Giải nghĩa các loại phân bón cần cho cây sinh trưởng

Hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây đều do phân bón cung cấp. Các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và phát triển của cây bao gồm 10 yếu tố Mg (magiê), Fe (sắt), Ca (canxi), O (oxy), H (hydro), N (nitơ), P (photpho), S (lưu huỳnh), C (carbon), K (kali), trong đó nhu cầu lớn nhất là N, P,K. Ngoài ra một số nguyên tố vi lượng cũng rất cần thiết cho cây như Cu (đồng), Zn (kẽm), B (bo). Những ngyên tố này thường có trong phân bón và đất.

Phân bón có hai loại là phân vô cơ và phân hữu cơ. Mục đích khi chúng ta bón phân là giúp bổ sung dinh dưỡng còn thiếu trong đất trồng cây để cung cấp kịp thời nhu cầu dinh dưỡng cây cần cho sự sinh trưởng và phát triển của nó. 

Phân hữu cơ có tác dụng lâu, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp tái tạo đất tốt. Nhưng không thể sử dụng ngay mà phải xử lý lên men cho đến khi không còn mùi hôi thối mới dùng.

Phân vô cơ được tạo ra bằng phương pháp tổng hợp hóa học từ đá tự nhiên nên tác dụng của nó nhanh nhưng không bền. Phân vô cơ có 3 loại chính là phân lân (có chứa photpho) phù hợp với cây cần bón cho quả , phân đạm (có chứa nitơ) phù hợp với cây cần phát triển cành lá và phân kali (có chứa kali) phù hợp với cây cần bón cho hoa. 

Sau đây chúng tôi xin giải thích về công dụng của 3 loại phân vô cơ trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

1. Phân đạm

Tên gọi khác của phân đạm là phân bón lá nên ta thấy là nó cần cho sự phát triển của cành lá. Nên bón phân đạm cho những cây cần phát triển về lá từ khi còn bé, đến thời kỳ cây sinh trưởng và ra hoa kết trái thì nên dừng bón phân đạm nếu không cây sẽ bị ảnh hưởng và cành lá trở nên yếu ớt, dễ nhiễm sâu bệnh. 

2. Phân lân

Tên gọi khác của phân lân là phân bón quả. Phân lân giúp cho sự phân hóa mầm hoa và ra nụ, giúp cho màu sắc hoa rực rỡ hơn, hương thơm hơn, quả to và nhiều thịt hơn, đồng thời giúp cho cây sinh trưởng khỏe mạnh. Trước khi cây ra hoa và đậu quả thì nên bón nhiều phân lân một chút. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ của cây với loại phân này có hạn nên phân lân còn được dùng để bón lót.

Một số loại phân lân phổ biến

Nhóm lân tự nhiên

Là loại không qua bất kỳ khâu chế biến nào mà hoàn toàn từ tự nhiên. Loại phân này tồn tại chủ yếu là các loại phân phốt phát như Photphorit, Apatit. Phân Photphorit chứa hàm lượng lân ít, khoảng 8 đến 12%, lân này là dạng bột khô, phù hợp bón cho đất phèn, chua và các cây họ Đậu. Phân Apatit là loại chứa hàm hượng lân cao, khoảng 30 đến 40% và là loại quặng chứa lân tự nhiên cao nhất. Phân này phù hợp để bón cho đất nghèo lân ở mức độ cao và rất cao.

Nhóm lân chế biến

Đây là nhóm lân được nhiều người hiện nay ưa dùng vì hàm lượng lân cao hơn lân tự nhiên lại dễ theo dõi tình hình cây trồng khi bón phân này. Phân lân chế biến lại được chia làm 2 loại là phân lân nung chảy và phân lân supephotphat.

Phân lân nung chảy

Thành phần chính của phân lân nung chảy là Ca3(PO4)2, có màu trắng xám hoặc xanh xám, được sản xuất trong điều kiện nung chảy quặng photphat ở nhiệt độ cao. Đây là loại phân phù hợp với đất chua vì kiềm sẽ giúp trung hòa môi trường đất. Bạn có thể dùng vôi để làm dịu tính chua của đất sẽ phát huy tối đa hiệu quả của phân lân nung chảy.

Phân lân Supephotphat

Là loại phân có tính dễ tan nên có thể kết hợp với phân chuồng ủ hay phân trùn quế để bón thúc cho cây giúp mang lại hiệu quả cao.

Một số biểu hiện khi thấy thiếu phân, thừa lân

Biểu hiện của cây khi thiếu phân lân

Khi cây thiếu lân bạn sẽ thấy quá trình ra hoa của cây bị chậm lại, tỉ lệ đậu quả cũng ít và quả không có chất lượng tốt. Lúc này các hoạt động tổng hợp dinh dưỡng cho cây bị kém hiệu quả, không tổng hợp được những protein cần thiết cho cây.

Khi cây không đủ lân, bộ rễ của cây sẽ không phát triển, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp và hô hấp của cây. Làm cho cây giảm khả năng cứng cáp, dễ bị gãy đổ, khả năng chống chọi với thời tiết bất lợi rất kém. Điều này làm cho cây dễ bị nhiễm bệnh, năng suất cây không cao.

Biểu hiện khi cây thừa phân lân

Các dấu hiệu thừa lân rất ít khi biểu hiện ra bên ngoài. Bạn có thể thấy dấu hiệu như quả sẽ chín sớm hơn so với quy luật hàng năm. Do vậy bạn cần hết sức chú ý khi bón lần cho cây, nhớ kết hợp thêm các phân hữu cơ khác để cây không bị thừa lân ngoài mong muốn.

3. Phân Kali

Tên gọi khác của phân kali là phân bón rễ. Loại phân này giúp cho thân cây, rễ cây sinh trưởng tốt, giúp cây không bị đổ và cũng tăng khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt, sâu bệnh hại.

Đây là phân không thể thiếu trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Ở giai đoạn cây còn non, hoặc đang mọc nhiều chồi non hoặc sau khi cây con được trồng vào chậu thì bạn có thể bón nhiều kali một chút. Sau thời kỳ sinh trưởng, kali còn giúp cho cây quang hợp tốt hơn, có vai trò quan trọng trong việc hình thành carbohydrate. Đây là tác dụng mà có thể nhìn thấy rõ nhất đối với các cây cảnh rễ củ, cần tích trữ một lượng rất lớn carbohydrate. Nếu cây cảnh của bạn trồng trong nhà, khả năng quang hợp yếu vì thiếu ánh sáng thì có thể bón nhiều kali. Ưu điểm của phân này là nếu bạn bón có quá liều thì cây không bị cháy lá.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon