Rùa Núi Vàng hay Rùa Đầu Vàng (Yellow-headed tortoise, Indotestudo elongata) thường xuất hiện ở vùng nhiệt đới của Đông Nam Á và đã được tìm thấy ở các vùng phía Đông Bắc Ấn Độ, Bangladesh, Miến Điện, Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Rùa Núi Vàng thường sống trong các khu vực rừng cao ẩm ướt, nhưng hiện chúng đã được bắt gặp nằm trên các bãi đất trống ở Ấn Độ trong thời gian nắng nóng khắc nghiệt. Có lẽ đây là hệ quả của việc thay đổi hệ sinh thái đến từ phá rừng và làm nông nghiệp quá đà của loài người. Như tên gọi của chúng, Rùa Núi Vàng có đầu màu vàng, thân dài tầm 35cm. Lớp mai có màu nâu vàng, thường có những “vết ố” màu đen phân bố bên trong. Rùa Núi Vàng đực có thân hình cân đối và đuôi dài hơn nhiều so với con cái.
Niềm đam mê lâu dài của tôi đối với Rùa Núi Vàng bắt đầu từ năm 1977 khi tôi mua cặp rùa ban đầu của mình từ một cửa hàng vật nuôi địa phương hơn 15 năm trước. Trong 9 năm qua, chúng đã sinh ra được 45 chú rùa con. Trong hai năm gần đây, thế hệ thứ ba đã ra đời từ đàn 45 con rùa kia.
Cả đàn rùa của tôi, từ con trưởng thành đến con non đều được nuôi ở ngoài trời quanh năm, nơi chúng có thể được thả rông trong một khoảng sân rộng. Có những chuồng nhỏ, được sưởi ấm bằng chăn cho lợn hoặc gạch điện, là nơi nghỉ dưỡng ấm áp cho chúng. Khí hậu miền nam California đủ ôn hoà để Rùa núi Vàng có thể phiêu lưu bên ngoài hầu như mỗi ngày trong ít nhất một thời gian ngắn. Chúng có xu hướng chui vào những cái lồng được sưởi ấm vào ban đêm. Chúng thường thích rong chơi từ hoàng hôn cho đến tận khuay. Tuy nhiên, tôi thường phải nhốt chúng vào chuồng mỗi tối để tránh những kẻ rình mò ban đêm (gấu trúc hoang sống trong khu vực), và đảm bảo chúng được giữ ấm vào ban đêm. Nếu là con non đang ăn, tôi thường chờ chúng ăn xong. Nếu các con cái đang đẻ hoặc chuẩn bị đẻ tôi sẽ chờ chúng đi dạo chán trước khi cho vào chuồng kín. Mặc dù tôi hay mở cửa chuồng vào sáng sớm nhưng chúng chỉ bò ra lúc cuối chiều, khi hoàng hôn xuống.
Mỗi ngày, những con Rùa Núi Vàng của tôi được cung cấp một hỗn hợp gồm mùi Tây Ý, rau cải, bồ công anh, rau chân vịt, cải xoăn, và các loại rau cải khác. Chúng cũng được cung cấp 100 viên Pure Pride (một loại thức ăn cho ngựa do Purina sản xuất), trộn kèm thức ăn của chuột Lang. Trước khi sử dụng thức ăn cho ngựa, tôi đã từng cho chúng ăn thức ăn cho mèo, được làm ẩm bằng cách ngâm vào nước như một nguồn Protein. Một hoặc hai lần trong tuần chúng được cho ăn cà rốt thái nhỏ, bí xanh, khoai lang, bí đỏ và các loại rau trộn (mà chúng yêu thích), kèm trái cây như chuối và dưa hấu. Số lượng trái cây bị hạn chế vì dễ thu hút ruồi. Rùa Núi Vàng có khi ăn cả một số loại lá trong vườn, chúng rất thích ăn hoa dâm bụt. Chúng cũng thích ăn những con ốc sên nhỏ. Tôi cũng hay trộn mai mực và vỏ trứng để chúng ăn như một cách bổ sung Canxi.
Đá nhỏ, thường là sỏi sông nhẵn, thường có trong phân rùa. Tôi đã chứng kiến việc này nhiều nên coi đó là chuyện bình thường. Hầu như tất cả các con Rùa Núi Vàng của tôi đều đã ăn phải sỏi và thải ra khi không thể tiêu hoá được. Luôn có một máng nước cho chúng tắm, nhưng chúng chỉ ra uống rất nhiều nước và không có xu hướng ngâm mình. Đàn Rùa Núi Vàng của tôi chịu được không khí khô rất tốt, và da của chúng có khả năng chống khô tốt hơn hẳn da của các loài rùa chân đỏ.
Hoạt động sinh sản diễn ra trong suốt mùa hè và mùa thu. Tại thời điểm này, vùng mũi và mắt của cả Rùa Núi Vàng đực lẫn cái đều có màu đỏ hồng. Những âm thanh cạch cạch khi chúng húc nhau mùa giao phối vang vọng khắp sân. Con đực có thể đi theo con cái quanh sân trong vài giờ, cứ vài phút lại húc vào con cái khi con cái ngừng di chuyển. Tôi đã rất lo mai của chúng liệu có vỡ khi chúng húc nhau mạnh như thế không, nhưng có vẻ mối lo đó hơi bị thừa thãi. Trong quá trình giao phối thức sự, con đực thường có xu thế kêu to.
Khác với việc tán tỉnh, dường như những con đực không tỏ ra hung dữ với nhau. Tôi thấy những con đực rất ít khi đánh nhau. Tôi nhận ra Rùa Tai Đỏ đực không có xu thế làm phiền con cái của các loài khác, điều mà Rùa Chân Đỏ thường xuyên thực hiện.
Nhưng con cái thường mang từ 5 – 9 trứng (những con Rùa Núi Vàng nhỏ thường chỉ có 1,2 trứng). Chúng thường đẻ vào ba đêm trong tháng 10, tháng 11, tháng 12, thậm chí là tháng 1. Trứng được đẻ vào các tổ sâu tầm 10cm được đào một cách vất vả. Khi được tầm 7 năm tuổi sẽ bắt đầu đẻ lứa đầu tiên. Một con cái 9 tuổi (dài 35cm) đang để 8 – 9 trứng trong một lần đẻ. Rùa Núi Vàng có xu hướng sử dụng lại cùng một vị trí làm tổ và có thể làm tổ 1 đến 3 lần mỗi năm. Hai trong số ba con mái của tôi đẻ trứng ở cùng một khu vực. Tôi đi nhặt trứng, đánh dấu rồi sử dụng máy ấp trứng chim để ấp. Ở nhiệt độ 26 – 29 độ C, trứng sẽ nở sau 98 – 134 ngày ấp. Trứng trong cùng một lứa khi ấp ở cùng một điều kiện có xu hướng nở tất cả hoặc hỏng tất cả như nhau. Có một khả năng trứng hỏng do tôi nuôi chung Rùa Núi Vàng với Rùa Chân Đỏ và những con Rùa Chân Đỏ đực cố gắng giao phối với những con Rùa Núi Vàng cái khiến cho trứng bị hỏng.
Rùa Núi Vàng baby mới nở được nuôi trong các hồ cạn có ánh sáng Vitalite trên nền Astroturf, mới một nửa chuồng được làm ấm bằng một tấm đếm sưởi ấm. Chúng được cung cấp một chế độ ăn uống tương tự bố mẹ nhưng tần suất cao hơn và số lượng mỗi lần ít hơn. Chúng thường không giao phối và sinh sản cho đến 3 tuổi. Ban đầu tôi nghĩ rằng lứa đầu tiên tôi cho nở thành công gồm 1 đực và 8 cái, nhưng vài năm sau hoá ra là 3 đực và 6 cái. Tôi để các con non ra ngoài trời vào năm thứ hai khi chúng dài 5 – 7 cm.
Có một năm, một lứa trứng có một quả trứng to gấp đôi kích thước bình thường. Quả trứng chứa cặp song sinh, một con to gấp đôi con kia, dùng chung một túi noãn hoàng. Rất tiếc, tôi đã không cố gắng tách chúng ra cho đến ngày hôm nay, hy vọng rằng mọi thứ có thể diễn ra theo cách riêng của chúng. Quá lo lắng khi phải tự mình phẫu thuật tách thân, Martha Young đã thực hiện ca phẫu thuật tại một trạm thú ý gần cân xăng Chevron vào lúc 10h đêm hôm đó! Các dây rốn được thắt và sau đó được cắt bằng một lưỡi dao lam vô trùng. Mặc dù một con có vẻ khoẻ mạnh hơn nhưng cuối cùng nó đã chết. Có lẽ thời gian phân tách ngắn hơn thì chúng đã có thể sống sót. Con còn lại thì sống sót, vẫn duy trì kích thước trên mức trung bình và đã phát triển mạnh.
Lần ấp trứng thế hệ thứ hai đầu tiên của tôi diễn ra vào năm 1989. Mặc dù tỷ lệ tử vong khi cho ấp trứng của tôi tương đối thấp, thế hệ thứ hai nở ra luôn khá yếu và nhiều con chỉ sống được 1 năm. Cho đến nay, trong mùa sinh sản 1991 – 1992, bốn trong số những con non thế hệ đầu tiên đã đẻ ra những quả trứng của thế hệ thứ 3 vô cùng tiềm năng.
Betsy McCormick sống ở Fullerton, California và là thành viên của CTTC từ năm 1968.
Một số hình ảnh tham khảo Rùa Núi Vàng