Lan Hài (Slipper Orchids) – Cấu trúc của hoa

Lan Hài (Slipper Orchids) – Cấu trúc của hoa
Đánh giá

CẤU TRÚC CỦA HOA.

 Một đặc điểm rõ nhất của hoa Lan hài là cái túi nhô ra giống cái mũi hài. Cái túi có chức năng như một cái bẫy để côn trung tiếp cận nhụy hoa ở bên trong. Nhưng có minh chứng cho thấy nhụy hoa chỉ tạo thành cho một số loài trong chi này thôi. Côn trùng bị hoa hấp dẫn bởi màu sắc và/hoặc hương thơm tỏa ra từ xung quanh khiên (nắp) che đầu trụ hoa, và thứ ba là từ bao phấn vô sinh (sterile anther). Côn trùng sẽ đáp trên khiên đậy trụ hoa hoặc đi vòng quanh miệng túi (mũi hài) và bị rơi vào bẫy của cái túi. Khi đã ở bên trong túi, côn trùng sẽ tiếp cận với khu vực trơn trượt ở mặt trong (của túi) liền kề cái khe hở, nhưng từ đây chúng leo vào cái thang tạo nên bởi những cái lông đưa chúng lên phần trên của vách túi. Rồi từ đó con côn trùng được dẫn tới cửa ra bằng cách bò trườn qua 1 hoặc 2 cái lối đi hẹp khác, mỗi lối đi hẹp ấy được chặn một phần bởi 1 hoặc 2 bao phấn có khả năng sinh sản (fertile anther). Nếu như cơ chế hoạt động này là hoàn hảo, phấn hoa sẽ bám chặt vào ngực của con côn trùng, thoát ra ngoài rồi đem đến gieo vào bầu nhụy của một bông lan hài khác gần đó, rồi chúng lại thực hiện như những gì chúng đã làm với bông lan trước. Song dù sao, con côn trùng lại quá nhỏ bé để vận chuyển như một nhà thụ phấn do vậy mà có thể chúng đánh rôi phấn hoa , hoặc chúng để lại bên ngoài mũi hài do chúng khó có khả năng bay đi với một trọng lượng bản thân đã bị tăng lên. Mặt khác, có những con côn trùng lại quá lớn để có thể chui qua những khe hẹp để rồi bị chết ở bên trong túi. Các bạn có thể xem hình 1 và 2, ở đó chỉ rõ tên và vị trí của cấu trúc của một bông hoa. Bản thân hoa Lan hài không sản sinh ra mật hoa . Những con ruồi là những vật chủ thường làm nhiệm vụ thụ phấn cho giống Paphipedilum và Phragmipedium, trong khi đó những con ong thường là người thụ phấn cho Cypripedium và Selenipedium.

Đài hoa của loài Lan hài dễ phân biệt vì bình thường chúng chỉ có hai lá đài: một lá đài sau và một lá đài dưới (mặt lưng), cũng còn được biết như là giả cánh hoa, được hình thành từ kết quả của sự hợp nhất của hai lá đài bên. Được đặt trong phạm vi đài hoa là tràng hoa, bao gồm 2 cánh hoa và cánh hoa thứ ba biến dạng thành cái túi.

Sự biến dạng đôi khi trở nên dị thường đó là khi nó trở lại một bông hoa bình thường từ trạng thái dị thường, thí dụ chúng lại có ba lá đài hoặc ba cánh hoa như hoa của họ Monocotyledonae có ba lá đài, ta có thể thấy đặc điểm này ở loài Lan hài Paphiopedilum lai. Ngược lại, các loài nào đó thuộc chi Cypripedium thì rất ít khi có sự hợp nhất hoặc không bao giờ hợp nhất hai lá đài dưới. Trong loài Phragnipedium lindenii, lại sửa cấu trúc từ hai thành ba lá đài tiêu chuẩn. Loài lan xưa này là một ví dụ có sự biến đổi tràng hoa trong một chi và lá đài dưới của nó lại xuất hiện cho thấy sự thay đổi lớn khi một lá đài lại ở vị trí của túi, đây là một sự sửa cấu trúc lớn. Bởi vì giữa nhụy hoa và cánh hoa có quan hệ gần gũi, cho nên chúng ta cũng không ngạc nhiên khi bông hoa Pragnipedium lindenii sở hữu một bao phấn sinh sản thứ ba (fertile anther). Khả năng biến đổi tự nhiên trong các loài Lan hài và kết hợp sự nhiễm sắc thể do nhân tạo đã phân chia ra các loài, những bông hoa dị thường xuất hiện khá thường xuyên trong những loài Lan lai phức hệ. Có lẽ làm cho người ta ngạc nhiên nhất là một bông hoa dị thường có ba túi mà không có cánh hoa.

