Cây cảnh Hoa Cam Thảo (Abrus precatorius): Lung linh như cánh bướm xinh Đăng ngày 6 Tháng mười hai, 201931 Tháng Một, 2022 bởi Hải Yến 06 Th12 Đánh giá Cam thảo là loại dược liệu nổi tiếng nhưng hình dáng nó không phải ai cũng biết, đặc biệt hoa, quả cam thảo cũng rất đẹp mời các bạn cùng ngắm hoa và xem công dụng của cam thảo nhé! Cam Thảo dây (tên khoa học: Abrus precatorius L.) Tên gọi khác: Dây cườm cườm, Dây chi chi, tác dụng dùng chữa ho, giải cảm, trị viêm gan hoàng đản do siêu vi trùng, tiêu viêm, lợi tiểu… Cam Thảo dây là loại dây leo, thân quấn, phân nhiều nhánh nhỏ. Lá kép lông chim. Hoa màu hồng, mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá hay đầu cành, cánh hoa hình cánh bướm. Cam thảo là loài cây liên nhiệt đới, mọc hoang trong các rừng còi, rừng thưa vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng. Dây cam thảo cũng thường được trồng làm cảnh và làm thuốc ở nhiều nơi. Người ta thường dùng dây lá Cam Thảo dây để điều hoà các vị thuốc khác, dùng chữa ho, giải cảm, trị hoàng đản do viêm gan siêu vi trùng. Người ta còn dùng lá Cam Thảo dây nhai với muối và nuốt nước để chữa chứng đánh trống ngực. Hạt chỉ dùng ngoài để sát trùng, tiêu viêm, làm mụn nhọt chóng vỡ mủ (giã nhỏ đắp); tốt nhất là trị ngực sưng đau do tắc tia sữa: người ta lấy một lượng vừa đủ, giã nát, nghiền thành bột, trộn với dầu mè bôi và đắp ngoài. Hạt Cam Thảo dây rất độc. Chất độc đó là abrin, tan được trong nước. Nếu đem hạt giã nhỏ, hòa với nước uống sẽ bị ngộ độc với triệu chứng biếng ăn, ăn mất ngon, mệt mỏi, đau đầu dữ dội, huyết áp hạ, mất thăng bằng cơ thể, chân tay run rẩy, nôn mửa, tiêu chảy. Thời kỳ tiền ngộ độc kéo dài ít nhất vài giờ trước khi xuất hiện triệu chứng ngộ độc. Nửa hạt Cam Thảo dây nhai nuốt cũng đủ gây độc cho người. Nước ngâm hạt cam thảo dây bôi vào chỗ da bị xước sẽ gây loét tại chỗ, nhỏ vào mắt sẽ gây phù tấy kết mạc dẫn đến hỏng giác mạc. Hải Yến Gió bạn với cây tự buổi nào , Gió về cây lại ngất ngư chao . Gió đi cây sẽ im lìm đứng, Như kẻ lỡ làng dạ khát khao . Xem các bài khác Hoa Trinh Nữ: Dịu dàng e ấp Sắc tím Bằng lăng