Lan Hài (Slipper Orchids) – Giống Cypripedium (Phần 1)

Lan Hài (Slipper Orchids) – Giống Cypripedium (Phần 1)

GIỐNG CYPRIPEDIUM.

Giống Cypripedium có khoảng 40 loài. Tất cả các loài đó đều không bền hoa (sớm tàn) và yêu cầu có một kỳ nghỉ đông. Chúng tôi không thấy chúng được trồng trong nhà kính, loài Lan hài này sinh trưởng ở nơi có khí hậu mà cho phép người say mê loài hoa hoang dã trồng trong vườn, song tốt nhất chúng ta hãy để cho nó mọc nơi thiên nhiên hoang dã và bảo vệ chúng tránh sự khai thác của những nhà sưu tầm cũng như những người khai thác đất đai. Có nhiều loài rất khó làm cho chúng thích hợp với thủy thổ; việc cấy ghép cũng hầu như quá mức nguy hiểm. Trong khi việc nhân giống Cypripedium từ hạt là cả một vấn đề kỹ thuật nhất là khi chúng chưa trưởng thành, bảo tồn các loài thuộc giống này bằng cách để cho chúng tồn tại nơi hoang dã cho chúng ta những tia hy vọng để cứu vớt nhiều loài trong giống này.

Có một số loài thuộc giống này sinh trưởng ở khu vực từ vĩ tuyến 15 thuộc Bắc bán cầu tới vành đai bắc cực. Hầu hết các loài thuộc giống này được tìm thấy ở khu vực đó hoặc ở vĩ tuyến 30 bắc, chúng thích hợp với khi hậu cận bắc cực, mặc dù có thể tìm thấy chúng ở Vân Nam, Đài Loan và một số nơi khác thuộc lục địa châu Á, nằm giữa vĩ tuyến 20 và 30 bắc. Trừ ba loài là Cypripedium irapeanum và C. dickinsonianum với các loài tương tự thuộc khu vực nhiệt đới của Mexico, Guatemala, đó là những loài dị biệt ở Bán cầu tây, sẽ phát triển tốt ở khu vực xuống phía nam, loài thứ ba là C. subtropicum, là loài thuộc về Tây Tạng. Cả ba loài này có tính cách tương tự  giống Selenipedium – giống có thân dài giống cây sậy vươn lên không trung và có hoa khác thường.

Cấu trúc thực vật của giống này biểu lộ sự biến đổi lớn nhất mà người ta thấy ở phụ chi Cypripedioideae và biến thiên từ những cây không thân mang 2-3 lá gốc đến những cây có nhiều lá trên một trục thẳng đứng. Có nhiều loài lại có lá lưỡng hình, và có thể phân biệt được là lá gốc, lá bao định kỳ trở thành khô héo có màu nâu, hoặc là lá phụ. Các loài có sự khác nhau cả về số lượng lá cũng như hình dạng của lá. Sự khác biệt lớn từ vài cm đến 1,5 mét chúng phát triển một cách mãnh liệt như mô tả trong bài viết về loài C. subtropicum của Cheng & Lang vào tháng 11 năm 1986.

Các cây trưởng thành ra hoa vào mùa xuân hoặc mùa hè, chúng mang một cuống hoa từ tâm cuộn lại ở gốc lá hoặc chúng phát triển từ cuống lá thành cái cuống hoa. Loài có cuống hoa mọc từ gốc lá thường chỉ có hoa đơn.

Sự khác nhau rất lớn về thói quen được thể hiện trong phạm vi một giống, và sự chịu đựng trong môi trường sống giữa các loài cho biết đó là loài gì. Sự khác nhau về môi trường sống như vùng đầm lầy nghèo acid, các khu rừng tùng bách ở vùng cao, đồng cỏ, các khu rừng rụng lá và rừng hỗn hợp, bên vệ đường đi, khu đất ven sông và những vùng có đá vôi trồi lên trên mặt đất. Một vài loài đặc hữu có ở một khu vực nhỏ, trong khi các loài khác lại trải rộng trong 1 hoặc vài ba lục địa. Thí dụ loài C. calceolus rất dễ tìm thấy và phát triển trong nhiều môi trường băng qua Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á, trong khi đó loài C. californicum thì rất bị hạn chế cả về môi trường sinh sống và phạm vi.

Cypripedium là giống lan lưu niên phát triển trên thân rễ. Kể cả rễ và thân của chúng, nếu có, đều là loài rụng lá. Lá mỏng, gấp nếp và có một màu xanh, không thuộc loại lá gấm (có khảm), ngoại trừ loài C. margaritaceum và C. wumengence, là hai loài có lá đốm. Trừ một vài loài còn lại thì lá khá lớn, có lá giống lá bắc phía dưới hoa.

Người ta nhận ra có một trong những đặc tính khá thú vị của những loài trong giống này là chúng sản sinh ra chất kích thích cypripedin rất dư thừa ở tuyến lông của hoa, thân và lá. Con người dị ứng với chất độc này sẽ kích ứng da gây nên phát ban do nhiễm phải độc tố ivy (rush radicans). Các loài Cypripedium irapeanum, C. calceolus, và C. reginae là những loài được cho là loài sản sinh ra chất gây dị ứng. Cũng may là không phải tất cả mọi người đều có phản ứng với chất đó. Cũng rất ngạc nhiên khi đàn gia súc và các con thú ăn cỏ lại không phản ứng gì với những bụi hài C. calceolus.

Theo nghiên cứu của Correll (1950) thì có nhiều loài thuộc giống Cypripedium được bào chế thành các chất gây nghiện ở dạng bột hoặc dạng nước để chữa trị thần kinh, chứng dễ bị kích động và chứng động kinh, cũng như khi kết hợp chữa chứng kích ứng do ban đỏ. C. calceolus là cây có nhiều nguồn độc tố và giống như chất dầu dễ bay hơi làm kích ứng da có thể là chất hợp thành của chất gây nghiện. Mức tiêu thụ hàng năm của chất gây nghiện này không đáng kể.

Cách đây trên hai thế kỷ, Linnaeus đã đặt tên và mô tả giống Cypripedium bằng hai từ có nguồn gốc Hy Lạp có nghĩa là “Aphrodite (Vệ nữ)” và “foot (gốc cánh hoa)”, sau đó khi trồng người gọi là “Aphrodite shoe” (chiếc giày của thần Vệ nữ), cuối cùng là “Lady’s Slipper” – mũi giày của quý bà, (nhưng người Việt Nam ta thường gọi là “Hài Vệ nữ – PTK). Ông ấy đã xác định giống này với cây mẫu là C. calceolus. Trải qua nhiều năm tên của giống này được sử dụng bởi những nhà sưu tập và những nhà trồng lan cho đến khi có sự hiểu biết tất cả các loài Lan hài. Sau nhiều năm những người làm vườn trong thực tế đã thiết lập nên 4 giống lan hài, cho đến tận năm 1960 những người trồng lan hài vẫn tiếp tục coi tất cả những loài Lan hài là “cyps”.

Hàng loạt vấn đề về cách phân loại trong giống Cypripedium đã được nêu ra. Thí dụ, người ta vừa mới thẩm định đặc điểm chung của C. arietinum R. Brown, Atwood (1984) đề nghị loài này nên đưa vào giống C. riosanthes Raf., dựa trên hai lá đài dưới, môi giống như cái cựa, bao phấn lép, và sự khác nhau về kích thước mô biểu bì của nó. Sự thay đổi này có thể điều chỉnh được, nhưng loài C. arietinum thuộc loại có hoa sớm nở tối tàn, có đặc tính hơi khác một chút, chúng cho ta những đặc điểm về sự tiến hóa làm lý do để đưa loài này sang một dòng khác. Những đặc tính mà Atwood trích dẫn là cơ sở cho đề nghị của ông ta trong việc tách loài này ra bao gồm hình thái học, các tính chất nguyên thủy, và chúng thực sự không thành công lắm so với các loài khác. Hoa của chúng chỉ tồn tại trong một đến hai ngày là đặc điểm chính làm rõ sự tiến hóa so với các loài khác có hoa tồn tại lâu hơn, đó cũng là điểm cần xem xét chúng có quan hệ thế nào với những sự thành công hoặc thất bại của các loài. Theo ý kiến riêng của tôi, việc hoa của chúng chóng tàn là một yếu tố đáng kể trong cuộc tranh luận về tái phân loại loài C. arietinum. Có lẽ duy trì việc tái phân loại ở phạm vi một giống là khôn ngoan hơn cả cho đến khi công cuộc nghiên cứu gen xác định được mối quan hệ giữa các loài trong giống đã được làm sáng tỏ ở mức độ rõ ràng nhất. Sự làm sáng tỏ ở một chừng mực nào đó về lá đài bên của loài C. reginae với các loài khác sẽ là lý do thích hợp cho sự chậm trễ trong việc đưa ra quyết định, cần phải được nghiên cứu sâu hơn. Tôi đã có nói chuyện riêng với ông Atwood, bày tỏ với ông về mức độ cần cho việc tái khảo nghiệm, sau 5 năm nhìn lại, dưới ánh sáng của những cuộc trao đổi, và từ những nghiên cứu thêm về giống này đã mở ra cho tôi nhiều lời giải, việc tách giống này ra hình như càng làm cho tôi thêm lúng túng hơn là những gì mà những người đi trước đã giải quyết.