Những bộ phô diễn ra bên ngoài của hoa Lan hài làm cho những người trồng lan rất quan tâm. Một khối lượng lớn những loài Lan biến đổi từ những loài Lan hài tiêu chuẩn. Có những loài, các lá đài có sọc, với những mụn cóc hoặc tràn đầy những màu sắc rực rỡ và/hoặc chỉ một màu cây tùng lam. Hình dáng của hoa từ mở rộng, những cánh hoa dang rộng ra ở những cây Lan hài tiêu chuẩn đến những loài có cánh hoa thu hẹp lại, uốn cong như mái vòm và đối xứng nhau. Thường các cánh hoa của chúng được trang điểm thêm những cái riềm uốn lượn như đăng ten. Các cánh hoa cũng biến đổi về độ rộng, chiều dài và hướng mở. Chúng được trang điểm những thứ nào là mụn cơm, mụn cóc, nào là những lông tơ, những sọc và cái riềm xếp nếp của cánh hoa và lá đài. Hoa lan hài có thể đứng thẳng cũng có thể uốn cong, và chúng có thể ở dạng xoáy ốc. Các cánh hoa có thể hướng ra phía trước ôm lấy mũi hài hoặc đối xứng với nó. Cánh hoa các loài lai phức hợp thường có bản rộng, trong khi nhiều loài khác lại thuôn, và trong một vài loài chúng lại kèo dài một cách quá đáng. Các loài Lan hài khác nhau có các hình dạng mũi hài khác nhau, có thể trơn nhẵn, cũng có thể có khe rãnh, lại có cả những đường vân như mạch máu. Thế đứng của túi cũng khác nhau từ dáng gục xuống đến dáng ngẩng cao có vẻ thách thức. Khiên (nắp) che trụ hoa cũng không nhất định một hình dạng nào, có loài thì như cái bướu lồi, loại thì nhẵn và vị trí của nó không cố định ở một góc nào, trong khí đó màu sắc của cái khiên này cũng biến thiên từ màu đậm đến màu nhạt. Màu sắc trong các loài Lan hài thường là màu trầm (không nổi bật) nhưng không phải tất cả, cũng có một ít loài với màu sắc nổi bật. Không một tính từ nào kiểu như “lòe loẹt”, “cầu kỳ” có thể dùng cho màu sắc của hoa Lan hài. Độ dày lá của lan hài cũng khác nhau, có loài với những cái lá mỏng có cấu tạo tinh xảo như của Cypripedium, Selenipedium cho đến loài dày và như có sáp của Phragmipedium và Paphiopedilum. Ngoại trừ một số ít, hoa của loài Lan hài rất lâu tàn

Sau khi đã có 2 lần phát hoa, cây Lan sẽ có cấu trúc tái sinh. Vì chúng nằm trong cùng họ nên phần tái sinh được kết hợp vẫn mang tính chất của giống này. Hai bao phấn sinh sản (fitile anthers) kết hợp lại với nhau và cùng nằm ở hai bên ngay phía sau, ở điểm giữa bao phấn không sinh sản (sterile anther) – khiên đậy trụ hoa. Đầu nhụy và vòi nhụy đồng thời cũng hợp nhất với nhau ở phần chân của nắp đậy, và ở đây chúng tập hợp lại với nhau để thành trụ hoa. Do đặc tính của hoa, bầu nhụy thì ở phía dưới.

Trong phạm vi bầu nhụy, điều kiện vách ngăn và các noãn bám vào nhau đã nhận được sự quan tâm đáng kể, mặc dù tầm quan trọng của chúng đã được nhấn mạnh quá mức. Ba ngăn noãn (3 buồng, được sắp xếp ở giữa, chung quanh trụ, và mô cho noãn bám) từ xưa tới nay đã được dùng như là một chức năng duy nhất không giới hạn của giống Selenipedium và Phragmipedium,  trong khi đó loại đơn ngăn noãn (1 buồng, với noãn bám, mô mang hạt chỉ thấy ở thành vách) đã xác định là có ở giống Cypripedium và Paphipedilum. Theo một người có tên là Atwood (1984), thì sự khác biệt giữa đặc tính noãn có ba ngăn với noãn dính nhau theo trục, là thuộc tính từ xa xưa của hai giống bản xứ thuộc vùng nhiệt đới châu Mỹ, và điều trái ngược của noãn một ngăn với noãn dính ở thành vách của hai giống nói trên là không khác nhau như đã phác họa một cách chính xác trước đó. Dựa trên nghiên cứu của ông ấy về noãn của 4 giống, Atwood kết luận rằng, mức độ cấu trúc của não từ 1 trạng thái tới những trạng thái khác có trong nhiều mẫu, hỗ trợ cho cách nhìn nhận của ông ấy về các mối quan hệ giữa loài đơn ngăn Cypripedium và loài ba ngăn Selenipedium. Awood báo cáo rằng các cắt lát được dùng để xác định giống đã thực hiện theo cách truyền thống từ vùng trung tuyến của các noãn, cho thấy hai trạng thái tương phản với nhau rõ rệt. Song dù sao, các mặt cắt từ vùng ngoại biên của các noãn ba ngăn, thì cho thấy trục giữa là không liền lạc. Hơn nữa, lát cắt từ phần gốc của các noãn ngăn đơn thường bộc lộ những dấu vết của sự kết hợp lá noãn trong sự hiện diện của 2 hoặc 3 ngăn.

Cánh hoa của các loài trong chi cũng khác nhau, nhưng cũng còn kém nhiều so với bản thân các bông hoa của chúng. Hầu hết các loài thuộc giống Cypripedium và tất cả các loài thuộc Selenipedium mang vòi hoa (thuộc thân hoặc chúng mọc lên từ thân); đó là, cuống hoa được hình thành như phần chót của một trục thân có lá hoặc là từ những nhánh của nó. Hoa giống Selenipedium hình thành ở đầu mút của chùm hoa, là loài đứng đầu các giống hoa khổng lồ ở Trung Mỹ. Trong hầu hết các loài của Cypripedium, chồi lá chuyển thành thân và khi trưởng thành sẽ mang 1 hoa hoặc nhiều hơn ở ngọn của cùng một trục. Ngoài ra, có một vài loài của Cypripedium lại không có cuống lộ ra bên ngoài và vì không thân nên ít hoặc nhiều cuống sinh ra từ tâm của vòng lá (không có thân hoặc thân rất ngắn). Những loài này cũng như một ít loài của Cypripedium nguyên thủy là những loài chỉ có một hoa; những loài khác có hai hoa và thậm chí có nhiều hoa. Những giống thích hợp trồng trong nhà kính, là Paphiopedilum và Phragmipedium, mang những cuống lá từ tâm của một “thân không” (acaulescent), lá gập đối theo chiều dọc xếp hình rẻ quạt thành hai hàng theo chiều dọc. Tất cả các loài thuộc giống Selenipedium và Phragmipedium, và một số loài  nào đó của hai giống trên đều có nhiều hoa. Vòi hoa có nhiều hoa nở đồng thời hoặc nở liên tiếp, phụ thuộc vào từng loài. Các loài thuộc chi Cochlopetalum và giống Paphiopedilum có hoa không có hình dạng nhất định, chúng ra hoa liên tục trong một thời kỳ từ 9 đến 36 tháng. Trong số các loài khác nhau khi trồng, cho ta thấy vòi hoa có thể cao thấp khác nhau, vấn đề được quan tâm là loài Lan hài đó được trồng ở đâu.

Những người chơi lan hài ít quan tâm đến việc trở thành nhà vườn chuyên nghiệp thì thích vòi hoa của giống Paphiopedilum hơn vì chúng có một thân được phô diễn một cách hoàn hảo. Sự ưa thích này là vô hại và ít khi làm cho ta phải bối rối.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon