Lan Hài (Slipper Orchids) – Hình thái học thực vật của lan hài

Lan Hài (Slipper Orchids) – Hình thái học thực vật của lan hài

Rễ.

Rễ của các giống lan hài quanh năm đều có màu xanh được bao phụ bởi một lớp vỏ lụa, được đặc trưng là lớp biểu bì trên bề mặt của hầu hết các rễ của lan. Lớp vỏ lụa có tác dụng làm cho rễ có khả năng hấp thụ được độ ẩm trong không khí cũng như là nước. Rễ của các loài Lan hài có hai chức năng, một là làm cho cây bám chắc vào nơi chúng sinh trưởng, hai là để hấp thụ nước cũng như chất dinh dưỡng. Chức năng neo chặt vào nơi sinh trưởng đương nhiên là rất quan trọng, đặc biệt là đối với những loài không phải là Địa Lan thuộc giống Paphiopedilum và Phragmipedium, chúng phải bám chặt vào vách đá trên một bề mặt thẳng đứng, trên các thân cây, đá sỏi hoặc những bề mặt ít đất khác. Khi tiến hành thay chậu hoặc đưa các chất trồng thoát nước tốt vào chậu, những người trồng lan hài cần phải nhớ cho điều này, khi đó cây Lan cần được cố định chắc. Trong tự nhiên, rễ của các loài luôn xanh tốt quanh năm, dù nó thuộc loài bán Địa Lan, thạch lan hay lan biểu sinh, thì rễ cũng là một bộ phận điển hình để cung cấp cho chúng những thứ cần thiết trong quá trình chúng leo lên đá hoặc lên cây.

Những cái rễ của lan hài thì khác, cứng và dày, người ta đo đường kính của chúng được khoảng 2 đến 5 mm. Chúng cũng phân nhánh một cách thưa thớt, nếu tính theo chiều dài tổng cộng chỉ khoảng 30-50 cm, đối với những cây khỏe mạnh thường thì rễ của chúng sẽ nhiều hơn. Đầu rễ non của cây Paphiopedilum thường có màu từ hồng nhạt đến trắng ngà, trong khi đó những rễ già thì màu của chúng lại trở nên sậm và nhiều lông hơn.

Rễ bắt đầu từ thân rễ, tức là từ phần gốc của cái quạt (do lá tạo thành giống cái quạt), và trong một số loài, chúng cũng có thể bắt đầu từ cái trục của lá dưới thấp hơn. Điều quan trọng cần nhớ cho rằng, sự phát triển của chiếc quạt nhanh hơn sự phát triển của bộ rễ, chính vì thế những cây non có thể còn phải phụ thuộc vào cây cha mẹ trong thời gian khoảng hơn một năm trước khi chúng có đủ rễ để cho phép chúng có thể chuyển thành một cây trưởng thành.

Thân.

Thân của hai giống Paphiopedilum và Phragmipedium là bộ phận nhỏ nhất trong cơ cấu thực vật của chúng và được phân chia thành 2 cấu trúc cũng như chức năng. Thân chính là loại thân rễ nằm ngang, và thông thường thì chúng sẽ nằm ở dưới lớp đất mặt. Đó là thân chính đỡ cho các lá, từ đó các rễ sẽ phát triển theo nhiều ngang và dọc. Thân theo chiều đứng của hai giống trên đã được trồng là cực ngắn và người ta thường ví nó giống như những cây rau diếp vì chúng có cái lõi. Những lóng của nó thì như bị nén chặt lại, chính vì vậy mà lá mới hình thành lúc nào cũng ở trên đỉnh. Thân thường mang trên nó một số lượng lá không đổi, sau khi đã đạt đến độ trưởng thành sẽ bắt đầu hình thành một chồi hoa. Trong một số loài Lan và loài Lan lai, chồi non thường xuất hiện ở phần dưới của cây mẹ. Những cây con ở cây đó sẽ có sức phát triển rất nhanh, và người ta sẽ thu nhận được khá nhiều cây mới. Cây Paphiopedilum Maudiae được lai tạo lần đầu là một ví dụ. Chỉ sau ít năm, nó trở nên xum xuê, cây Paphiopedilum Mauduae này phát triển tốt đến mức chúng ra hoa liên tục. Đặc điểm này là một lý do làm cho những nhà trồng lan hài nhân rộng chúng ra.

.

Trong phạm vi 4 giống này, giữa loài này với loài khác thì lá của chúng có sự khác nhau, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn nếu quan sát những đặc tính được sắp xếp theo trình tự thảm thực vật. Những loài có lá chỉ gập đôi (như cái sống trâu, khi ta cắt ngang thì mặt cắt của chúng có hình chữ V), những loài có lá dai (như da) của giống Paphiopedilum và Phragmipedium, thì lá của chúng thường dày hơn những loài có lá gấp nếp (gập lại hoặc có rãnh theo chiều dọc lá biểu thị như những đường gân – có thể chỉ một vài đường hoặc cũng có thể có nhiều đường) như của Cypripedium và Selenipedium. Lá của giống Cypripedium sẽ khác với lá của giống Selenipedium ở chỗ đầu lá của Cypripedium thường mỏng hơn. Điều này cũng hợp lý, tại vì chiều dài của chúng tương đối ngắn, do vậy chúng không nhất thiết cần phải có vật chống đỡ, và tồn tại trong một thời gian ngắn trước khi tàn đi. Những đặc điểm khác nhau về di truyền gien xảy ra trong cùng một loài có lá dày có gấp nếp, và như đã được nói trước, ngay cả sự khác nhau trong nội một loài cũng có thể nhận ra giữa những cây mọc ở nơi hoang dã với những cây ở nơi trồng trong vườn được cách ly. Như một quy ước, những giống hài có lá dày hơn, dù chỉ được coi là tương đối dày, hoặc giữa dày và mỏng thì loài đó chỉ thuộc về giống Paphiopedilum. Trong giống này những yếu tố kết hợp về độ dài và cơ cấu của lá cũng quyết định liệu những lá đó cứng và hướng lên trên, có sọc hình tia hay buông thõng giống như những loài Lan biểu sinh.

Một vài loài Lan hài có lá thường sẽ có nhiều lông ở trên mặt hoặc ở mép lá, còn lại phần lớn lá của chúng sẽ không có lông. Một số lớn các loài thuộc Paphiopedilum có những đốm mang sắc tố hồng ở mặt dưới, và chúng ta cũng chỉ tìm thấy loại lá có khảm đặc trưng ở giống này mà thôi. Tỷ lệ sắc tố xanh đậm đến sắc tố màu bạc của các mảnh khảm ở những loài có lá khảm thì ít nhiều cũng là đặc tính của từng loài và thậm chí  kể cả những biến loài. Cũng có nhiều loài thuộc Paphiopedilum có những lá thuần một màu xanh mà không có bất cứ vết đốm nào. Cypripedium có hai loài có lá khảm dày đặc màu nâu sáng. Trừ hai loài trên, còn lại lá của các loài thuộc Cypripedium, Phragmipedium  Selenipedium trên mặt lá đều chỉ một màu xanh đậm.

Chỉ trừ một số rất ít, còn lại lá của các loài Lan hài đều dài và hẹp. Lá của chúng không có răng cưa hoặc không có gì bất thường ở mép (riềm). Lá của các loài thuộc Cypripedium có hình dạng biến đổi nhiều nhất, bao gồm cả những loài có lá rộng ngang, lá hình quạt có răng cưa không sâu ở mép, chúng được gọi là lá có riềm gợn sóng.

Mặt dưới của lá có thể có những đường gân, như sống trâu làm cho nó như gập đôi lại hoặc có nhiều nếp nhăn xuất hiện trên những loài có lá gấp nếp. Ngược lại, cũng có một số loài các đường gân trên lá lặn đi, vì vậy mà lá trở nên tương đổi phẳng.

Do cơ chế quang hợp của cây Lan, tầm quan trọng của lá là điều không cần phải bàn. Với tư cách là một bộ phận có tính thẩm mỹ của cây Lan, lá cũng đáng để chiêm ngưỡng lắm. Mặc dù có những sự biến đổi lớn về hình dạng và kết cấu, lá vẫn giúp ta phân biệt được giữa giống này với giống khác, thậm chí giữa loài này với loài khác. Nhìn vào lá còn giúp ta biết rõ được tình trạng sức khỏe của cây Lan. Vấn đề này sẽ được khai thác nhiều hơn ở Chương 2 (Trồng lan hài thế nào).

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon