- Nguồn: [Ebook] The Unexpected Houseplant: 220 Extraordinary Choices for Every Spot in Your Home –
- Biên tập: Dũng Cá Xinh (Tháng 02/2022)
- Dịch: Vui Nguyễn
English
From the road, it looks like any other house. For anyone tooling through town, my home doesn’t really stand out, except perhaps for its preponderance of garden beds visible from the street and the fact that it’s a tad funkier than the neighboring New England architecture in the center of town. Especially in winter, you’d be prone to roll right on by without giving it so much as a second glance. But if you had reason to nose into the driveway, knock on the front door, and slip inside, it would be a whole different story.
Basically, if you don’t like plants, don’t bother to enter. Agoraphobics will be just as agri-challenged inside as they are in the field. Because within that unassuming exterior resides a wonderful world of roaming vines and hairy stems. Leaves of all shapes, sizes, textures, scents, and combinations of colors are given free rein. You must brush by them to deliver the FedEx box. It’s necessary to engage with the flower spike of the pregnant onion before gaining entry into the converted barn, where the comfy chair awaits. Watch how you angle the groceries around the kalanchoe, because clumsily maneuvered baggage will bring it down. Only dogs with short tails are allowed in.
Wherever it is possible to host plants, my house is wall-to-wall greenery. I didn’t bother doing much with decorator colors on the walls; I didn’t sweat the window treatments or the framed family portraits—the plants are my decor. At any given moment, I host hundreds of houseplants, give or take a couple of dozen. In autumn, the inventory might swell when I crowd more plants inside than the light venues can comfortably host. In winter, the amaryllis and other holiday cheerfuls hold forth. In spring, the accumulation swells with seedlings that are destined for outdoors. For a few brief months in the depths of summer, the head count decreases while the majority of my indoor plants sojourn outside. But I keep many succulents and all my terrariums close by because the home feels empty without their green presence. I can’t live without the jungle of leafy branches and groping vines that I call home.
And it’s not as though I don’t have green elsewhere in my life. I garden intensively and extensively outdoors in summer. Every weekend, I hop in the car and visit gardens. Then I spend the rest of the year with the enviable job of writing about summer gardens. But I still couldn’t live without plants sharing my abode. For me it’s all about the plants stretching their limbs, forming their buds, expanding new leaves, and responding to my nurturing (or neglect, if called for). And that sensation—that intimacy with nature—is what I strive to describe in this book. If nothing else, this is the chronicle of a romance between botany and a kid who craves green.
But under that thin veneer is an ill-concealed attempt to convert you. I’m hoping you’ll buy into this. I’m doing my best to demonstrate how plants can change your psyche when you welcome them into your life. It’s radical. It’s the difference between holding nature at arm’s length and embracing it into the heart of your home. But don’t take my word for it—give plants a chance. Live intimately with them. Let them connect. Experience their cycles and rhythms. Flow them into your agenda. Encourage those tendrils to meander into your everyday experience so they’re inextricably woven into your life. Do it with all the style, creativity, and devotion that you lavish on the other aspects of your life. Do it with the fervor you pour on your pets, for example, and you could end up starting a sweet relationship. Here, in the pages that follow, are the tools you’ll need to achieve your in-house botanical bond.
BACKGROUND
You’re wondering how I got into this pickle, aren’t you? How did I get this green gig going deep inside in the first place? Well, it started innocently enough. There’s probably a green-oriented child in every bunch of youngsters, and I was that kid. I spent my spare time pestering the old florist down the street who puttered around her greenhouse, and I brought home anything she would give away. That’s really how it began—with an ivy, I believe.
I brought it home and I put it proudly on my desk at the end of the room, far from a light source. I was clueless, but it’s hard to go wrong with an ivy. That initial positive input probably set me on my future track. My sister had great pictures on her wall on the other side of the room. She had great clothes, great friends, great taste, a great figure—and I had my ivy. It moved me in the right direction.
I grew up (sort of), and somehow ended up working with tropical plants. I thought I wanted to be a farmer, and grew an acre of organic vegetables in my spare time, but ended up in a family greenhouse business, falling in love with one of the sons and also with the collection of tropical plants that three generations of houseplant fanatics had built. Meanwhile, we grew a polite smattering of houseplants in the Victorian home we shared with my mother-in-law. It wasn’t as plant-dense or funky as my current domain, but it was in keeping with the ambiance.
That setting leads into the backstory here, because houseplants came of age with the Victorians. Of course, throughout history, gardeners have brought plants indoors out of necessity. No one wanted to leave their favorite rosemary out to freeze during the winter when they desperately needed its savory zing to make the potatoes tasty. But prior to the nineteenth century, most homes were too dark and heating systems too primitive for plants to thrive in the typical dimly lit abode that went below freezing indoors every frigid winter night. Stoic plants survived indoors during the winter, but they weren’t the salubrious, ebullient entities I describe in this book.
That changed with technological advances. Heating systems became different, streamlined animals in the nineteenth century, and glass-making processes were perfected, allowing the average homeowner to expand window space. Houseplants followed close on the heels of increased light.
Our Victorian home had a bay window in its back parlor, and this was one offshoot of the trend toward increased light indoors and its influence on gardening. Bay windows really were an architectural response to a generation of gardeners who wanted to bring nature indoors to enjoy close up. Not only did a bay window augment light, but because it was recessed from the main room, it kept plants cool at a time when improved heating systems were making living spaces newly toasty. True to tradition, our bay windows hosted begonias staged in jardinieres. It was a nod in the right direction, but it was much more buttoned down than the jungle that would fill my later living space.
This story really begins when I moved on. That was my initiation into houseplant gardening in earnest. There was no question that plants would infiltrate my new home. But as the plants started marching in, I was surprised at how different this mode of indoor gardening was from my previous tropical experience. Beyond the Victorian house, my new situation offered a more engaging relationship with plants. It was indoor gardening embraced. It was intimate and much more of a lark. Funk found its way into the dialogue. Once I got the hang of it and learned its parameters, there was more potential. That’s what led to the wall-to-wall coverage.
An attached greenhouse came with this home, and it greets everyone who enters the front door. But the greenhouse bank of glass faces east with a solid wall (not glass) on the west, plus it has buildings cutting off light on three sides. It basically acts like a large window, maybe slightly improved by the light coming in from above. It’s crammed with plants. And the rest of the house is equally maxed out by plants. I have only one north window; other windows face east, west, and south, and there are many. But I wouldn’t call it a house that is overly endowed with windows. That said, I have conscien
tiously kept my incoming light unobstructed. Although gardens have sprung up everywhere surrounding the house and beyond, I’ve never planted a tree that stands (or one day might stand) between potential sunbeams and my houseplants. That’s not happenstance—it’s a policy.
Plants are everywhere indoors. Literally, I’ve commandeered any place that can be coaxed to grow any sort of plant. The situation has been edging in that direction since the first day I moved into my house 15 years ago, and the quantity of botanical roommates has increased over the years. Long before I started this book, my life was filled with plants. Just ask the UPS man.
Of course, I have help. The houseplants are Einstein’s mission too. Einstein is the nonpedigree Maine Coon shelter kitten I adopted a few months ago to fill the oversize paws of Monk Monk, a much-beloved 20-year-old Maine Coon who passed away last year. Not to be a spoiler, but Einstein figures prominently in these pages. So it seems like a good moment to talk about houseplants and their interaction with the rest of your family. Until he established himself firmly and indisputably as a mauler (of epic proportions), bouncer, and shredder, rather than an ingester, the houseplants and Einstein kept their distance. Some plants are toxic. Do not assume that any plant in this book is edible. To be on the safe side, keep houseplants out of reach. Grow them where children and pets can’t possibly tangle with or ingest them. If you think they might be a problem for your family, steer away from plants such as calla lilies, narcissus, ivies, hyacinths, crotons, euphorbias, sansevierias, Passiflora caerulea, and others that are particularly toxic. But this is by no means a complete list. For information about animal toxicity, go to aspca.org/pet-care/poison-control/plants/. For questions about human toxicity, call a poison control center and visit aapcc.org. But keep in mind that an allergic reaction to any plant is possible. Dermatological reactions to many plants are also possible. Always wear gloves and protective clothing when working with plants. Several excellent books have been devoted to the subject and they are mentioned in Suggestions for Further Reading. And even though you may garden organically, it is possible that a nursery might have applied pesticides to a plant prior to your purchase. Einstein has learned to live with my collection of plants, but it was an educational process for us both.
The teaching process had plenty of opportunity. The unique factor of this book is that I focus only on the plants that I grow or have grown. This book isn’t about all the houseplants in the world—there are too many. This is a chronicle of the highlights of my indoor garden. It’s about my very own, overly green, botanically jam-packed home.
So call me a fanatic. I won’t even flinch, because it’s true. But I like to think I’m a realistic maniac. I’m not going to claim that you can feed yourself on citrus through the winter. I’m not even going to say you can grow an abutilon without whitefly or a gardenia that doesn’t look jaundiced. But I am going to share the successes that I’ve had growing houseplants in a fairly ordinary growing environment. And the successes have been many and glorious.
But I’m a confessed missionary and I’m trying to dangle the lure and offer the tools to rope you in as well. You can easily savor these successes. There’s nothing privileged about my situation besides perhaps access to windows; there’s nothing vastly different between our circumstances. I want you to give this a try. Tell you what: kick off your shoes, sit back, and imagine a jasmine sending its tendrils meandering toward your comfy chair. Now turn to Spring, and I’ll tell you how to make it happen. We’ll do it together.
YOU CAN DO THIS
Absolutely, you can do it. Once you steady your shaky hand, give yourself the pep talk, march into the supermarket, tenderly ease a deserving little plant into your shopping cart, and proceed to the checkout line to make the adoption legal, you stand an excellent chance of securing success. You don’t have to go to a specialty nursery (although you can, if you want); you don’t have to spend scads of money (although that’s certainly an option)—you can just go to the grocery store and start with something safely on the beaten track. Give it a cool container, some care, the right light, and enough water, and you might be on your way to a lasting relationship.
In my opinion, the secret lies in selecting a plant that tugs at your heartstrings. When your Aunt Maude saddles you with her spider plant (notice that I haven’t bothered to profile spider plants; I’m boycotting them in this volume and probably in all possible sequels), bring it straight to the dumpster if you share my aversion. Don’t even go through the motions of growing it, neglecting it, and watching it gradually suffer a slow and painful death. (Of course, if a spider plant is your heartthrob, my apologies for the slight. And by all means embrace one.) In your home, grow only plants that you find appealing. I know it sounds obvious. But I am also continually blindsided by this issue. Somebody will bestow their favorite plant on me (usually right before moving to a very distant part of the country), and I feel obligated to welcome it into the fold. But not really. I almost always treat it badly. I act like the evil stepmother. And because Cinderella stories don’t prevail in the plant world, the poor wee (or not-so-wee) thing begins to fail. Then it gets insects. Before it dies, it takes out all the newly infested plants in close proximity. You see what I mean.
There’s got to be chemistry. In the back of this book, there’s a chapter that reveals all the basics of plant care. Throughout, I offer hints in every chapter to guide your way into houseplant proficiency. Certainly, all this advice will help you reach bingo. But the romance comes first. True, you might learn to adore a houseplant that didn’t have “love at first sight” appeal, but only if it survives to become something that might lure you into that sort of affair.
Other than the desire to create something meaningful with a green thing, it doesn’t take much. You’ll get the hang of it in no time. You can accelerate from total non-greenness to an extremely adroit houseplant grower in a blink. With the right botanical someone, decent potting soil on hand (that’s important), the proper light, and an appropriate container, Eden can be yours.
Actually, a little creative imagination might come in handy. Supermarket plants are (alas) inherently unappealing. By and large, they look fairly dowdy in their pathetic plastic pots. But don’t let the package stand in the way of a first date. Try to think about what that little plant might look like when dressed for success. The container is key: it’s like a picture frame. Give that little plant the shine of a natty container, and it just might glow. I know—sometimes it seems like a stretch. But if you feel the slightest spark, give it a chance.
This book is filled with plants that worked for me. I confess that I jump hoops for certain houseplants. But it doesn’t have to be difficult. It really isn’t hard. There are moments when it’s a challenge to fit watering into my schedule, but I quench my plants’ thirst. There are times when fitting a meal into my schedule is a crush. And nonetheless, I have managed to keep myself alive and fed. Not only that, but I’ve managed to keep Einstein nourished. And I attend to the plants’ needs as well. Good things have happened as a result of all this nurturing. Yes, you do have to devote a little effort to growing houseplants. But it’s absolutely worthwhile. Don’t take my word for it: give houseplants a chance.
Tiếng Việt
Giống như những ngôi nhà khác dọc con đường. Đối với những người đi qua thị trấn, nhà tôi không có gì quá nổi bật, ngoại trừ việc khi nhìn từ ngoài đường vào, bạn có thể thấy những luống hoa, và thực tế trông nó kì lạ hơn một chút so với kiến trúc New England của những ngôi nhà khác ở trung tâm thị trấn. Đặc biệt là vào mùa đông, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy ngay mà không cần phải nhìn lại lần thứ hai. Nhưng nếu bạn có lý do để ghé thăm, hãy gõ cửa trước và vào trong, đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Chỉ cần trong nhà tôi có cửa sổ đủ nắng hoặc nửa nắng
thì đều trồng được các loại cây như Stapelia scitula, Sen
đá (Echeveria), Thu hải đường Zip (Begonia ‘Zip’)
và Euphorbia ‘Peppermint Candy’.
Về cơ bản, nếu bạn không thích cây cối, bạn có thể không vào. Những người sợ không gian sẽ được trải nghiệm nông nghiệp bên trong nhà kính nhưng lại giống như khi họ đang ở ngoài thực địa. Bởi vì bên trong vẻ ngoài bình dị đó ẩn chứa cả một thế giới tuyệt vời với những cây dây leo và thân cây đầy lông lá. Ở đây chúng ta có thể bắt gặp những chiếc lá với mọi hình dạng, kích thước, kết cấu, mùi hương và sự kết hợp màu sắc khác nhau. Khi bạn chuyển hộp FedEx. Bạn sẽ bắt gặp những bông hoa hành tây trước khi vào nhà kho, nơi có những chiếc ghế êm ái đang chờ đợi. Hãy chú ý cách sắp xếp đồ đạc xung quanh những chậu hoa chi Kalanchoe, vì nếu đồ đạc được vận chuyển một cách vụng về sẽ khiến những chậu hoa này bị đổ. Chỉ những con chó đuôi ngắn mới được phép vào.
Ở đâu cũng có thể trồng cây được, nhà tôi có cây xanh leo kín tường. Tôi không bận tâm nhiều đến màu sắc trang trí trên tường, cũng không hề gặp phải trường hợp hơi nước bám trên cửa sổ hay cần treo các bức ảnh gia đình — cây cối là vật trang trí của tôi. Lúc nào trong nhà tôi cũng có hàng trăm cây trồng, mua về hoặc lại mang đi vài chục cây. Vào mùa thu, khi tôi trồng thêm nhiều cây, trong kho sẽ có nhiều loại cây hơn so với những khoảng không thoải mái ánh nắng. Vào mùa đông, hoa Loa kèn (Amaryllis) và các loại hoa thú vị khác vẫn được chăm sóc. Vào mùa xuân, những cây con ưa sáng sẽ nảy mầm. Trong vài tháng ngắn ngủi của mùa hè, số lượng cây trồng giảm trong khi phần lớn các cây trồng trong nhà sẽ được đặt ở bên ngoài. Nhưng tôi sẽ trồng nhiều loài xương rồng vào những cái hồ cạn gần đó vì ngôi nhà trông rất trống trải nếu không có sự hiện diện của màu xanh. Tôi không thể sống mà không có cây cối, cành lá và những dây leo quấn quanh nơi tôi gọi là nhà.
Đây là một khu rừng rậm với cây cối mọc um tùm
từ cửa trước đến khắp ngôi nhà.
Điều này không có nghĩa là tôi không có màu xanh ở những nơi khác trong cuộc sống của mình. Tôi làm vườn ngoài trời rộng rãi vào mùa hè. Mỗi cuối tuần, tôi sẽ lái xe đến thăm các khu vườn đó. Sau đó, tôi dành phần còn lại của năm để bắt đầu công việc ưa thích là viết về những khu vườn mùa hè. Nhưng tôi vẫn không thể sống nếu không có thực vật ở đó. Đối với tôi, công việc này là viết về cách cây cối lớn lên, hình thành chồi non, mọc lá mới và cách chúng phản ứng với sự nuôi dưỡng của tôi (hoặc bỏ mặc, nếu cần). Cảm giác gần gũi với thiên nhiên là những gì tôi muốn cố gắng truyền tải trong cuốn sách này. Nếu không có gì thay đổi, đây sẽ là cuốn biên niên sử của một câu chuyện tình lãng mạn giữa thực vật học và một đứa trẻ khao khát màu xanh.
Nhưng dưới lớp vỏ mỏng manh đó là sự nỗ lực không che giấu. Tôi hy vọng bạn sẽ mua cuốn sách này. Tôi đang cố gắng hết sức để chứng minh rằng thực vật có thể làm thay đổi tâm trạng của bạn khi bạn chào đón chúng vào cuộc sống của mình. Đó là điều cơ bản, đó là sự khác biệt giữa việc đẩy thiên nhiên ra khỏi cuộc sống và ôm lấy nó, lấy nó làm trung tâm của ngôi nhà. Nhưng đừng tin lời tôi quá— hãy cho cây cối một cơ hội. Sống thân mật với chúng. Hãy để chúng kết nối. Trải nghiệm chu kỳ sống và nhịp điệu của chúng. Đưa chúng vào danh sách những thứ cần làm. Khuyến khích chúng bước vào cuộc sống hàng ngày và để chúng gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của bạn. Hãy làm điều đó với tất cả niềm đam mê, sự sáng tạo và tận tâm, giống như khi bạn làm với các thứ khác trong cuộc sống. Ví dụ, hãy làm điều đó với sự nhiệt thành mà bạn dành cho thú cưng, từ đó bạn có thể bắt đầu một mối quan hệ ngọt ngào với cây cối. Các phần tiếp theo sẽ nói về các công cụ bạn cần để đạt được mối liên kết với thực vật.
BỐI CẢNH
Bạn đang tự hỏi làm thế nào mà tôi lại vướng vào rắc rồi này, phải không? Làm thế nào tôi lại dấn thân vào con đường này? Chà, nó bắt đầu rất tự nhiên. Có lẽ khi còn là một đứa trẻ, tôi là một đứa có khuynh hướng xanh trong đám thanh niên. Tôi dành thời gian rảnh quấn lấy bà lão bán hoa già ở cuối phố, bà ấy trồng rất nhiều cây quanh nhà kính của mình, và tôi thường mang về nhà bất cứ thứ gì mà bà ấy cho. Tôi bắt đầu con đường này bằng một cây thường xuân, tôi nhớ là vậy.
Tôi mang nó về nhà và tự hào đặt nó lên trên bàn làm việc ở cuối phòng, cách xa nguồn sáng. Lúc đó tôi không biết gì cả, nhưng bạn biết mà thật khó để cây thường xuân gặp vấn đề. Những bước khởi đầu tích cực đó đã đưa tôi tiến gần hơn con đường tương lai của mình. Em gái tôi có những bức tranh tuyệt đẹp trên bức tường phía bên kia căn phòng. Nó có những bộ quần áo đẹp, những người bạn tốt, gu thẩm mỹ tuyệt vời và một dáng người hoàn hảo — còn tôi, tôi có cây thường xuân của mình. Nó đã đưa tôi đi đúng hướng.
Tôi lớn lên (đại loại như vậy), và bằng cách nào đó, tôi lại làm việc với các loài thực vật nhiệt đới. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ trở thành một người nông dân, trồng một mẫu rau hữu cơ vào thời gian rảnh rỗi, nhưng cuối cùng lại kinh doanh cây cảnh, yêu một người con trai và sở hữu bộ sưu tập cây nhiệt đới mà ba thế hệ những người cuồng cây nội thất đã gầy dựng. Lúc đó, với kiến thức nông cạn của mình, chúng tôi đã trồng rất nhiều cây nội thất trong ngôi nhà từ thời Victoria mà tôi sống cùng với mẹ chồng. Nó không rậm rạp hay sặc sỡ như ngôi nhà hiện tại của tôi, nhưng nó phù hợp với môi trường sống xung quanh.
Chính bối cảnh đó đã dẫn đến câu chuyện này, bởi vì cây trồng trong nhà đã có tuổi từ thời Victoria. Tất nhiên, từ đó đến nay, những người làm vườn đã mang cây vào nhà khi cần thiết. Không ai muốn để cây hương thảo yêu thích của mình đông cứng bên ngoài vào mùa đông khi họ rất cần hương thơm của nó để làm một món khoai tây thơm ngon. Nhưng trước thế kỷ 19, đa số các ngôi nhà đều quá tối và hệ thống sưởi thì lại quá thô sơ để thực vật có thể phát triển mạnh ở một nơi ở thiếu ánh sáng như thế, điển hình như những ngôi nhà bị đóng băng vào mỗi đêm đông lạnh giá. Thực vật khắc kỷ sống trong nhà suốt mùa đông, nhưng chúng không phải là những thực thể rực rỡ mà tôi mô tả trong cuốn sách này.
Điều này đã thay đổi cùng với sự tiến bộ của công nghệ. Hệ thống sưởi đã trở nên khác biệt, được sắp xếp hợp lý vào thế kỷ 19, và quy trình làm nhà kính đã được hoàn thiện, cho phép chủ nhà có thể mở rộng không gian cửa sổ. Các công việc nội trợ cũng theo sát gót sự phát triển của điện.
Cây được trồng trong lọ và chỉ nhận ánh sáng gián tiếp,
các loại rêu như Selaginella kraussiana ‘Aurea’ (bên phải)
và ‘Frosty Fern’ (Selaginella kraussiana ‘Variegata’) sống
bên cạnh lọ trồng Ráng ổ phụng (Asplenium nidus.)
Ngôi nhà thời Victoria của chúng tôi có cửa sổ lồi (bay window) ở phía sau phòng khách, đây là một phần của xu hướng tăng cường ánh sáng trong nhà và ảnh hưởng của nó đối với việc làm vườn. Cửa sổ lồi là một phản ứng kiến trúc dành cho những người làm vườn muốn mang thiên nhiên vào trong nhà để tận hưởng cận cảnh. Bởi vì nó được đặt ở phòng chính, cửa sổ lồi không chỉ giúp tăng thêm ánh sáng mà nó còn giúp cây cối thêm phần mát mẻ vào thời điểm hệ thống sưởi ấm đang được cải tiến để làm cho không gian sống trở nên tươi mới hơn. Theo đúng như truyền thống, cửa sổ lồi nhà tôi dùng để trồng Thu hải đường (Begonias) trong các chậu hoa lớn. Đó là một hướng đi đúng đắn, nhưng còn cần nhiều thứ hơn so với khu rừng rậm sẽ lấp đầy không gian sống của tôi sau này.
Câu chuyện thực sự bắt đầu khi tôi chuyển đi. Đó là bước khởi đầu trong quá trình nghiêm túc làm vườn trong nhà của tôi. Tất nhiên tôi sẽ mang cây trồng đến căn nhà mới. Nhưng khi chúng bắt đầu tiến vào, tôi ngạc nhiên không biết trồng cây trong nhà khác gì so với kinh nghiệm trồng cây nhiệt đới trước đây của tôi. Ngoài ngôi nhà thời Victoria, môi trường sống mới khiến tôi gắn bó với thực vật hơn. Từ đó việc trồng cây trong nhà được chấp nhận. Nó vừa gắn bó lại vừa thú vị. Khi tôi hiểu rõ về cây trồng trong nhà và tìm hiểu các thông số, tôi thấy rất có tiềm năng. Đó là lý do tại sao giờ đây cây cối lại bao phủ trên các bức tường ở ngôi nhà của tôi.
Không phải mối quan hệ nào cũng lâu dài. Ví dụ như giữa tôi và
Ornithogalum thyrsoides ‘Alaska’. Trong vài tháng đầu, đó là thứ
đầu tiên tôi nhìn thấy khi thức dậy vào buổi sáng. Sau đó,
tình trạng này không còn diễn ra nữa.
Nhài hồng sẽ sải những cánh tay và chân vướng víu,
quấn quanh và chụm lại thành một cụm
Ngôi nhà này có một nhà kính gắn liền, nó chào đón tất cả những ai bước vào cửa trước. Nhưng mép kính của ngôi nhà hướng về phía đông với một bức tường kiên cố (không phải bằng kính) ở phía tây, thêm vào đó là các tòa nhà cắt bớt ánh sáng ở ba phía. Về cơ bản, nó hoạt động giống như một cửa sổ lớn, có thể được cải thiện một chút nhờ ánh sáng từ trên cao chiếu vào. Bên trong trồng rất nhiều cây cối. Phần còn lại của ngôi nhà cũng được tối đa hóa bởi cây cỏ. Tôi chỉ có một cửa sổ ở phía bắc; các cửa sổ khác quay mặt về phía đông, tây và nam, và có rất nhiều cửa sổ. Nhưng tôi sẽ không gọi nó là một ngôi nhà được ưu đãi quá mức bởi các cửa sổ. Tôi nhận thức được việc phải giữ cho ánh sáng không bị cản trở khi chúng tiến vào nhà tôi. Mặc dù những khu vườn mọc lên ở khắp mọi nơi xung quanh ngôi nhà và xa hơn nữa, tôi chưa bao giờ trồng một cái cây che khuất (hoặc một ngày nào đó có thể che khuất) những tia nắng tiềm tàng và cây trồng trong nhà của tôi. Đây không phải điều ngẫu nhiên mà đó là một chiến lược.
Thực vật có mặt ở khắp mọi nơi trong nhà. Theo nghĩa đen, bất cứ nơi nào trồng được cây tôi đều trồng hết. Tình hình đã xoay chuyển theo hướng đó kể từ ngày đầu tiên tôi chuyển đến căn nhà này cách đây 15 năm, và số lượng bạn cùng phòng thực vật đã tăng lên trong những năm qua. Rất lâu trước khi tôi bắt đầu cuốn sách này, cuộc sống của tôi ngập tràn cây cỏ. Chỉ cần hỏi người của UPS là biết.
Tất nhiên, tôi cũng được giúp đỡ rất nhiều. Trồng cây trong nhà cũng là sứ mệnh của Einstein. Einstein là chú mèo giống Maine Coon mà tôi nhận nuôi cách đây vài tháng để lấp đầy khoảng trống của Monk Monk, một cô mèo Maine Coon 20 tuổi rất được yêu mến, nhưng nó đã qua đời vào năm ngoái. Không phải tôi tiết lộ nội dung trước đâu, nhưng Einstein sẽ xuất hiện một cách nổi bật trong những trang sách này. Vì vậy, có vẻ như đây là thời điểm tốt để nói về cây trồng trong nhà và sự tương tác của chúng đối với những thành viên còn lại trong gia đình. Einstein và cây trồng vẫn giữ khoảng cách với nhau cho đến khi nó tự khẳng định mình một cách chắc chắn và không thể chối cãi với tư cách là một kẻ phá hủy, một người bảo vệ chứ không phải là một kẻ thích gặm cắn cây trồng. Một số cây có độc. Đừng cho rằng bất kỳ loại cây nào trong cuốn sách này cũng có thể ăn được. Để an toàn, hãy để cây trồng trong nhà ngoài tầm với. Đặt chúng ở những nơi trẻ em và thú cưng không thể với tới hoặc ăn chúng. Nếu bạn cho rằng chúng có thể là vấn đề đối với gia đình mình, hãy tránh xa các loại cây như Loa kèn (Calla lilies), Thủy tiên (Narcissus), cây Thường xuân (Ivy), Dạ lan hương (Hyacinth), Cô tòng (Crotons), Đại kích (Euphorbia), Đuôi hổ (Sansevierias), Lạc tiên cảnh (Passiflora caerulea) và những loài đặc biệt độc hại khác. Đây vẫn chưa phải danh sách hoàn chỉnh. Để biết thêm thông tin về độc tính đối với động vật, hãy truy cập aspca.org/pet-care/poison-control/plants/. Đối với các câu hỏi về độc tính đối với con người, hãy gọi cho trung tâm kiểm soát chất độc và truy cập aapcc.org. Nhưng hãy nhớ rằng phản ứng dị ứng có thể xảy ra với tất cả các loại cây. Các phản ứng ngoài da đối với nhiều loại cây cũng có thể xảy ra. Luôn đeo găng tay và mặc quần áo bảo hộ khi làm việc với cây trồng. Một số cuốn sách xuất sắc đã viết về chủ đề này và chúng được đề cập trong phần Gợi ý Đọc thêm. Và mặc dù bạn có thể làm vườn theo phương pháp hữu cơ, nhưng một vườn ươm có thể sử dụng thuốc trừ sâu cho cây trước khi bạn mua về. Einstein đã quen với bộ sưu tập cây trồng của tôi, tuy nhiên đó là cả một quá trình giáo dục của cả hai chúng tôi.
Yếu tố độc đáo của cuốn sách này là tôi chỉ tập trung vào những cây mà tôi trồng hoặc đã trồng. Cuốn sách này không nói về tất cả những cây trồng trong nhà trên thế giới bởi vì quá nhiều. Đây là biên niên sử về những điểm nổi bật của khu vườn trong nhà của tôi. Đó là về ngôi nhà ngập tràn thực vật, xanh tươi, và mang chất riêng của tôi.
Vì vậy, hãy gọi tôi là kẻ cuồng tín. Tôi sẽ không nao núng đâu vì đó là sự thật. Nhưng tôi thích nghĩ rằng mình là một kẻ cuồng thực tế. Tôi sẽ không khẳng định rằng bạn có thể ăn cam quýt trong suốt mùa đông. Tôi thậm chí sẽ không khẳng định rằng bạn có thể trồng cây Dạ hương mà không có ruồi trắng hoặc cây Dành dành không bị vàng úa. Nhưng tôi sẽ chia sẻ những thành công mà tôi có được khi trồng cây trong nhà trong một môi trường trồng trọt khá bình thường. Và những thành công vẻ vang mà tôi đạt được.
Nhưng tôi là một nhà truyền giáo đã được xưng tội, tôi đang cố gắng dụ dỗ và lôi kéo bạn vào con đường này. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức hương vị của sự thành công. Khu vườn của tôi chẳng có gì đặc biệt ngoài việc có thể ngắm nhìn từ cửa sổ. Tôi muốn bạn thử cái này. Tôi muốn bạn cởi giày, ngồi xuống và tưởng tượng một cây hoa nhài đang tung những sợi dây uốn lượn về phía chiếc ghế êm ái của bạn. Bây giờ, hãy chuyển sang mùa xuân và tôi sẽ cho bạn biết cách biến điều đó thành hiện thực. Chúng ta sẽ làm điều đó cùng nhau.
Nếu không gian quá hẹp? Serissa foetida ‘Núi Phú Sĩ’
có thể thu nhỏ để lấp đầy góc tường đó.
BẠN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC
Bạn hoàn toàn có thể làm được. Khi bạn đã ổn định bàn tay run rẩy của mình, hãy tự trấn an bản thân, bước vào siêu thị, dịu dàng thả một chậu cây nhỏ vào giỏ hàng và tiến đến khu vực thanh toán, sau đó, bạn sẽ có cơ hội thành công. Bạn không cần phải đến một vườn ươm đặc biệt (bạn vẫn có thể đến, nếu muốn); bạn không phải tiêu quá nhiều tiền (mặc dù đó tùy thuộc vào lựa chọn của bạn) —bạn có thể chỉ cần đến cửa hàng tạp hóa và mua một vài thứ gì đó có ích. Mua cho cây một chiếc chậu xinh đẹp, cẩn thận chăm sóc, để chúng ở nơi có ánh sáng phù hợp và đủ nước, sau đó bạn có thể tiến tới một mối quan hệ lâu dài với chúng.
Theo tôi, bí quyết nằm ở việc chọn một loại cây phù hợp với sở thích của bạn. Khi dì Maude trách móc bạn vì cây cỏ Lan chi của bà ấy (lưu ý rằng tôi không bận tâm đến nó; tôi sẽ tẩy chay nó trong phần này và có thể là trong tất cả các phần tiếp theo nếu có thể), hãy ném nó thẳng vào thùng rác nếu bạn có chung ác cảm giống như tôi . Đừng vì mủi lòng mà giữ nó lại để trồng, rồi bỏ bê nó, và nhìn nó dần dần chết đi trong đau đớn. (Tất nhiên, nếu cỏ Lan chi là kẻ đánh cắp trái tim bạn, tôi xin lỗi vì xem nhẹ chúng. Hãy giữ chặt lấy chúng). Chỉ trồng những cây bạn thấy hấp dẫn trong nhà. Tôi biết điều này đã quá rõ ràng. Nhưng tôi cũng liên tục gặp khó khăn với vấn đề này. Ai đó sẽ tặng cái cây yêu thích của họ cho tôi (thường là ngay trước khi chuyển đến một vùng đất rất xa của đất nước), và tôi cảm thấy mình có nghĩa vụ phải chào đón nó. Nhưng không hẳn vậy. Tôi hầu như luôn luôn đối xử tệ với nó. Tôi hành động như một mụ dì ghẻ độc ác. Và bởi vì những câu chuyện về cô bé Lọ Lem không phổ biến trong thế giới thực vật, nên cái cây đáng thương đó (hoặc không) bắt đầu có vấn đề. Sau đó, nó nhiễm sâu bệnh. Trước khi chết, nó khiến cho tất cả những cây sống ở gần đó nhiễm bệnh. Bạn hiểu những gì tôi muốn nói, đúng chứ.
Einstein tức giận
Tất nhiên chúng ta cũng sẽ đề cập đến hóa học. Ở cuối cuốn sách này, có một chương tiết lộ tất cả những điều cơ bản về chăm sóc cây trồng. Xuyên suốt cuốn sách, trong mỗi chương tôi sẽ đưa ra các gợi ý để hướng dẫn bạn thành thạo cây trồng trong nhà. Chắc chắn, tất cả những lời khuyên này sẽ giúp bạn tiếp cận đúng hướng. Nhưng lãng mạn là trên hết. Đúng vậy, bạn có thể yêu thích một cái cây mà trước đó bạn không “yêu từ cái nhìn đầu tiên”, nhưng khi nó phát triển thành một thứ gì đó thu hút, bạn sẽ chìm đắm vào tình yêu đó.
Ngoài ra, nếu bạn muốn tạo ra một cái gì đó có ý nghĩa với những loại cây xanh tươi này thì bạn sẽ không mất nhiều thời gian đâu. Bạn sẽ nhanh chóng hiểu ra. Bạn có thể nhanh chóng từ một người hoàn toàn không có một chút màu xanh nào trong nhà thành một người trồng cây trong nhà cực kỳ thành thạo chỉ trong nháy mắt. Trồng loại thực vật phù hợp, đất trồng trong chậu tốt (điều này rất quan trọng), ánh sáng thích hợp và thùng chứa thích hợp, Eden sẽ là của bạn.
Thực tế, một chút sáng tạo sẽ rất hữu ích. Siêu thị cây trồng (than ôi) vốn dĩ không hấp dẫn lắm. Nhìn chung, chúng trông khá tồi tàn trong những chiếc chậu nhựa thảm hại. Nhưng đừng để chúng cản trở buổi hẹn hò đầu tiên của bạn. Hãy thử nghĩ xem cái cây nhỏ đó sẽ trông như thế nào khi khoác lên mình bộ quần áo mới. Chậu trồng cây chính là chìa khóa: nó giống như một khung ảnh. Hãy trồng cây vào đó và để nó tỏa sáng một cách tự nhiên. Tôi biết đôi khi nó có vẻ giống như một nhà tù. Nhưng nếu bạn cảm thấy tiềm năng, hãy cho nó một cơ hội.
Cuốn sách này nói về những loại cây trồng tôi thấy phát triển tốt. Tôi phải thú nhận rằng tôi gặp khó khăn với một số loại cây trồng trong nhà. Nhưng đó không phải là vấn đề. Nó thực sự không khó. Có những thời điểm mà việc tưới nước phù hợp với lịch trình của tôi là một thách thức, nhưng tôi đã làm dịu cơn khát của cây trồng. Có những lúc lịch tưới nước cho cây phù hợp với lịch trình của tôi, đó là một sự thích thú. Và dù sao, tôi đã cố gắng sống và chăm sóc cây. Không chỉ vậy, tôi còn nuôi dưỡng Einstein. Và tôi cũng đáp ứng nhu cầu của cây trồng. Những điều tốt đẹp xảy ra là kết quả của quá trình chăm sóc gian khổ này. Đúng vậy, bạn phải bỏ công chăm sóc cây trồng cây trong nhà. Nhưng nó hoàn toàn đáng giá. Đừng quên lời tôi: hãy cho cây trồng trong nhà một cơ hội.
Không cần tìm kiếm loại cây phù hợp ở đâu xa, siêu thị
nào cũng bán Cyclamen persicum khi kỳ nghỉ đông đến gần.
Nhiệm vụ của bạn là làm nó trông hấp dẫn hơn thôi.