Những nhu cầu thiết yếu khi trồng phong lan tại Việt Nam

Những nhu cầu thiết yếu khi trồng phong lan tại Việt Nam

Các nhu cầu khi trồng phong lan tại Việt Nam

Khi trồng phong lan tại Việt Nam, với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng rất khác biệt tùy vào mỗi vùng. Người dùng cần lưu ý những yếu tố sau:

1 Nhiệt độ

Nhiệt độ tác động ở cây hoa Lan thông qua con đường quang hợp. Thông thường cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ tăng. Khi nhiệt độ tăng 10°c thì quang hợp tăng gấp đôi. Chính vì vậy nhiệt độ cao làm tăng sự phát triển dinh dưỡng ở cây hoa Lan, do vậy trong mùa nắng cần tăng lượng phân bón để đáp ứng nhu câu dinh dưỡng gia tăng.

Nhiệt độ thích hợp cho việc trồng phong lan tại việt nam

Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa của một số loại hoa Lan. Tuy nhiên, nhiệt độ tăng quá cao làm cho quá trình quang hợp bị ngưng trệ. Đồng thời nhiệt độ cao cùng với ẩm độ cao tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh hại phát triển.

Tuy nhiên nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho nước trong tế bào của cây đóng băng, phá vỡ cấu trúc tế bào. Ngược lại nếu nhiệt độ quá cao thì quá trình quang hợp bị ngưng trệ vì nguyên sinh chất tế bào đặc quánh lại do mất nước, cây ngừng hô hấp và bị chết.

Như vậy phong lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt độ gọi là tối thích. Mỗi loài Lan chỉ sinh trưởng và phát triển trong một khoảng nhiệt độ thích hợp. Khoảng nhiệt độ này khác nhau tuỳ thuộc vào từng loài Lan. Ví dụ, đối với loài Lan Phalaenopsis amabilis (lan hồ điệp), nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng, phát triển là 18°c và nhiệt độ tối đa là 35°c.

Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của các loại hoa lan mà người ta chia ra làm 3 nhóm:

+ Nhóm cây ưa lạnh: Gồm những loài Lan chịu nhiệt độ ban ngày không quá 14°c, ban đêm không quá 13°c. Những loài Lan này thường xuất xứ từ vùng hàn đới, ôn đới và các khu vực núi cao vùng nhiệt đới. Ví dụ lan: Lycaste, Cymbidium…

+ Nhóm cây ưa nhiệt độ trung bình: Gồm những loại hoa Lan thích hợp với nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5°c, ban đêm không dưới 13,5°c. Ví dụ lan Vanda.

+ Nhóm cây ưa nóng: Bao gồm những loại hoa lan chịu nhiệt độ ban ngày không dưới 21 c, ban đêm không dưới 18,5 c. Những loại hoa Lan này thường có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới. Đa sô các loại hoa Lan Dendrobium hiện trồng ở thành phố Hồ Chí Minh đều thuộc nhóm này.

2 Ánh sáng

Anh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của phong lan. Ánh sáng đem lại năng lượng cần thiết cho phản ứng quang tổng hợp.

nC02 + nH20 — (CH20)n + n02

Nhờ có ánh sáng mà phong lan tổng hợp được chất dinh dưỡng. Khi thiếu ánh sáng phong lan không tạo ra đủ chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng phát triển kém.

Ánh sáng thịch hợp cho vie655c trồng phong lan tại việt nam

Vì cường độ tổng hợp tỷ lệ với cường độ ánh sáng cho nên trong những ngày nắng nóng càng cần nhiều nước và muối khoáng để tổng hợp nên chất hữu cơ hơn là những ngày trời âm u. Đây cũng là lý do khiến ta phải tăng lượng nước tưới và phân bón cho phong lan trong những ngày nắng, nóng và giảm đi vào mùa mưa, trời âm u.

Ánh sáng thường tăng dần từ 7 giờ sáng, đạt cực đại vào buổi trưa và giảm dần vào buổi chiều trong ngày. Khi cây Lan tiếp xúc với ánh sáng trực xạ vào buổi trưa thường bị cháy lá do vậy phải làm giàn che cho hoa Lan.

Ánh sáng còn ảnh hưởng đến việc ra hoa của một số loài Lan. Hầu hết các loài thuộc lan Cattleya, lan Dendrobium… nếu thiếu ánh sáng, hoa Lan không ra hoa, vì vậy các nghệ nhân thường phơi nắng để ép chúng ra hoa.

Dựa vào nhu cầu ánh sáng cho hoa Lan của từng loài, người ta chia làm 3 nhóm:

– Nhóm phong lan ưa sáng: Đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sáng trực tiếp như các loài của Vanda lá hình trụ, Renanthera…

– Nhóm phong lan ưa sáng trung bình: Bao gồm các loài có nhu cầu ánh sáng khoảng 50 -80% như các loài của Cattleya, Dendrobium…

– Nhóm phong lan ưa ánh sáng yếu: Bao gồm các loài Lan có nhu cầu ánh sáng khoảng 30% như các loài của Phalaenopsis, Paphiopedilum.

Như vậy, tùy theo từng loài Lan cụ thể mà có cách thức làm giàn che cho hoa Lan phù hợp để đáp ứng nhu cầu ánh sáng của chúng.

3 Độ ẩm

Độ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển của các loài hoa Lan. Các loài hoa Lan sống trong tự nhiên nhờ vào nước mưa, hơi nước trong không khí. Vì vậy, phong lan trồng phải thường xuyên tưới nước cho hoa Lan, nếu thiếu nước quá trình quang hợp và hô hấp ngừng trệ.

Độ ẩm thích hợp cho việc trồng hoa Lan tại việt nam

Yếu tố ảnh hưởng nhất đối với ẩm độ là mưa, trong đó sự phân bố mưa trong năm có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, mưa rải rác sẽ tạo ẩm độ cao hơn mưa tập trung, do vậy các vùng mưa nhiều, ẩm độ cao sẽ là nơi có nhiều các loài hoa Lan sinh sống (vùng núi phía Bắc nước ta)

Nước từ không khí đi vào rễ, di chuyển qua thân cây và thoát hơi nước qua lá, sự di chuyển đó là vô cùng quan trọng vì giúp cho việc vận chuyển các chất dinh dưỡng trong thân cây, lượng nước đó rất lớn do vậy trồng phong lan phải tưới nước cho cây.

Thoát hơi nước làm cho lá héo, lượng nước bốc hơi qua lá tùy thuộc vào độ ẩm không khí, ban ngày có ánh sáng, khí khổng mở ra, không khí khô nóng làm nước thoát hơi mạnh, nhưng nếu không khí quá khô, khí khổng sẽ đóng lại, sự thoát hơi nước sẽ ngừng lại. Thông thường cường độ thoát hơi nước tỷ lệ thuận với độ mở của khí khổng và tỷ lệ nghịch với độ ẩm không khí.

Sự quang hợp và hô hấp của hoa Lan rất cần nhiều nước, tùy thuộc vào loài. Giống và điều kiện ngoại cảnh mà cây phong lan có các biến thái cho phù hợp. Cây phong lan thường rụng bớt lá vào mùa khô hoặc các giống Địa Lan thường héo thân lá, chỉ còn củ nằm dưới mặt đất chờ mùa mưa là phát triển trở lại. Đối với phong lan sống ở vùng khô có lá mập và dày để dự trữ nước, mặt lá có lớp cutin để chống sự thoát hơi nước hoặc phiến lá nhỏ lại hay biến thành hình trụ như trường hợp của loài Vanda teres.

Việc lựa chọn địa điểm thích hợp cho vườn lan sẽ giúp giảm được nhiều công chăm sóc, trong đó độ ẩm là yếu tố quan trọng nhất, nó chi phối việc phân bố phong lan trong tự nhiên. Cần chú ý vấn đề ẩm độ cho phong lan trên các phương diện sau:

– Ẩm độ của vùng: Là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi mà ta sẽ thiết lập vườn lan. ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình nói chung quyết định. Ví dụ ẩm độ của vùng nhiều kênh rạch, sông suối thường cao hơn ẩm độ vùng trống nhiều gió. Ẩm độ vùng đồi trọc thấp hơn ẩm độ của vùng có vườn cây ăn quả hay cây rừng…

– Ẩm độ của vườn: là ẩm độ của chính vườn phong lan. Ẩm độ này có thề cải tạo được theo ý muốn như đào ao, xây bể, làm mương rạch, trồng cây, làm giàn che, tưới nước

– Ẩm độ trong chậu trồng phong lan: gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giá thể trồng phong lan (chất trồng lan), thể tích chậu, chế độ tưới quyết định. Ẩm độ này phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật của người trồng lan.

– Sự hài hòa của ẩm độ sẽ theo chiều thuận theo hướng từ vùng lớn đến tiểu vùng và đến từng đơn vị trồng trọt, nghĩa là nếu độ ẩm vùng cao thì độ ẩm của vườn lan cũng cao và độ ẩm của chậu cũng cao, điều này giúp ta dễ dàng điều chỉnh ẩm độ hoàn hảo nhất cho sự phát triển của cây phong lan. cần căn cứ vào độ ẩm vùng, ẩm độ vườn để sáng tạo sử dụng giá thể trồng lan, lượng nước tưới, thiết kế giàn che phong lan hợp lý. cần chú ý là độ ẩm vùng cao thì vẫn tốt hơn là độ ẩm cục bộ trong vườn lan, trong chậu vì nếu độ ẩm trong chậu lan quá cao dễ gây thối úng rễ, bệnh hại nhiều. Do vậy chọn được vị trí vườn lan tốt sẽ giúp giảm bớt nhiều chi phí và công lao động trong việc chăm sóc vườn lan.

4 Độ thông thoáng

Độ thông thoáng sẽ tốt cho hoa Lan

Độ thông thoáng cũng là yếu tố rất cần thiết giúp cho cây phong lan sinh trưởng. Không khí vườn lan cần luôn được thay đổi để làm mát cây phong lan và thay đổi lượng C02 cung cấp cho sự quang hợp của cây phong lan. Lượng C02 trong không khí khoảng 0,03% trên mặt lá lượng C02 thường xuyên bị giảm nhiều vì liên tục bị phong lan hấp thu do vậy không khí cần liên tục thay đổi để cân bằng lượng C02 ở trên mặt lá. Nếu vườn lan không được thoáng nhất là khi độ ẩm tăng, nhiệt độ cũng làm cho phong lan dễ bị bệnh. Ngược lại nếu vườn lan quá thông thoáng, gió nhiều làm giảm độ ẩm, lượng nước bốc hơi quá lớn cây cũng dễ héo, kém phát trỉển. Yêu cầu độ thông thoáng tùy thuộc vào loài Lan, các loài phong lan thường yêu câu thông gió cao, do vậy trong điều kiện tự nhiên lan thường mọc trên các cành cây cao, ở tầng giữa của rừng. Sự thông gió rất quan trọng đối với các loài Lan đơn thân, vì hầu hết các loài này đều có rễ mọc thẳng từ thân và lơ lửng trong không khí.

5 Dinh Dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu đối với việc trồng hoa Lan

Dinh dưỡng cho hoa Lan hết sức quan trọng, tuy không đòi hỏi số lượng lớn nhưng phải đầy đủ các thành phần dinh dưỡng và tùy thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng của phong lan mà nhu cầu đối với thành phần dinh dưỡng có khác nhau.

– Vai trò của Đạm (N)

N là một trong 3 nguyên tố mà thực vật rất cần, N cần thiết cho việc tạo lập sắc tố và nhất là protein, là nguyên tố giúp cho sự tăng trưởng ở lá, làm cho phong lan phát triển tốt và tạo điều kiện để phong lan hút các nguyên tố dinh dưỡng khác: K2O và P2O5.

Nếu phong lan được cung cấp quá nhiều N ở giai đoạn đầu thì cây sinh trưởng rất tốt, lá to màu xanh đậm, thân cây cao lớn nhưng mầm yếu, nhất là ở lá và đọt cây, sức đề kháng kém và dễ sinh bệnh, dễ thối mầm, cây dễ bị gẫy ngọn khi có gió lớn, cây ra hoa chậm, ít hoa, thậm chí không ra hoa đối với các loài khó ra hoa.

