Kỹ thuật nhân giống lan Hồ điệp và lan Cattleya – p11

Kỹ thuật nhân giống lan Hồ điệp và lan Cattleya – p11
Đánh giá

Nhân giống lan Hồ điệp và lan Cattleya: Chúng ta có thể nhân giống lan Hồ điệp và lan Cattleya bằng cách tách các giả hành và nuôi cấy phát hoa.

1. Nhân giống nhóm lan Cattleya.

– Chúng ta có thể nhân giống nhóm lan Cattleya bằng cách tách các giả hành.

Các bước tiến hành như sau:

Lan Cattleya có các giả hành đủ tiêu chuẩn nhân giống
Lan Cattleya có các giả hành đủ tiêu chuẩn nhân giống.

– Cắt giả hành với những lưỡi dao sắc bén sạch. Sau đó, dùng thuốc trừ nấm hoặc sáp nến chảy hoặc bột vào chỗ cắt để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn.

– Sau đó, bạn có thể trồng nó ngay lập tức hoặc để nó 2 – 3 ngày và cây trồng nó khi bạn muốn.

– Khoảng thời gian tốt nhất để cắt hoa Lan là tháng bảy vì thời gian này, hoa Lan làm cho rễ mới rất nhanh và đang phát triển rất tốt.

Nhân giống lan Cattleya: Các giả hành đã được tách
Nhân giống lan Cattleya: Các giả hành đã được tách.

2. Nhân giống lan hồ điệp từ nuôi cấy phát hoa.

Bước 1: Tạo chồi sinh dưỡng từ phát hoa.

  • Vật liệu:

Phát hoa Lan Hồ Ðiệp sẽ được thu khi hoa nở hết trên cành. Lựa chọn những phát hoa lớn khoẻ, cắt đi những đốt chứa mắt ngủ dài tới 4 cm, tách bỏ lớp vỏ bao quanh mắt ngủ. Tình trạng mắt ngủ phải còn trắng xanh hay hơi đỏ của màu phát hoa, loại bỏ những mắt ngủ bị hoá đen và bị trầy xước.

  • Tiến hành khử trùng:

– Lau nhẹ mắt ngủ bằng cồn 70 độ.

– Tiến hành lắc với xà phòng loãng trong 3 phút và rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ hết xà phòng.

– Trong tủ cấy, mẫu được ngâm trong cồn 70o trong 1 phút, sau đó được khử trùng với dung dịch javel có nồng độ 1: 5 trong 25 phút.

– Tiến hành rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (3 lần).

– Loại bỏ hoại tử, cấy mẫu lên môi trường MS có bổ sung BA 3 mg/l.

– Điều kiện nuôi cấy: mẫu nuôi cấy được đặt trong điều kiện: 25oC, 12 giờ chiếu sáng và ẩm độ là 80%.

– Sau 10 tuần nuôi cấy, các chồi sinh dưỡng hình thành từ mắt ngủ phát hoa và mang các lá non đủ rộng để làm nguyên liệu khởi tạo PLB từ mô lá.

Nhân giống lan Hồ điệp: Sự hình thành chồi dinh dưỡng từ phát hoa
Nhân giống lan Hồ điệp: Sự hình thành chồi dinh dưỡng từ phát hoa.

Bước 2: Khởi tạo PLB từ mô lá.

– Các mẫu lá thu được từ các chồi sinh dưỡng được cắt theo kích thước 5 x 5 mm. Những mẫu lá được đặt nuôi trong môi trường MS 1/2 bổ sung các chất điều hoà sinh trưởng thực vật NAA 1mg/l, BA 10 mg/l, Adenin 10 mg/l

Sau 10 tuần nuôi cấy:

– Các PLB chủ yếu được hình thành từ các mảnh lá ở phần gốc với ít các mảnh lá ở phần đỉnh. Dù lá và thân có những điêmt giống nhau về hình thái giải phẫu nhưng lại khác về cách sinh trưởng và sắp xếp của các mô. Lá có sự sinh trưởng tận cùng hữu hạn. Vì vậy, để có sự phát sinh hình thái mới, đỉnh lá cần có sự phân hoá của các tế bào nhu mô để trở về trạng thái mô phân sinh

– Sau một thời gian, các chồi xuất hiện xung quanh mép lá (nơi có vết thương) tiếp tục phát triển trong khi phần mô lá ban đầu lại bị hoại đi. Phiến lá ban đầu được dùng như nguồn dinh dưỡng khởi đầu cho PLB và cho chồi sau này tuy nhiên hệ thống mạch của chồi được hình thành thì lại hoàn toàn độc lập với hệ thống mạch của mô mẹ.

Nhân giống lan Hồ điệp: Sự tạo PLB từ mô lá
Nhân giống lan Hồ điệp: Sự tạo PLB từ mô lá.

  • Sự tái sinh chồi từ PLB.

– Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ PLB chỉ cần sử dụng các môi trường khoáng có bổ sung nước dừa, peptone, khoai tây… mà không sử dụng bất kỳ chất điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985) và Tanaka (1987) đã sử dụng môi trường Knudson C cải tiến và môi trường Hyponex cải tiến, còn Haas-von Schmude (1983,1985) sử dụng môi trường MS trong việc tái sinh cây con từ PLB. Griesbach (1983) sử dụng môi trường Murashige và Skoog để tái sinh cây con từ PLB, trong khi Lin (1986) sử dụng môi trường Knudson C cải tiến có bổ sung BA (1 mg/l) để chuyển PLB thành cây con.

  • Sự ra rễ.

– Thông thường các chồi tái sinh từ PLB sẽ ra rễ và phát triển mạnh trên môi trường có bổ sung nước dừa, khoai tây, chuối… mà không cần dùng bất kỳ chất điều hòa tăng trưởng nào cả. Nhưng việc này vẫn còn tùy thuộc vào giống. Có một số giống rất dễ đẻ chồi nách làm chồi chính phân nhánh không phát triển được rễ, lá nhỏ còn thân chồi kéo dài, vậy nên chồi thường tồn tại ở dạng cụm chồi. Muốn khắc phục vấn đề này thì ta cấy từng chồi riêng lẻ lên môi trường có hormone tăng trưởng IBA với nồng độ 0.5 – 1 mg/l, chồi sẽ ra rễ dài, lá to. Sau 3 – 4 tháng nuôi cấy có thể đem cây con ra trồng ngoài vườn ươm.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon