnh, phải dựa theo dáng dấp khi đưa lên chậu trồng, như chậu kiểu thân chếch thì thân cành phải trồng chếch; kiểu vách dựng thì thân cành phải rủ xuống, hoặc sau khi trồng, lợi dụng tập tính sinh trưởng, đỉnh hướng lên trên, có thế đem cây đặt chếch, để mũ cây rủ xuống, uốn cong (hình 9).
  • Khi cây trồng vừa sống được, chớ bón phân, đợi khi nó sống bình thường, mới bón phân, thúc đẩy cành lá nảy sinh. Rải ít phna, phân phải ủ ngấu mới có thể sử dụng.

  • Cây mới trồng, khi mùa đông rét lạnh, phải dùng cỏ hoặc đùng túi nhựa bọc lấy, để phòng buốt cóng. Mùa hè nóng nực. phải dựng dàn, che bóng mát, thường xuyên tưới nước, phòng ngừa nắng rát và khô hanh.

Menu sách

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon