Mô tả và cách trồng Hoa Lan Habenaria
- Xuất xứ tên gọi: Tiếng La-tinh, habena nghĩa là đai da hoặc dây cương. Căn cứ vào hình dạng của cánh hoa thon mản và thùy của môi ở một số loài thuộc giống này.
- Tông: Orchideae
- Tông phụ: Orchidinae
- Phân bố: Trên 600 loài trong những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở tất cả các lục địa.
Là Địa Lan thân thảo với các củ có hình trứng, ê-lip, hoặc hình cầu, và cũng có thể là dài, rễ lớn. Lá có thể mọc áp sát vào thân ở dưới gốc với một vài lớp vỏ lụa, trên thân đang có hoa hoặc mọc dọc theo thân. Vòi hoa ngắn, có 1 đến nhiều hoa. Hoa thường có màu xanh hoặc trắng, đôi khi thấy môi có màu đỏ, vàng hoặc hồng. Các lá đài không theo quy ước, nhưng lá đài sau hợp với cánh hoa tạo ra cái mũ chụp. Lá đài hai bên phẳng hoặc đối xứng. Cánh hoa liền hoặc chẻ làm hai thùy. Môi có ba thùy, hai thùy bên đôi khi cũng lại chẻ ra nữa, có cựa ở phần chân, cựa dài hoặc ngắn, nhưng thường bẹt ở đỉnh, có 2 đầu nhụy dài thì nhỏ, ngắn thì dầy.
CÁCH TRỒNG
Mặc dù nhiều loài trong giống này rất nhỏ, màu hoa xanh, một số khác thì có hoa lớn hơn và nổi bật hơn, nhưng chung quy là dễ trồng. Song đây là loài Địa Lan nên việc sưu tập khá khó khăn, chỉ có một số ít loài được nuôi trồng. Với những giống lớn, cũng không có nhiều thông tin về chúng. Việc trồng chúng trong chậu, sử dụng các chất trồng bình thường cho Địa Lan, thoát nước tốt và ở môi trường có nhiệt độ trung bình. Có nhiều loài thích hợp với khí hậu gió mùa, nơi ở đó có mùa khô kéo dài, vào thời gian đó, cây đi vào kỳ nghỉ, cần cho cây khô, cho đến khi thấy chồi mới xuất hiện thì tăng dần việc tưới nước lên, lưu ý không để đọng nước trên những lá non. Khi cây đã phát triển đầy đủ thì tưới nhiều nước, bón ít phân cho đến khi hoa tàn thì cây bắt đầu lụi tàn đi.