Paphiopedilum là giống lớn nhất trong chi với tổng cộng khoảng 70 loài. Giống này phần lớn sống ở Đông Nam Á và nhiều loài thì sống ở mép rìa các hòn đảo. Có những loài cũng dễ dàng thích ứng khi chuyển từ vùng này sang vùng khác. Có một số loài khác lại là lan biểu sinh, nhưng hầu như là thạch lan, trong khi có một số ít loài là Địa Lan. Có ít nhất một loài ưa sương muối ở gần bờ biển. Lại có những loài sống cheo leo trên các triền núi cao hay trên mép các khe núi sâu. Một số loài lại sinh trưởng tốt ở những vùng trũng dưới bóng thảm thực vật nhiều hơi nước. Tất cả các loài thuộc giống này đều ưa độ ẩm cao gần như các tháng trong năm nhưng lại không chịu được nhiệt độ đóng băng. Dù có một ít loài chịu được lạnh theo mùa hoặc khô hạn nhưng gần như không có loài nào thuộc giống này có thời kỳ nghỉ để dẫn tới tình trạng rụng lá. Tất cả các loài đều có thể ra hoa trong điều kiện của nhà kính nếu như ta lưu ý đến sự xuất hiện tiểu khí hậu trên vách kính.
Lá của Paphiopedilum sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào từng loài, lá là một màu xanh hoặc có khảm, được xếp thành hình quạt hoặc mọc từ cái thân rất ngắn. Chúng tạo thành những cái quạt đơn chiếc hoặc mọc thêm những cái khác, tồn tại trong một vài năm, trừ khi đã ra hoa. Lá của chúng rất dễ để nhận ra là còn non hay đã trưởng thành (có nụ hoặc hoa), đã già, hoặc đang nuôi dưỡng những vòi hoa ở tâm. Lá của chúng là loại gập đôi hoặc loại có sống trâu, được sắp xếp thành hai hàng phát triển theo chiều đứng tạo thành hình cái quạt.
Các loài thuộc giống Paphiopedilum có sự khác biệt khá rõ về kích cỡ của lá. Sự so sánh dựa trên sự phát triển của những chồi mới, bất kể chúng có bao nhiều chồi, vì vậy độ dài và rộng của lá cũng như số lá tạo thành cái quạt ở mỗi cây trưởng thành là bao nhiêu, và người ta cũng quan sát xem các lá mọc sát nhau như thế nào, lá nọ có chồng khít lên lá kia không để nhận định cây đó đã trưởng thành hay chưa. Loài lan hài lùn mọc ở vùng đá vôi có những lá chỉ dài khoảng 10 cm tạo thành hình cái quạt. Ở chiều ngược lại, những loài Lan hài biểu sinh lá của cái quạt đó có thể đạt tới 1m. Có sự khác nhau về chiều dài của lá cũng như về thực thể đối với chiều cao của mỗi cây trưởng thành. Đôi khi những cây có lá dài lại chỉ cao 25-30 cm vì bản tính buông rủ của lá.
Chùm hoa của Paphiopedilum có thể mang từ 1-20 hoa, hình dạng bắt đầu từ điểm liên kết từ phần gốc của lá non nhất. Có một ít loài thuộc giống này có hoa chùm nở liên tiếp trong thời gian tính bằng nhiều tháng, trong khi những loài khác cũng có hoa chùm từ 2 đến 20 hoa lại nở đồng thời. Có thể có tới 20 hoa hoặc hơn ở những cây đã phát triển hoặc phát triển tốt, với thảm hoa trông như một cây mẫu, dù cho từ mỗi cái cụm lá hình quạt chỉ có một thảm hoa trong đời nó.
Thêm một yếu tố có sự khác nhau nữa là chiều cao của mỗi cuống hoa. Những loài Lan hài lùn có thể cuống hoa chỉ cao 4 cm hoặc hơn chút ở phần trên của lá, trong khi đó những loài lớn nhất lại sở hữu cho mình một vòi hoa có khi cao đến 60 cm.
Paphiopedilum có một số loài nhất định thường thụ phấn tự nhiên, trong khi có những loài khác lại ít khi có quả nang. Sự thụ tinh trong giống này thường là chậm do sự phát triển chậm chạp của ống tràng phấn, tràng phấn thường chỉ hình thành sau vài tuần kể từ khi thụ phấn.
Thận trọng trong việc lựa chọn và lai tạo giống Paphiopedilum sẽ bảo đảm chắc chắn rằng chúng sẽ ra hoa quanh năm cho người trồng. Sự lai tạo trong phạm vi cùng nhóm sẽ đem đến cho các nhà vườn những bông hoa với màu sắc và dáng hình mới, có nhiều phương án lựa chọn hơn cho nhà vườn. Khi lai tạo những cây lai phức hệ và đa bội một cách cẩn trọng ta sẽ thu được những cây Lan biến đổi thật mỹ mãn./.
Hình trên: Lan hài Paphiopedilum emersonii