Khi phong lan thừa N cần hạn chế bón các chất có chứa nhiều N, mà nên tăng cường các loại phân nhiều P2O5 khi đó thân cây sẽ khỏe, có sức đề kháng bệnh và cây sẽ ra hoa.

Phong lan biểu hiện thiếu N cho lá nhỏ và vàng, cây chậm lớn, già nhanh, ra hoa sớm khi cây vẫn còn nhỏ, giá trị thương mại thấp.

– Vai trò của Lân (P2O5)

Lân là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 2 sau đạm. Lân và đạm cùng có tác dụng trong tổng hợp protein cho cây Lan, giúp cây điều hòa các hoạt động sinh lý: quá trình nẩy mầm, ra hoa, ra rễ của cây.

Cây thừa lân sẽ ra hoa sớm, lá ngắn và cứng khác thường, khi thiếu lân thì cây nhỏ, cằn cỗi, sức đề kháng yếu, lá xanh thẫm hoặc có màu xanh tím, rễ chậm phát triển và ra ít rễ, chậm ra hoa, ít đậu quả, hạt lép và tỷ lệ nẩy mầm của hạt kém.

– Vai trò của kali (K2O)

Kali có tác dụng trong việc thúc đẩy cây Lan hút đạm, giúp cho cây phát triển chồi mới, đọt mới. K tăng cường sự vận chuyển nước và các chất dinh dưỡng trong cây, tăng cường dự trữ các chất dinh dưỡng trong thời kỳ cây ngủ nghỉ. Kali tăng cường các bó mạch trong thân làm tăng sức chống chịu lực và tăng sức đề kháng sâu bệnh của phong lan. Kali giúp thúc đẩy hoa ra nhiều, màu sắc đẹp, tăng giá trị sử dụng của hoa Lan.

Khi cây thừa K thường biểu hiện ở lá non không đổi màu nhưng héo rũ, ngọn lá già trở nên vàng nâu rồi cháy khô, phong lan chậm phát triến. Khi đó cần ngừng bón ngay các loại phân có chứa nhiều kali.

Thiếu kali phong lan sẽ ngừng phát triển, khô dần rồi chết, hoặc cây đang độ phát triển thì ngừng phát triển ngay, lá ở ngọn cây chụm lại, lóng thu ngắn, thân cây lùn, lá vàng và rụng, hạt nẩy mầm kém.

– Vai trò của Canxi (CaO)

Canxi là nguyên tố cần thiết nhất để tạo lập thành tế bào và giúp cho tế bào hoạt động một cách điều hòa trong việc tạo lập protein, giúp cây hấp thụ nhiều đạm, phát triển bộ rễ và tăng cường sự cứng cáp của cây,

Thừa canxi, cây sẽ không hấp thụ được sắt, nhưng hấp thu được nhiều đạm, nên cây có màu xanh đậm khác thường. cần chú ý nước tưới, vì trong nước cứng thì hàm lượng canxi thường cao.

Thiếu canxi, rễ lan sẽ phát triển chậm, cây và lá nhỏ, không đứng thẳng. Nếu thiếu Ca và N cùng một lúc thì cây nhanh tàn vì việc tạo lập protein sẽ bị ngừng trệ.

– Vai trò của Magiê (MgO)

Magiê là một trong những nguyên tố cấu tạo lên diệp lục, giúp phong lan phát triển cân đối, điều hòa mọi hoạt động của cây. Khi trong phân bón hoặc giá thể có chứa nhiều magiê thì lá bị nhạt đi, ngọn lá bị héo khô khi bị nắng. Khi thiếu magiê thì bộ rễ phát triển mạnh, to khác thường, nhưng thân lại phát triển yếu, mất cân đôi.

– Vai trò của Lưu huỳnh (S)

Đây là nguyên tố tạo nên nguyên sinh chất trong tế bào sinh trưởng. Nếu thiếu s thì cây sẽ cằn cỗi, lá vàng và mép lá hay bị thối, kích thước lá nhỏ hẳn, biểu hiện rõ ở các lá đỉnh của cây, trong khi đó nếu thiếu N thì thường biểu hiện ở các lá già.

Các nguyên tố vi lượng cây Lan cần rất ít nhưng không thể thiếu được, thường thì các nguyên tố vi lượng có sẵn trong nước tưới hàng ngày cho lan hoặc trong các chất hữu cơ làm giá thể cho lan. Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho lan là: Fe, Cu, Zn…

Triệu chứng phong lan thiếu và thừa các chất dinh dưỡng

Thiếu đạm: Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màu vàng theo qui luật lá già vàng trước, lá non sau, Rễ mọc ra nhiều nhưng cằn cõi, cây khó ra hoa.

Thừa đạm: Thân lá xanh mướt nhưng mềm yếu, dễ đổ ngã và sâu bệnh hại, đầu rễ chuyển sang màu xám đen, cây khó ra hoa.

Thiếu lân: Cây còi cọc, lá nhỏ, ngắn, chuyển sang xanh đậm, rễ không trắng sáng mà chuyển sang màu xám đen, cây không ra hoa.

Thừa lân: Cây thấp, lá dày, ra hoa sớm nhưng hoa ngắn, nhỏ và xấu, cây mất sức rất nhanh sau khi ra hoa và khó phục hồi. Thừa lân thường sẽ dẫn đến bị thiếu kẽm sắt và mangan.

Thiếu Kali: Cây kém phát triển, lá già vàng dần từ 2 mép lá và chóp lá sau đó lan dần vào trong; lá có khi bị xoắn lại, cây mềm yếu và sẽ dễ bị sâu bệnh tấn công, cây ra hoa chậm, hoa nhỏ, màu sắc không tươi tắn và dễ bị dập nát.

Thừa Kali: Thân, lá không được mỡ màng, lá nhỏ. Thừa Kali dễ dẫn đến thiếu Magiê và Canxi.

Thiếu Lưu huỳnh: Lá non chuyển sang màu vàng nhạt, cây còi cọc, kém phát triển, sinh trưởng của chồi bị hạn chế, số hoa giảm.

Thiếu Magiê: Thân, lá èo uột, xuất hiện dải màu vàng ở phần thịt của các lá già trong khi 2 bên gân chính vẫn còn xanh do diệp lục tố tạo thành không đầy đủ, cây dễ bị sâu bệnh và khó nở hoa.

Thiếu Canxi: Cây phát triển kém, rễ vừa nhỏ vừa ngắn, thân mềm, lá nhỏ và cây yếu, dễ bị đổ gãy và sâu bệnh tấn công.

Thiếu Kẽm: Xuất hiện các đốm nhỏ rải rác hay các vệt sọc màu vàng nhạt chủ yếu trên các lá đã trưởng thành, các lá non trở nên hẹp và ngắn, mọc sít nhau, các đốt mắt ở ngọn ngắn lại, cây thấp, khó để ra hoa.

Thiếu Đồng: Xuất hiện các đốm màu vàng và quăn phiến lá, đầu là chuyển trắng, số hoa hình thành ít, cây yếu, dễ bị nấm bệnh tấn công.

Thiếu Sắt: Các lá non úa vàng sau đó chuyển sang trắng nhạt, cây còi cọc, ít hoa và dễ bị sâu bệnh tấn công.

Thiếu Mangan: úa vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sự xuất hiện của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ phần cuống lá non rồi lan dần ra cả lá, cây còi cọc và phát triển chậm.

Thiếu Bo: Lá dày, có thể bị cong lên và giòn, cây còi cọc nên dễ bị chết khô đỉnh sinh trưởng, rễ còi cọc, số nụ ít, hoa dễ bị rụng, không thơm và nhanh tàn.

Thiếu Molypden: Xuất hiện các đốm vàng ở giữa các gân của lá dưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khô dần, cây kém phát triển.

Thiếu Clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sau đó chuyển sang màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.

Việc bón phân cho lan là hết sức quan trọng cần lưu ý tránh tình trạng cây bị còi cọc không thể phục hồi được

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon