Lan Hài (Slipper Orchids) – Công cuộc lai tạo

Lan Hài (Slipper Orchids) – Công cuộc lai tạo
Đánh giá

Trong thế kỷ vừa qua, sự nghiệp lai tạo đã trở thành một phần chính trong những câu chuyện thú vị về lan,  những loài lai của Paphiopedilum nằm ngoài những loài Lan lai của bất kỳ giống nào khác. Mãi cho đến vừa rồi, việc nhân giống Paphiopedilum mới khẳng định được tầm quan trọng hơn so với các giống khác. Vẻ đẹp của các cây Lan lai trong giống Paphiopedilum chứng minh cho những khả năng to lớn mà con người đã thực hiện việc lai ghép các giống lan hài.

Những nhà khảo sát tiếp tục tìm ra một cách thuyết phục những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém thành công trong việc trao đổi gien giữa Phragmipedium với Paphiopedilum. Do sự không tương thích về trao đổi gien giữa các giống với nhau không được linh hoạt bởi đặc tính của họ nhà lan, khiến đây trở thành một vấn đề đáng quan tâm. Ngày nay, nhóm lan hài đã cho ra đời một cây điển hình có khả năng ra hoa, kết quả có thể cây đó sẽ được gọi là một loài Lan lai từ cách kết hợp gien, dù cho vẫn chưa đầy đủ mọi bằng chứng để kết luận. Có một vài loài lai đã được đăng ký và ghi nhận như kết quả của sự trao đổi gien, bởi vì chúng được nhân giống bằng cách gieo hạt mà hạt đó là kết quả của sự thụ phấn giữa các loài có gien khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn các cây được lai tạo bằng cách này đã không ra hoa, trong khi có một số khác lại ra hoa, đó là một điều đáng tiếc, kết quả này đã chỉ ra rằng sự sinh sản đơn tính (sự phát triển của trứng hoặc noãn bào là do sự kích thích cơ học hoặc hóa học hơn là do sự thụ phấn bằng tinh dịch) bởi các hạt của cây cha mẹ đã được ghép nối với nhau để thành hạt.

Theo báo cáo của ông Carson Whitlow, việc lai tạo giữa Cypripedium và Phragmipedium trước đây đã có nhiều tiến bộ. Trong bản báo cáo này, ông ta đã dùng mầm rễ đễ lai tạo giữa cây Cypripedium reginae với 2 cây thuộc Phragmipedium, đó là caudatum và sargentianum. Với nhiệt độ ấm hơn nhiệt độ ở nơi cây Cypripedium sinh trưởng thì chỉ sau 4 tuần chúng đã hình thành. Bên cạnh đó, ông ấy còn chỉ ra rằng, cả hạt và rễ mầm lớn hơn Cypripedium một cách bình thường, mặc dù Cypripedium reginae là hạt chủ. Whitlow đã cùng với Jerry Fisher, người đã cung cấp phấn hoa của Phragmipedium và cũng là người đã có kết quả với việc dùng phấn hoa  của Cypripedium kentuckiense lai với  Phragmipedium. Có rất nhiều người tham gia vào cố gắng này.

Cuộc khảo sát đã khám phá ra sự khác biệt đáng kể trong độ lớn nhiễm sắc thể giữa Phragmipedium và Paphiopedilum. Các nhà nghiên cứu được mong đợi đi sâu vào những lý do vì sao việc lai tạo bằng phối hợp gen giữa các loài Lan hài lại ít có kết quả như vậy. Những cố gắng để loại bỏ các tế bào thuộc xô-ma đã được áp dụng nhưng kết quả vẫn còn là khó nhận biết.

Về kỹ thuật cấy mô, đáng tiếc rằng trong khi phương pháp này đã gặt hái thành công ở nhiều giống lan cung cấp cho những phương cách để cho ra đời các cây Lan từ sinh sảnh vô tính một cách nhanh chóng và phong phú, thì ở giống lan hài lại bị giới hạn chỉ thành công ở chi Cypripedioideae. Hội Hoa lan Hoa kỳ đã tiếp tục tài trợ trong một cố gắng không giới hạn cho mọi nỗ lực để phát triển việc cấy mô ở chi này. Trong một cuộc chuyện riêng, Whitlow chỉ ra rằng việc nhân giống bằng cách cấy mô đối với Cypripedium có thể là bước tiên phong trong quá trình này./.

Cypripedium Kentuckiense

Hình trên: Lan hài Cypripedium kentuckiense

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon