Lan Hài (Slipper Orchids)

Lan Hài (Slipper Orchids)
Đánh giá

LAN HÀI (SLIPPER ORCHIDS)

Nhiều người gọi chung Slipper là lan hài. Song thực tế trong họ Slipper có tới 4 giống khác nhau:

  • Cypripedium, có khoảng 40 loài.
  • Paphiopedilum, chia ra thành 3 phân giống – subgenus: a) Brachpetalum, b) Cochlopetalum và c) Paphiopedilum).
  • Selenipedium, có 6 loài.
  • Phragmipedium, có khoảng 14 loài

Thực tình mà nói, cá nhân tôi không thể biết tên tiếng Việt của từng loài là gì, tôi thường nghe người ta gọi ‘hài gấm’, ‘hài râu’, ‘hài vàng’ vân vân. Để các bạn phân biệt từng loài trong mỗi giống hoặc phân giống, tôi cố gắng sưu tập hoa của chúng, tất nhiên là không đầy đủ để các bạn nhận biết và tùy các bạn gọi chúng bằng cái tên gì, bênh cạnh tên khoa học mà cả thế giới đã công nhận.

Trong phạm vi bài này, tôi chỉ xin nêu phần giới thiệu và mô tả chung về họ Slipper và các đặc tính thực vật của từng giống. Những bài tiếp theo sẽ là cách trồng, cách đề phòng sâu bệnh. Cuối cùng là mô tả chi tiết về các loài thuộc 4 giống nói trên thuộc họ Slipper.

Phần IGiới thiệu và những điều cần lưu ý

Việc chọn giống nào trong họ Slipper là tùy thuộc vào ý thích của mỗi người, mỗi nhà vườn. Sự cuốn hút của các giống lan này không có ý nghĩa toàn cầu. Mặc dù có người coi một số loài trong chúng đã xấu xí lại còn có những hột nổi như mụn cơm, mụn cóc hoặc như những cái mõm dài, để nói rằng mỗi nhà trồng lan đều nhấn mạnh đến những thuộc tính khác nhau của chúng; Sự khác nhau khôn cùng của hình dạng của hoa và của lá và có thể ra hoa quanh năm là một thuộc tính rất hấp dẫn.

Cấu trúc của hoa

Đặc điểm nổi bật cùa hoa thuộc các giống Slipper là phần môi của chúng giống như một cái túi nhỏ, kết cấu giống như một cái mũi hài. Cái túi có chức năng dụ dỗ các con côn trùng để mang phấn hoa đi để duy trì nòi giống. Các con côn trùng bị hấp dẫn bởi hình dáng cũng như hương thơm là tác nhân kích thích. Một khi côn trùng đã vào bên trong túi phấn chúng di chuyển lên vách bên trong đến một khe hở, ở đó chúng nhờ vào những lông của túi phấn để trèo lên các vách bên, từ đó dẫn chúng đi tới lối ra từ một hoặc hai hành lang chật hẹp, mỗi hành lang có 1 hoặc 2 nắp phấn có khả năng sinh sản. Nếu thành công thì phấn hoa sẽ bám chắc vào ngực con côn trùng khi chúng ra thoát được túi hoa và mang phấn hoa đó sang một cây hài khác ở bên cạnh để chúng thụ phấn. Trường hợp những con côn trùng lớn qúa không chui qua được cái khe hẹp trong túi thì chúng sẽ chết ở trong đó.

Đài hoa của các giống Slipper thông thường có đặc điểm là chúng chỉ bao gồm 2 lá đài; lá đài sau và lá đài ở mặt trong (gọi là lá đài bụng) được tạo bởi sự kết hợp của các lá đài bên. Ngay tại vị trí đài hoa là tràng hoa, gồm có 2 cánh hoa bên và một cánh hoa thứ ba đã chuyển hóa thành cái túi.

Đôi khi lại xảy ra tình huống tự biến đổi hình dáng một cách dị thường (là chuyển trở lại thành một bông hoa bình thường trong điều kiện bình thường, nghĩa là chúng lại có 3 lá đài và 3 cánh hoa, đó là kiểu dáng bình thường của loài Monocotyledonae) ở loài Lan hài đã được lai tạo có số lượng lá đài là 3. Cũng tương tự như vậy một số loài thuộc Cypripedilum có các lá đài không dính với nhau hoặc chỉ dính chút ít. Ở loài Cypripedilum lindenii việc biến đổi lại chuyển kết cấu tràng hoa trở về 3 cánh hoa như cũ. Những loài Lan cổ điển này có thể dự đoán trước về sự biến đổi tràng hoa trong họ phụ (subfamily), và thay đổi của chúng là là sự hiện diện của cánh hoa ngay chỗ túi hoa. Do có quan hệ gần gũi nhụy hoa với các cánh hoa, nên cũng không ngạc nhiên khi thấy loài Lan hài lindenii sở hữu nắp phấn thứ ba dùng cho việc sinh sản. Khả năng biến đổi tự nhiên của họ Slipper dẫn đến sự kết hợp một cách nhân tạo nhiễm sắc thể của các loài khác hẳn nhau, tạo ra trong số các loài lai tạo phức hợp là những loài có hoa không theo một quy tắc nào. Có lẽ loài có hoa làm ta ngạc nhiên nhất, không giống ai là loài mà hoa của nó có tới 3 túi và không có cánh hoa trong tràng hoa của nó.

Các phân khúc này của hoa làm cho những người trồng quan tâm rất nhiều. Tính đa dạng phong phú tạo nên vô vàn sự khác biệt trên hình mẫu tiêu chuẩn của giống Slipper. Các lá đài có thể có sọc, có những đốm sẫm màu hoặc ửng đỏ lên một cách sặc sở của màu hoa tùng lam. Chúng được phân chia theo hình dáng từ loài lai tạo có lá dài rộng, phẳng đến loài có các lá đài hẹp, đầu cuộn lại thành vòm và đối xứng. Chúng thường được tô điểm thêm riềm gợn sóng. Các cánh hoa cũng khác nhau về độ rộng, dài và hướng. Phần trang điểm của chúng bao gồm những mụn cơm, mụn cóc, lông, sọc và diềm có xếp nếp. Hoa của chúng có thể xếp thành hàng ngang đến thòng xuống và chúng cũng tạo thành những vòng xoáy ốc. Các cánh hoa của những loài lai tạo đa hệ thường khá rộng, trong khi đó nhiều loài khác lại thon, mảnh, và ở một số loài thì lại kéo ra tương đối dài. Những cái túi khác nhau có thể bề ngoài trơn phẳng, xẻ rãnh hoặc có những đường vân, trong  những hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau. Cái túi cũng có dáng khác nhau, loài thì có túi rủ xuống, loài lại ngay đơ. Phần nhịp lép cũng có hình dạng khác nhau, loài thì giống cái bướu, loài thì trơn đồng thời lại hướng theo những góc độ khác nhau, chúng còn khác nhau về màu sắc, từ đậm đến lợt. Màu sắc của các loài Lan hài (Slipper) thường là những màu nhu, nhưng cũng một số cá thể lại có màu sặc sỡ. Màu đơn sắc không có trong các loài hài mà thường lòe loẹt. Cánh hoa ở các giống Cypripedium và Selenipedium thường là mỏng, ở giống Phragmipedium và Paphiopedilum lại dày và có mụn cơm, mụn cóc. Trừ một số loài, còn hầu hết các giống lan hài (slipper) có hoa rất lâu tàn. (Còn tiếp)

Hình thái học thực vật của lan hài (Tiếp theo)

 Rễ. Rễ của các giống lan hài được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa luôn luôn xanh, đó là lớp biểu bì bên ngoài của hầu hết các loại rễ lan. Lớp vỏ lụa này giúp rễ có khả năng hấp thụ độ ẩm trong không khí cũng như nước. Không những thế, rễ còn giúp cho các cây Lan hài có thể đứng vững trên đất mà hút nước và khoáng chất dinh dưỡng. Chức năng bám vào đất đương nhiên là quan trọng, đặc biệt là những loài Lan hài không phải là Địa Lan như Paphiopedilum và Phragmipedium, những giống đó leo trên vách đá gần như dựng đứng, hoặc trên các cây, tảng đá hoặc đất nền nghèo dinh dưỡng khác. Những nhà trồng lan nên lưu ý điều này để mỗi lần thay chậu và đưa vào những chất trồng thoát nước tốt nhưng cũng làm sao để cây Lan bám chậu tốt. Trong tự nhiên, rễ của những loài luôn xanh, thì đó hoặc là loài bán Địa Lan (semiterrestrial) hoặc thạch lan (lithophytic) hoặc lan biểu sinh (epiphytic).

Rễ của các loài Lan hài (Slipper orchids) khỏe và to, đường kính đo được từ 2 đến 5 mm, chúng nhờ các nhánh mà trải rộng ra, chiều dài tổng cộng của những cây khỏe mạnh lên tới 30 đến 50 cm. Đầu rễ của những cây Paphiopedilum thường có màu từ be đến trắng ngà, trong khi đó những cây già dần dần trở thành màu nâu tối và giống da lông thú hơn.

Rễ hiện ra từ thân rễ, cũng chính là từ chân của các lá hình quạt, ở một số loài thì chúng lại xuất hiện ở trục của lá dưới cùng. Điều quan trọng cần phải nhớ rằng cây con của loài Lan xếp lá hình quạt thường ra từ rễ, chính vì vậy các cây con phải phụ thuộc vào cây cha mẹ trên một năm, khi đó bộ rễ của cây con mới hình thành đầy đủ, đó mới là thời điểm chúng ta có thể tách cây con ra khỏi cây cha mẹ.

Thân cây. Thân của giống Paphiopedilum và Phragmepedium có cơ cấu thực vật nhỏ nhất, và nó được phân chia thành 2 cấu trúc cũng như thành phần chức năng. Thân chính là thân rễ nằm ngang, nằm ở vị trí gốc và thường thì bị che lấp bởi lớp đất nền. Đây là thân chính, nơi tạo ra rễ, bộ rễ sẽ hình thành các nhánh, nhánh đứng sẽ thành cây và mang các lá. Thân đứng được thu gọn lại đến mức tối thiểu, và người ta có thể dễ bị hiểu lầm rằng chúng có thân giống thân rau diếp. Các đốt ẩn bên trong bị nén lại vì vậy các lá mới mọc ngay phía trên đỉnh. Thân đứng thường mang trên nó một số lá và sau khi đã trưởng thành đến độ nào đó thì chồi hoa mới sẽ xuất hiện. Trong một số loài thuần chủng hoặc đã được lai tạo, chồi non xuất hiện ở gốc của tần lá thấp của những lá cũ và sẽ tạo thành những lá xếp mới. Ở những cây như vậy, các chồi mới sẽ tăng trưởng nhanh, đến một thời điểm nào đó thì tạo thành cụm. Cây lan Paphiopedilum Maudiae, loài Lan lai đầu tiên là một ví dụ điển hình. Sau một số năm phát triển tươi tốt, cây P. Maudiae trưởng thành vẫn liên tục ra hoa.

. Đối với tất cả 4 giống thuộc họ lan hài thì lá của các loài đều có sự khác nhau. Để hiểu rõ, chúng ta cần quan sát các đặc tính bằng cách lập thành danh mục liên tiếp nhau. Lá gấp nếp (gập lại hoặc hình thành các dải theo chiều dọc của lá do các đường gân song song với nhau tạo thành). Lá của giống Cypripedium và giống Selenipedium thì khá mỏng và gập đôi một cách cân đối (gân giữa tạo thành đường sống, gập lại thành hình chữ V nếu ta cắt ngang lá), lá của giống Phramipedium và Paphiopedilum lại là loại lá dai (gần như da động vật). Xét ở phía đầu nhỏ và mỏng thì lá của Cypripedium còn mỏng hơn lá của giống Selenipedium. Như một nguyên tắc, những loài lá có màu luôn xanh dù lá dày, mỏng hay trung bình thì thường thấy ở trong phạm vi giống lan hài Paphiopedilum. Trong giống này có những yếu tố kết hợp như bản chất, độ dài của lá để xác định coi chúng là loài đứng thẳng, cứng cáp, bò lan hoặc thậm chí là buông rủ mới biết được chúng là loài bám vào vách núi (thạch lan) hay chúng là lan biểu sinh.

Một số loài Lan hài (slippers) có lá với một lớp lông trên bề mặt hoặc ở mép lá, dù cho phần lớn các lá là lộ thiên.

Đa số các loài Paphiopedilum đều được đánh dấu bằng sắc tố tím hồng ở mặt dưới của lá và cũng chỉ có lá của giống này mới khảm màu như vậy. Tỷ lệ của mức độ khảm màu từ màu xanh đậm đến trắng bạc hiện hữu ít hay nhiều đều là đặc tính của các loài thuộc giống này, kể cả những loài thuộc dị bản. Và cũng có một số loài thuộc Paphiopedilum có lá trơn, thuần xanh không hề có chút khảm màu nào. Lá của hai loài thuộc Cypripedium lại có những đốm dày đặc màu nâu lợt. Ngoại trừ hai loài đó, còn lại lá thuộc Cypripedium, Phragmipedium  Selenipedium đều không có đốm trên nền lá xanh mướt.

Ngoại trừ một số rất ít loài có lá dài và hẹp thì phần còn lại đều không có răng cưa ở riềm lá, không có gân hình tia hoặc mép lá không theo một hình dáng nhất định. Các loài thuộc Cypripedium là những loài có lá biến đổi nhiều nhất, kể cả những loài mà lá của chúng có bản rộng, hình quạt, trên đó xuất hiện răng cưa trên mép lá do lá gập đôi một cách rõ rệt.

Các đường gân có khi hiện rõ ở mặt dưới của lá, tạo thành đường sống nổi lên ở những lá hình chữ V (mặt cắt ngang). Ngược lại ở một số loài khác, đường gân lại không lộ rõ, đó là ở các loài có lá tương đối phẳng.

Vì lá là một tổ chức quang hợp của cây Lan, không cần thiết nhấn mạnh những đặc điểm về lá của mỗi giống lan. Tuy nhiên nếu xét về tính chất thẩm mỹ thì chúng ta cũng cần coi trọng về hình dạng cũng như cấu trúc của lá, vì lá sẽ giúp chúng ta xác định được giống và thậm chí là cây Lan đó thuộc loài nào.

Sau khi kết thúc phần giới thiệu chung về các bộ phận chính yếu của giống lan hài (rễ, thân và lá), chúng tôi đi vào phần giới thiệu chung về các giống thuộc họ lan hài, đó là Cypripedium, Paphiopedilum, Selenipedium, Phragmepedium và cuối cùng là các loài Lan hài lai tạo.

(Còn tiếp)

LAN HÀI PAPHIOPEDILUM (Tiếp theo)

Paphiopedilum là một giống, có thể nói là lớn nhất trong họ lan hài, cho đến nay người ta đã biết có khoảng 70 loài. Phần lớn giống này sinh trưởng ở vùng Đông nam Á và những hòn đảo gần đó. Một số loài trong giống này có thể thích nghi với nơi ở mới. Một số thuộc loài Lan biểu sinh, song hầu hết thuộc về thạch lan. Ít nhất có 1 loài hấp thụ được muối vì đã quen với vùng bờ biển, chúng dễ dàng hấp thu sương muối.Có nhiều loài sống trên những sườn núi cao hoặc bên rìa các khe núi. Một số khác lại phát triển dưới bóng râm của những bụi cây rậm rạp vùng đất thấp dưới sức nóng mặt trời. Hầu hết, đề thích hợp với độ ẩm cao gần như quanh năm và để tránh nhiệt độ băng giá. Không có loài nào trong giống này rụng lá trong thời kỳ nghỉ của cây, mặc dù chúng phải chịu đựng với mùa lạnh hoặc không khí khô. Tất cả đều có thể ra hoa trong điều kiện nuôi trồng trong nhà kính chỉ cần chúng ta lưu ý trạng thái tiểu khí hậu ở gần các vách kính.

Tùy thuộc vào mỗi loài, lá của lan hài Paphiopedilum có thể là xanh hoặc là lá gấm (khảm), là loài có lá kết thành hình quạt hoặc lá xuất phát từ cái thân ngắn của nó. Dù chúng thuộc loài có kết cấu lá như thế nào, tồn tại trong khoảng vài năm, nhưng chúng chỉ ra hoa một lần. Không khó khăn gì trong việc phân biệt là cây non, cây trưởng thành (đã có chồi mới và đã ra hoa), hoặc những cây đã già ta thấy ngay cái cuống hoa cũ vẫn còn ở trên thân. Lá của các loài này được mô tả là loại lá gập đôi hoặc lá có gân nổi sống trâu, và được sắp xếp đối xứng sang hai bên trông giống cái quạt.

Sự khác biệt đáng lưu ý nữa là kích thước của cây đối với từng loài trong giống Paphiopedilum. Để so sánh từng cá thể đã trưởng thành ta quan sát độ dài và bản rộng của lá, cũng như số lượng lá tạo nên cái quạt, cũng như quan sát sự chồng khít giữa lá nọ lên lá kia, ta có thể xác định được kích thước của cây. Loài lan hài ở vùng đá vôi, có độ rộng của quạt khoảng 10 cm, nhưng đối với loài Lan hài biểu sinh thì độ rộng của quạt đạt tới 1 m. Chiều cao của mỗi loài cũng khác nhau kể cả về độ dài cũng bản rộng của lá. Thường người ta thấy những loài có lá khi đứng chỉ cao 25-30 cm vì nếu nó dài hơn nữa thì nó uốn cong xuống một cách tự nhiên.

Chồi hoa của lan hài Paphiopedilum xuất hiện ở chân chiếc lá mới ra, khi phát triển đầy đủ nó có thể mang 1-20 hoa. Một số loài trong đó liên tục ra chồi hoa để chúng có thể cho hoa trong nhiều tháng, trong khi một số loài khác lại có từ 2-20 hoa nở kế tiếp nhau trên một vòi hoa. Nếu được chăm sóc tốt, một cây có thể đẻ ra một số cây khác, tạo thành khóm như vậy có thể cho 20 hoặc hơn số vòi hoa trông rất đẹp mắt, mặc dù trên mỗi cây chỉ có một vòi hoa.

Chiều cao của cuống hoa cũng là một yếu tố để chúng ta xem xét một cây Lan hài. Những loài mọc ở đầm lầy, chiều cao của cuống hoa chỉ khoảng 4 cm tính từ chân lá, trong khi đó một số loài khác lại có vòi hoa cao tới 60 cm hoặc có khi hơn.

Một số loài trong giống Paphiopedilum được thụ phấn tự nhiên theo định kỳ, một số khác lại ít khi hình thành cái trái nang. Sự thụ phấn của các loài này luôn chậm vì việc hình thành các bầu nhụy cũng khá chậm, thường có độ trễ khoảng vài tuần sau khi đã thực hiện việc thụ phấn.

Một sự lựa chọn thận trọng các loài và lai tạo giống lan Paphiopedilum là sự bảo đảm cho việc cây Lan sẽ cho hoa quanh năm, điều đó luôn làm hài lòng các nhà vườn. Việc lai tạo giữa các loài cùng nhóm sẽ cho ta những loài Lan có hình dáng và màu sắc hoa mới, làm phong phú thêm cho những người nuôi trồng. Như là một kết quả tất yếu cho việc nuôi trồng một cách cẩn trọng và tiến hành lai tạo theo phương pháp đa hội, sẽ cho ra những loài Lan lai phức hợp, và nâng cao tính thẩm mỹ cho mỗi loài. (Còn tiếp)

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon