Mô tả và cách trồng Hoa Lan Hạc Đính – Phaius.
Mô tả, phân loại, nguồn gốc, xuất xứ, kỹ thuật chăm sóc và cách trồng lan Hạc đính – Phaius
Xuất xứ tên gọi: Tiếng Hy-lạp, phios nghĩa là màu xám, có lẽ căn cứ vào hoa trở nên sậm màu khi bị tàn.
Tông: Collabieae
Phân bố: Có khoảng 40 loài ở châu Phi, Madagascar, châu Á, Australia và quần đảo ở Thái bình dương. Điển hình là loài Phaius flavus, Phaius tankervilleae.
Địa lan với giả hành hoặc thân giống cây sậy. Lá to, gấp nếp. Vòi hoa phát xuất từ gốc hoặc từ nách lá, không phân nhánh, hoa thường có màu nổi bật. Các lá đài và cánh hoa phẳng, tương tự nhau. Môi có thể gắn với phần chân của trụ hoa, chỉ có 1 thùy hoặc ba thùy, có một cựa ở chân môi và một mô sần có gân nổi. Khối phấn 8, chia làm 2 nhóm, mỗi nhóm 4.
Hoa trở nên màu đen ngả xanh dương khi bị hư hại hoặc khi bị héo tàn, Có một số loài, các chi tiết của hoa như nhuộm màu chàm, làm cho hoa càng thêm hấp dẫn.
CÁCH TRỒNG
Lan Hạc đính, Phaius là loài Địa Lan dễ trồng với chất trồng nhiều mùn nhưng phải thoát nước tốt và đặt trong bóng râm, chất trồng cần thoát nước tốt, nhiệt độ từ trung bình đến ấm. Vào mùa xuân và mùa hè, chúng cần nhiều nước và phân, lúc đó cây đang trong giai đoạn phát triển. Vào mùa thu và mùa đông thì giữ cho cây khô hơn. Nhiều loài, trong đó đặc biệt là Phaius tankervilleae, phát triển tốt trong những vườn vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Lan Hạc đính – Phaius-tancarvilleae.
Lan Hạc đính – Phaius-peyrotii.
Lan Hạc đính – Phaius-grandifolius-alba-SnowQueen.
Lan Hạc đính – Phaius wallichii Lindl.
Lan Hạc đính – Phaius tancarvilleae.
Lan Hạc đính – Phaius tancarvilleae.
Lan Hạc đính – Phaius Alan Davidson.