Loài lan đã phát triển những mối liên kết kỳ lạ với các loài sinh vật khác để có thể tồn tại và vượt qua các biến đổi khí hậu. Trong kết cấu rễ cây của đa số các loài Lan có sự cộng sinh của một loài nấm cực nhỏ (Mycelium).
Một mối liên kết cộng sinh đã được hình thành từ sự liên minh này, mà ở đó cả hai đều hoàn toàn dựa vào nhau để sinh tồn. Cây lan là nơi trú ngụ cho loại nấm Mycelium, ngược lại nấm Mycelium thải ra những chất dinh dưỡng mà rễ cây Lan hút vào.
Có nhiều loại nấm khác nhau cho các loại lan khác nhau vì đa số các loài Lan đều có nấm cộng sinh của riêng mình. Ngay từ đầu nó cần phải tiếp xúc với một loại nấm nào đó để hạt giống có thể nảy mầm. Vì lý do này nên người ta thường thấy lan mọc theo từng nhóm lớn thay vì từng cây riêng lẻ, chúng sẽ có được loài nấm cần thiết khi ở gần nhau.
Cánh môi màu đỏ thắm (trông giống như vết thương của một con vật nào đó) của giống lan Bulbophyllum đang lôi cuốn con ruồi màu xanh. Khi con ruồi cúi sâu vào “vết thương”, cánh môi phía trên sẽ đẩy thân con ruồi vào nụ phấn.
Có nhiều loại hoa Lan nhỏ đến nỗi có thề nằm lọt vào một cái đê (may áo quần). Xuất phát từ Mã Lai, giống lan Schoenorchis Pachyrhachis nở hoa thành những chùm. Chính kích thước nhỏ bé này của chúng tạo điều kiện cho chúng ta có thể dễ dàng trồng chúng trên những miếng vỏ cây.
Mọc trên những thân cây cá biệt nào đó cũng là cách sinh trưởng duy nhất của các loài Lan cộng sinh nhiệt đới. Trong những khu rừng mưa hàng nhiều thế kỷ không bị xâm nhập, có thể làm vật chủ cho cây Lan chỉ có một số cây đặc biệt nào đó. Thân hoặc chạc đầu tiên của một cây lớn là nơi những lớn và to thường bám vào, trong khi những loài Lan nhỏ hơn sẽ đeo vào ngoài rìa tán lá hoặc những cành cây nhỏ.
Trong khu rừng lúc nào cũng xanh tươi khi tán lá phát triển và dày đặc thêm, tán lá bao phủ các giống lan nằm giữa phát triển thành những chủng loại khỏe mạnh và có lớp lá đậm màu hơn, nhưng chúng có thể không nở hoa dễ dàng như những loài Lan nằm ngoài rìa. Ở đây, nhờ vào làn gió mát và ánh sáng mặt trời nên cây Lan sẽ nở hoa dễ dàng hơn, mặc dù chúng thường có những bông hoa rỗng, quăn lại và lá màu vàng.
Vẻ đẹp của giống lan Gongora đang hấp dẫn con ruồi đến gần. Hãy chú ý đến cơ câu thụ phấn rất tinh vi để bảo đảm con ruồi sẽ được dẫn dụ đến phần nụ hoa.
Hoa lan thường phát triển những mối liên hệ đặc biệt với một số loài côn trùng để có thể thụ phấn, những loài dơi nhỏ hay chim ruồi. Trong trường hợp côn trùng, mối liên hệ đó thường hình thành với chỉ một loài đặc biệt nào đó hoặc một nhóm côn trùng. Khi đi tìm mật hoa, con côn trùng bị lôi cuốn đến bông hoa, vốn đôi khi được tiết ra để tạo điều kiện cho việc thụ phấn nhưng không thường xuyên. Màu sắc, kích thước và hình dạng, tất cả đều là những hình thức quan trọng trong việc lôi cuốn côn trùng.
Thủ thuật giả hình thường được nhiều loài Lan dùng để lôi cuốn một loài ong hay ruồi nào đó, chẳng hạn như loài Lan châu Âu Ophrys có cánh môi trông giống như con cái của một loài côn trùng nào đó. Khi con đực trông thấy nó, tưởng nhầm đó là bạn tình và tìm cách giao phối, để rồi chỉ gây thụ phấn cho bông hoa đó mà thôi, ở loài “lan ong” (Ophrys Apifera), cây Lan tính toán thời gian nở hoa cho trùng với sự xuất hiện của loài ong đực, vốn chỉ hiện ra trên đôi cánh 3 tuần trước khi có loài ong cái. Một khi có loài ong cái xuất hiện, ong đực sẽ không còn quan tâm đến các bông hoa nữa. Vì vậy việc tính toán thời gian nở hoa chính xác của loài Lan này rất quan trọng cho việc thụ phấn.
Con chim ruồi đang thụ phấn cho loài Lan Hexisea Bidentata từ Nam Mỹ. Điều này là do bông hoa hoàn toàn có màu đỏ, không thêm phần trang trí nào khác. Thay vào đó, nó đã hấp dẫn được con chim vào với mật hoa.
Có một số loài Lan, tiết ra một mùi thối rữa rất mạnh, đặc biệt là giống Bulbophyllum. Chúng có những cánh môi hay đài hoa màu đỏ sậm trông rất giống với một miếng thịt bị thối rữa, đúng là nơi mà các loài ruồi hay ong bắp cày hay đẻ trứng. Ngược lại, giống lan Brassavola Nodosa ban đêm tiết ra một mùi hấp dẫn các loài côn trùng và bướm ăn đêm để thụ phấn. Cũng có loài Lan Angraecum kỳ lạ thường nở hoa trắng, chỉ tiết mùi thơm vào đầu ngày để trùng khớp với thởi gian mà một số côn trùng nào đó hoạt động tích cực. Những loài Lan khác, chẳng hạn như loài Oncidium Flexuosum, nở hoa thành từng chùm ở cuối một cành nhỏ dài, hấp dẫn các loài cồn trùng bay ngang khi các chùm hoa lắc lư theo một cơn gió nhẹ.
Mối liên hệ độc đáo giữa loài Lan với những côn trùng thụ phấn cá biệt đã phát triển trong một thời gian dài, nhưng nó có thể bị phá vở do sự can thiệp của con người đối với thế giới tự nhiên thông qua việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, nạn đốn rừng và mỏ rộng đất nông nghiệp.
Những bông hoa của loài Lan Anacamptis Pyramidalis đang lôi cuốn vài con bướm. Chúng có mùi thơm nhẹ nhàng nhưng không có mật hoa.