Sự khác nhau giữa hai luồng ý kiến về loài C. calceolus L. đã làm cho việc nghiên cứu trở nên tiến thoái lưỡng nan. Có vô số sự khác nhau của loài này đã được mô tả. Bởi vì giữa chúng với nhau có sự tương đồng rất nhiều đồng thời lại mang nhiều tên khác nhau, loài C. calceolus cần phải được coi là một loài phức hợp. Thêm vào đó, trong khi người ta quan tâm đến việc nâng cao 1 hoặc nhiều sự dị biệt giữa phạm vi các loài, thì lại có ý kiến chấp nhận các loài riêng biệt có thể chuyển chúng vào chung loài phức hợp. Mãi cho đến khi các mối quan hệ thực được phát lộ, các ý kiến cuối cùng và được đánh giá cao trong phạm vi các nhà phân loại học mới có thể bị nghi ngờ nếu như các loài/các biến thể vẫn chưa được xử lý trong suốt vài thập kỷ qua. Nhằm mục đích làm rõ trong phạm vi những trang viết này, tôi đã xử lý các loài như một dạng phức hợp kết hợp với những dị biệt đã đề cập ở trên. Đối với tôi hình như đó là một cách làm có hiệu quả bằng việc đứng sang một bên cuộc tranh luận từ đó tôi thu thập thông tin mà không thiên vị bên nào về mặt quan điểm. Tôi đề nghị thu thập các số liệu từ máy tính, thẩm định và thống kê lại, tiếp đó các nhà khoa học nên ngồi lại với nhau để xác định mức độ chuyển đổi gien trong nguyên tử acid, alkaloid và thành phần các phân tử tế bào khác đã tạo nên các loài. Quyết định về tính chất quan trọng có liên quan đến các tiêu chí về sinh thái học là có tính cấp bách như nhau. Chỉ có một phương pháp có trật tự như vậy mới có thể cung cấp cho chúng ta những bằng chứng – như một phản biện đối với ý kiến khẳng định hoặc phỏng đoán – như thế mới giải quyết các cuộc tranh luận về phân loại.

Sự hiểu biết của chúng tôi về Cypripedium chẳng đáng là bao so với thực tế muôn vẻ, bởi vì đây là giống đầu tiên trong 4 giống lan hài trong họ nhà lan được đề cập đến, vì thế những sai lầm luôn phát sinh và trở nên ngày càng phức tạp. Các bạn hãy coi phần mô tả của loài C. vernayi được liệt kê ở phần cuối của chương này, đó là một ví dụ về một sai lầm hiện hữu trong các tài liệu hiện nay. Việc cần làm bây giờ là phân loại một số loài trong giống này. Có khoảng dưới 35 loài hoặc nhiều nhất là 50 loài. Yêu cầu phải có một cuộc xem xét lại một cách sơ bộ để loại trừ những dữ liệu không cần thiết và những luận cứ gây nhiễu loạn bởi sự trùng tên của nhiều loài. Thực tế là, thường rất khó để quyết định tính nhị bội hiện diện ở một loài riêng biệt mà đơn thuần chỉ là sự trùng tên. Tình trạng lộn xộn này là một khía cạnh thách thức các nhà phân loại phải đối diện.

Dự định khảo sát các loài Lan hài thuộc châu Á đã bị cản trở bởi những trở ngại như một số loài gần như bị tuyệt giống, những rào cản về chính trị và những sai lầm trong một thời gian dài của những người nhà sưu tập trước đây dành quyền khai thác trước các đối thủ cạnh tranh. Dù sao, trải qua hàng thập kỷ cũng đã tạo ra những cơ hội để có sự đóng góp đáng giá đối với những thực thể có kiến thức về các loài Lan hài của châu Á. Những đóng góp này nên được phát triển và có sự hợp tác sâu sắc hơn vào những hiểu biết về giống lan này.

Cho mãi đến gần đây, những cây Lan lai thuộc giống này đã bị hạn chế trong phạm vi một vài loài lai tự nhiên, bởi vì mặc dù có một vài cây lai theo cách nhân tạo được ghi nhận là đã phát triển và trồng ở nước Anh và vài nơi khác, thông tin về các cây Lan lai này rất không rõ ràng. Correll (1950) đã liệt kê một số cây lai tự nhiên như cây x C. Andrewisii, đó là cây được lai giữa cây C. candidum  với cây C. calceolus, cũng như vậy, cây C. Favillianum là cùng từ một cha mẹ, mặc dù có một vài biến thể của C. calceolus, được kết hợp tạo thành mỗi loài Lan hài lai. Nếu như C. candidum đương nhiên là một hệ alba của C. calceolus, những cây lai này cũng xứng đáng được nhìn nhận kỹ càng hơn trước khi xác định đúng trạng thái lai tạo của chúng. Darnell (1930) đã nêu vấn đề, cây C. Barbeyi (calceolus x macranthum) như là một cây lai có hoa màu rượu vang.

Sự không thành công của những người tiến hành lai kiểu nhân tạo của giống Cypripedium là do phần thì khó khăn trong việc nuôi trồng đối với nhiều loài, phần thì do người ta gặp nhiều khó khăn trong việc gieo trồng từ hạt, nhưng cũng có thể nói rằng có tiến bộ. Hiện nay việc nhân giống giống lan này bằng hạt đang đạt được kết quả, có vẻ như là sinh lợi tốt trong việc trồng các loài để tạo ra sản phẩm thương mại từ công cuộc lai tạo. Trải qua hàng thập kỷ, Whitlow (1988b) đã đi tiên phong trong việc lai tạo phi tự nhiên trong một số loài thuộc giống này. Chúng ta sẽ thảo luận thêm về sự đóng góp của ông ấy trong Chương 7.

Như một sự thúc đẩy tiến lên phía trước cuộc cách mạng về phân loại trong giống Cypripedium và trong sự chờ đợi kết quả qua việc đánh giá toàn bộ giống này. Dưới đây tôi xin trình bày phần cấu trúc sơ bộ vừa để minh họa, vừa để nói lên quan hệ họ hàng thuộc phạm vi các loài khác nhau và tính phức tạp được phản ánh một mức độ nào đó về toàn bộ sự phân loại. Bản cấu trúc tôi trình bày như dưới đây:

Giống phụ (Subgenus) Criosanthes

Cypripedium arietinum R. Brown

Cùng loài (Syn.) Arietinum americanum Bech.

Syn. Criosanthes arietina (R. Brown) House

Syn. Criosanthes borealis Raf.

Syn. Cypripedium pletochilum Franch.

 

Giống phụ Cypripedium

Họ (Alliance) Cypripedium

  1. calceolus L.

var. kentuckiense Reed

Syn. C. furcatum Raf.

var. parviflorum Salisb.

var. planipetalum (Fern.) Morris & Eames

var. pubescens Willd.

(liên quan tới các nhị thức: C. alternifolius St. L., C. crutiatum Dulac., C. hirsutum Mill., C. marianus Krantz., C. parvulum Fedde., C. vaganum Cockl. & Baker)

  1. candidum Muhl. Ex Willd.
  2. cordigerum D. Don
  3. henryi Rolfe.

Syn. C. chinense Franch.

  1. microsaccus Kraenzl.
  2. montanum Dougl. Ex. Lindl.

Syn. C. occidentale Wats.

  1. shanxiense S. C. Chen sp. nov.

 

Họ Corymbosa

  1. fasciculatum Kell. ex. S. Wats.

Syn. C. knightae A. Nels.

Syn. C. pussilum Rolfe

 

Họ Macrantha

  1. amesianum Schltr.
  2. corrugatum Franch.

var. obesum Franch.

  1. fasciolatum Franch.

(có thể bao gồm cả C. franchetii Rolfe sensu Breiger)

  1. himalaicum Rolfe.

Syn. C. pulchrum Ames & Schltr.

  1. lanuginosum Schltr.

Syn. Lanuginosa Schltr.

  1. macranthum Sw.

Syn. C. franchetii Rolfe.

var. albiflorum (Makino) Ohwi

var. rebunense (Kudo) Ohwi

  1. speciosum Rolfe
  2. thunbergii Bl.
  3. tibeticum King ex Hemal.
  4. ventricosum Sw.

Syn. C. manchuricum Stapf

  1. wilsoni Rolfe
  2. yunnanense Franch.

 

Họ Flabellifolia

  1. acaule Ait.

Syn. C. humile Pursh.

Syn. C. nutans Schltr.

Syn. Fissipes Sm.

  1. bardophianum W. W. Sm. & Farrer

Syn. C. nutans Schltr.

var. zhongdianense S. C. Chen var. nov.

  1. debile Reichb. f.

Syn. C. cardiophyllum Franch.

  1. ebracteatum Rolfe
  2. elegans Reichb. f.
  3. farreri W. W. Smith
  4. formosanum Hay.
  5. japonicum Thunb.

Syn. C. fargesii Franch.

  1. micranthum Franch.
  2. palangshanense Tang & Wang
  3. wumengense S . C. Chen sp. nov.

 

Họ Guttatum

  1. guttatum Sw.

var. guttatum Sw.

var. yatabeanum Makino

(Các nhị thức có liên quan: C. orientale Spreng., C. variegatum Georyi, C. calceolus var. variegatum Falk., C. wardii Rolfe)

 

Họ Obtusipetala

  1. californicum A. Gray
  2. dickinsonianum Hagsater
  3. flavum Ward

Syn. C. luteum Franch.

  1. irapeanum Llave & Lex.

Syn. C. molle Lindl.

Syn. C. splendidum Scheid.

  1. passerinum Richards.
  2. regianae Walt.

Syn. C. album Ait.

Syn. C. canadense Michx.

Syn. C. spectabile Salisb.

  1. subtropicum Chen & Lang sp. nov. (Còn tiếp)

Khi xác lập bản cấu trúc trên, tôi đã lập lại các nhóm của các loài, mà chúng đã được đưa vào các phân chi trước đây, tôi đã đã thận trọng tránh sử dụng tên của các phân chi này. Ngoài ra, tôi cũng chỉ bổ xung vào các phân chi hiện hữu, tôi vẫn duy trì các tên cũ như trong họ Cypripedium. Chủ ý của tôi lập thành nhóm gồm những loài có họ gần với những cây có cùng bản chất mà tôi gọi là cùng họ. Bạn đọc đừng nên suy luận rằng, việc lập nên các nhóm như vậy là một sự phân loại đã được chấp nhận hoặc coi là đã được phân tích giống như những chỉ dẫn đối với những đặc tính tương đồng, đồng thời cũng đừng nhầm lẫn với complex – một nhóm các biến thể trong phạm vi những loài có khả năng biến thể đó. Trong việc xác định đúng một loài cũng có những khó khănvà hàng loạt thông tin đã nói về những khám phá đối với hầu hết các loài này, tất nhiên có loại trừ một số trường hợp nào đó, những loài mà trong tương lai chúng có thể được xác định là một complex hoặc ngược lại.

Một họ đã xác định được là Obtusipetala có thể là đại diện cho một nhóm, hoặc cũng có thể được phân chia ra trên cơ sở số hoa mà chúng đã sản sinh ra. Trong trường hợp dựa trên số lượng hoa, thì có lẽ những loài như C. flavum, C. passerinum và có lẽ ngay cả C. reginae cũng có thể đưa vào cùng một nhóm, chỉ để những loài có nhiều hoa ra thành một họ riêng, có lẽ được gọi là Multiflora.

Có một họ mà tôi đặt tên là Flabellifolia bao gồm những loài thuộc một nhóm phụ, họ đó sản sinh ra hoa nhưng lại không có lá bắc, chúng gồm C. ebracteatum, C. margaritaceum, C. micranthum  C. wumengense. Họ này có thể phân chia thêm dựa trên cơ sở, như là một tiêu chuẩn, phụ thuộc phổ giá trị của tiêu chuẩn đó. Cũng giống như vậy, có những tiêu chuẩn bổ xung còn đang chờ sự nghiên cứu đầy đủ các dòng họ lan này.

Mong muốn của tôi trong tái cấu trúc giống này thành tam bội: để xử lý các nhóm liên kết và xác định mối quan hệ, để đẩy mạnh sự hiểu biết của những người làm vườn và cuối cùng là để làm cho các cuộc thảo luận về phân loại được phong phú. Nhấn mạnh các cuộc khảo sát về hình thái học, tế bào học và hóa sinh học chắc chắn sẽ phát lộ những dữ liệu có giá trị, từ đó sẽ xác định rõ hơn mối quan hệ qua lại một cách thỏa đáng để thẩm định những các phân chi có giá trị.

Phần còn lại của chương này dành hết cho các cuộc thảo luận về các loài thuộc giống Cypripedium, được sắp xếp tên của chúng  theo vần chữ cái. Phần mô tả mỗi loài sẽ bao gồm những tên của giống và đồng nghĩa được áp dụng, các thông tin về phạm vi và môi trường sống, một sự mô tả về cấu trúc thực vật và hoa, các ghi chép về cách trồng, số liệu về thời điểm ra hoa và những cái tên chung. Phần cuối là những ảnh màu minh họa của các loài Lan.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon