Cây bàng lá tim cẩm thạch (Ficus deltoidea Jack f. Variegata), hoặc được gọi là bàng cẩm thạch lá tim (có nơi gọi là cây cẩm thạch lá tim) là loại cây kiểng có nguồn gốc đặc hữu từ miền nam của Thái Lan. Đây là loài cây thường được trồng để trang trí sân vườn, ban công hoặc trồng trong chậu làm cây cảnh, cây indoor, cây nội thấy, cây trong nhà.
Dễ nhầm lẫn: Bàng Đài Loan Cẩm Thạch không phải là Bàng cẩm thạch lá tim?
Cây bàng cẩm thạch thường (Tên khoa học là: Bucida buceras Variegated) là cái tên dùng để chỉ loài cây cùng loại cây Bàng Đài Loan.
Cây Bàng cẩm thạch loại to là cây trồng cảnh quan, trồng công trình lấy bóng mát, cây trưởng thành có tán rộng, lá phân tầng rất đẹp. Lá nhỏ nhỏ có màu xanh pha viền trắng. Cây bàng cẩm thạch giống thường phát triển nhanh, có thể đạt chiều cao từ 11 đến 22 m, tán lan rộng khoảng 11 – 17 m khi đạt kích thước trưởng thành.
Cây Bàng Cẩm Thạch Lá Tim là loại lùn, mọc chậm, lá tròn dạng tim, hợp với trồng trong nhà, ban công vì có thể chịu môi trường ánh sáng thấp hơn. Lá đẹp hơn, tán lá rộng hơn và ít phân tầng như bàng Đài Loan.
Dễ nhầm lần: Cây cẩm thạch thân cỏ và cây bàng cẩm thạch lá tim
Trước đây ở một số vùng ở Việt Nam như Sa Đéc, Đà Lạt cũng có một loài cây được gọi tên là cây Cẩm Thạch, nhưng chú ý đây là một loại cây bụi thấp, thân thảo (không phải thân gỗ) thuộc họ Dền. Cây cẩm thạch dạng thân thảo này có tên khoa học là: Alternanthera tenella. Họ thực vật là: Amaranthaceae (họ dền). Tên tiếng Anh thường gọi là: Joyweed, Sanguinaria.
Còn cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch hay Bàng Cẩm Thạch Lá Tim thuộc cây thân gỗ có tên khoa học: Ficus deltoidea Jack f. Variegata
Đặc điểm của cây Bàng Cẩm Thạch Lá Tim (Ficus deltoidea Jack f. Variegata)
Đây là cây thuộc loại cây có thân gỗ, cây sống rất thọ, lâu năm và là cây bán thường xanh (sẽ rụng lá 1 phần khi chuyển sang thu đông). Vỏ cây có màu nâu xám. Giống cây này được phát triển và lai tạo từ các loài bản địa ban đầu, có nguồn gốc ở miền nam của Thái Lan. Dáng của cây Bàng cẩm thạch lá tim thường có hình trụ, cành gồm nhiều lá đơn xếp xen kẽ, đầu lá tròn, có hoa văn trái tim rất đẹp mắt, mép nhẵn, lá tương đối dày.
Lá của giống cây Bàng Cẩm Thạch lá tim này có hình bầu, tròn, tương đối giống như hình chiếc quạt, với 2 cẩm thạch trắng và xanh lá cây đan xen. Phần rìa của lá có màu trắng sáng, phía bên trong là một màu xanh lá cây rất vintage, nhìn xa trông giống hệt một trái tim cẩm thạch.
Bàng Cẩm Thạch Lá Tim là một dạng cây bụi tương đối lớn đi kèm nhiều lá nhỏ xinh xắn với kích thước 3-5 cm. Màu trắng nằm ở phần rìa những chiếc lá hình tròn hơi tam giác khiến cho lá màu xanh của cây trông giống hệt như hình trái tim.
Cây Bàng Cẩm Thạch Lá Tim là loại cây thân gỗ, cây có thể đạt chiều cao tối đa chỉ tầm 1,6m. Thân gỗ chính rất cứng cáp, các cành nhánh tương đối mềm dẻo. Kiểu dáng của thân tương tự như của cây gừa hoặc cây sanh. Cây dễ dàng cắt tỉa để tạo dáng bonsai hoặc dáng tree như ảnh dưới
Cách trồng và chăm sóc cây Bàng Lá Tim Cẩm Thạch
Loại cây này không yêu cầu hay đòi hỏi cao về đất trồng, cây Bàng Cẩm Thạch Lá Tim ưa thích nơi có ánh sáng mạnh, ưa ánh sáng trực tiếp nhưng tránh để cây tiếp xúc ánh nắng trực tiếp trong thời gian quá dài trong ngày (khiến lá xấu, bị cháy rìa). Nếu trồng trong bóng râm, trong nhà quá lâu thì lá cây có thể hơi vàng và rụng do cây lầm tưởng là thời tiết chuyển thu, đông nên phải rụng lá để giữ nước (đây là đặc điểm chung của cây bán thường xanh). Như vậy nếu trồng trong nhà mà các bạn thấy cây có rụng lá và vàng lá thì chuyển ra cửa sổ hoặc để ra ban công để cây có sức khoẻ và mọc lá mới. Tránh tưới nước quá nhiều, chỉ tưới khi đất khô (dùng cái que hoặc đũa cắm xuống, nếu thấy đũa mà ẩm thì không tưới, đũa mà khô thì hẵng tưới cây).
- Đất: Nên dùng đất tơi xốp, thoát nước nhanh
- Tưới nước: Không cần tưới nhiều. Chỉ tưới khi cây có dấu hiệu khô. Chú ý không tưới khi đất ẩm tránh làm bí rễ. Dùng 1 cái đũa hoặc 1 cái que tre cắm vào gốc cây, chỉ tưới khi nhấc que lên và thấy que khô, nếu que còn ẩm thì không nên tưới nước. Chú ý nên đem cây ra nhà vệ sinh tưới đẫm rồi cho thoát hết nước, để khô ráo đem vào sẽ hiệu quả hơn là cách tưới ít một và liên tục, vừa mất thời gian vừa không đảm bảo thoát nước hết cũng như nước thấm hết vào rễ li ti bên dưới.
- Thay chậu: Nên thay chậu có nhiều lỗ thoát nước, to hơn khi cây to hơn
- Nền sau khi thay chậu: Nên dùng các nguyên liệu thoát nước nhanh như đất sét nung, sỏi xay. Tránh dùng đất vườn hoặc đất sét dễ làm cây bí rễ
- Ánh sáng: Nên để ở nơi có ánh sáng gián tiếp, thậm chí có thể có nắng chiếu vào. Không nên để cây ở chỗ không có ánh sáng, nếu để indoor hoặc trong nhà nên chọn chỗ gần cửa sổ, nếu không thể có chỗ nào có ánh sáng thì nên vài ngày để trong nhà vài ngày để ra ban công hoặc cửa sổ có ánh sáng, ánh nắng.
- Sâu bệnh: Cây thân gỗ nên rất ít bị sâu bệnh, hầu như không có bệnh gì đặc thù.
- Phân bón: Có thể bổ sung các loại phân NPK rẻ tiền, phân gốc, phân nước. Trường hợp không có phân bổ sung thì dùng vỏ trứng luộc đập vụn bổ sung vào gốc tăng canxi cho cây cứng cáp.
- Chú ý: Đây là cân bán thường xanh nên sẽ rụng lá khi thay đổi môi trường, nhiệt độ, ánh sáng. Nếu lá rụng nhiều nên để ra ban công, ra nơi có nắng cho cây hồi và ra lá non mới. Vào mùa đông cây sẽ rụng lá 1 phần (đây là đặc điểm chung của cây bán thường xanh) để giúp cây giữ nước và giữ sức bung lá vào mùa xuân.