[Ebook Việt Hoá] Indoor Gardening (2017): Choosing the right plants (Chọn đúng loại cây)

[Ebook Việt Hoá] Indoor Gardening (2017): Choosing the right plants (Chọn đúng loại cây)

English

SELECTING HEALTHY PLANTS

When buying a house plant, it is important that you take the time to check if it is healthy to ensure it will be happy once you have got it home. There is nothing worse than missing a telltale sign of underwatering or overwatering, and then discovering your plant only has a couple of weeks of life left. See Easy-going plants for beginners to help you make the right decision when picking your plants.
 
You can buy plants in various sizes and stages of growth, but if you buy from a garden centre you will find that a lot of plants are sold in small pots. These are young plants that have been potted up from seed or cuttings so you need to take particular care to choose one that is healthy to give it the best chance of growing on for years to come.
 
Some types of plant are much more expensive than others due to being rare specimens: they grow more slowly or are difficult to propagate. There is a huge selection of plants on the market and the different prices and shapes can be bewildering. Some small bonsai trees can be very expensive, as they may be 60 years old. However, a 2 metre- (6½ feet-) tall Chamaedorea elegans (parlour palm) could be half that price as they are relatively fast-growing and easy to propagate. If you want lots of greenery and volume, but money is limited, buy small, compatible plants, which can be grouped together to create immediate impact.
 
Another easy way to grow plants cheaply is to ask “friends and family if you can take cuttings from their plants. I’m constantly ‘borrowing’ cuttings from my mum’s greenhouse, as she seems to have a magic touch with plants.

Tips To Check For A Healthy Plant

  • Strong healthy leaves
  • Firm stem
  • No insects or pests anywhere on the plant (remember to check on the underside of leaves and along the plant’s stem as many pests will hide or be camouflaged)

Succulents are perfect first plants as they are low maintenance, easy to propagate and suited to most homes. They are best placed on the windowsill where they can get the most sunlight.
Succulents are perfect first plants as they are low maintenance, easy to propagate and suited to most homes. They are best placed on the windowsill where they can get the most sunlight.

LIGHT & SHADE

Different plants need different levels of sunlight in order to survive; some love getting as much sun as possible, whereas others prefer cooler, shady spots. It is important to work out how much, or little, sunlight a plant will be exposed to in each room. A sun-loving plant will not survive in a dark corner, and a shade-dwelling plant will struggle in full sun. Once you have established the light levels in your rooms you can choose the best plants accordingly.

North-facing windows

Rooms with north-facing windows get no direct sunlight at all, and will be the shadiest and coolest rooms in the house. There are plenty of plants that love this environment and will thrive when grown here. Hedera helix (common ivy) looks beautiful trailing down a bookcase and the Sansevieria trifasciata (snake plant) makes a striking feature.

East-facing windows

Rooms with an east-facing window will get direct sunlight from dawn until about mid-morning to noon, depending on the time of year. Early morning sun is less harsh than the afternoon sun, so east-facing rooms are perfect for plants that like a gentle amount of light and heat, but will also enjoy some time in the shade once the sun has moved “on. Try a Pilea peperomioides (Chinese money plant) here. In the more shielded parts of the room, you can also grow plants that require full shade.

South-facing windows

South-facing windows allow sunlight into the room throughout the day, including during the hottest early to mid-afternoon hours when the sun is closest to earth. Sun-loving and drought-tolerant plants flourish in these conditions, and leafy varieties tend to be fast-growing due to their prolonged exposure to sunlight. Succulents will thrive in full sun, and cacti like aloe add interest to a space while also being low maintenance.

West-facing windows

As with east-facing windows, rooms with west-facing windows only get direct sun for part of the day, but this time it is the later part. From early to mid-afternoon, sunlight will start to enter the room and will continue until dusk. However, because the room has already warmed up from the heat of the day, once the afternoon sun streams in it is usually much warmer than an east-facing room. In summer months it can get quite hot in west-facing rooms so plants that can tolerate heat are best in here. Try a Fittonia (nerve plant) or a Haworthia.
 

Easy-going plants for beginners

If you are new to gardening, here is a selection of plants that will suit you perfectly. All will provide you with lots of greenery, are easy to look after and are reasonably priced.
 
  • Monstera deliciosa (Swiss cheese plant): It is fairly inexpensive to buy a 30 cm (12 in) Monstera and it grows quickly, so you could get some easy height and beautiful leaves in under 3 months.
  • Epipremnum aureum (golden pothos or devil’s ivy): This is a great group of plants to get started with as they are relatively low maintenance. The trailing varieties sprout new leaves regularly and are great in a hanging planter such as a macramé hanger. However, they are toxic to cats and dogs.
  • Hedera (ivy): Ivy is almost indestructible and has a good telltale sign when it needs watering as the leaves will look limp and soft.
  • Chlorophytum comosum (spider plant): These are great low maintenance plants, which need watering from the bottom perhaps once a week and a misting every now and then. They sprout babies regularly, off the end of their leaves, that are easy to propagate; you will be inundated with baby plants, which you can then share with friends and family.

AIR-PURIFYING PLANTs

In 1989, NASA conducted a study and found that some common house plants filter toxins from the air. The University of Technology Sydney also conducted research in 2013 which found that having plants in your workspace can be productive to your working day. Even with just one plant on your desk, you could find that you achieve a 37 per cent reduction in tension, 44 per cent reduction in anger and 38 per cent reduction in fatigue. Put these plants in your office to help you relax or your bedroom to help you sleep soundly.
 
My favourite NASA-approved air-cleansing plants are:
  • Nephrolepsis exaltata (Boston fern)
  • Chlorophytum comosum (spider fern)
  • Ficus benjamina (weeping fig)
  • Spathiphyllum ‘Mauna Loa’ (peace lily)
  • Sansevieria trifasciata ‘Laurentii’ (variegated snake plant)
  • Dracaena fragrans (corn plant)
  • Hedera helix (common ivy)

BONSAI

I know what you are thinking: bonsai trees are not cool. But when you learn more about them you will be hooked, just like me. The traditional bonsai are now a little dated, but I’m trying for a resurgence.
 
There are records of bonsai trees dating from the early 14th century. The Chinese first began repotting naturally dwarfed trees from mountainsides into ornamental containers, appreciating the weird, twisted beauty of these mini trees in their homes. However, it is the Japanese who are responsible for cultivating bonsai trees and giving them their name, which means ‘plant’ (sai) ‘in a low pot’ (bon).
 
It is generally trees or shrubs that are made into bonsai. They can be sourced from the wild, where they have battled against the elements and grown dwarfed as a result (not the easiest option for obtaining a bonsai for most people) or you can buy one from a garden centre or specialist bonsai grower. Alternatively, you can grow your own bonsai from cuttings, seeds or by grafting, which is a bit more difficult. Remember, when you plant the seed for bonsai it will not automatically produce a dwarfed tree; that’s why it is important to learn the skills to prune and create a bonsai.
 
The every day needs of a bonsai tree are exactly the same as those planted outdoors: it must never ever be allowed to dry out (this is fatal), it needs good nourishment and a good growing mixture for it to age, it needs air and light, just like any other plant.
 
Occasionally, you will come across a bonsai tree that is hundreds of years old, with an extortionate price tag. This is because it has been cared for for many years and is very rare. But as with any hobby, I think it is more exciting to nurture your own bonsai tree and be proud of the way you have maintained it, rather than spend thousands of pounds on someone else’s work.
 
However, if you prefer to buy a ready-cultivated bonsai you can find them at garden centres and specialist nurseries. They are usually of excellent quality, but there are a few key things to remember: besides the age and shape of the tree, you need to check if it is healthy; the soil should be damp, and not rock-hard and dry; the leaves should be bright and healthy, without any spots or scorch marks; and the tree should be secure in its pot, which must have a drainage hole.
 
There is a little secret to keeping bonsai trees: they are not permanent house plants and appreciate a jaunt outside, when the weather permits, for some fresh air and rain.
 
People think bonsai are high maintenance, but this is so far from the truth. Just spray daily with water to keep them happy and they will thrive. Bonsai trees are a truly beautiful and stylish way to enhance your home.

BONSAI CARE

Pots & Dishes
In a bonsai’s composition its container has a purpose similar to that of a picture frame. Traditionally, the pot must complement the tree and not detract from it by being too bold. As your bonsai will be in the same pot for two to three years, you should pick one with great care.”
Size & Shape
Bonsai containers come in various shapes, colours and sizes; you can buy anything from miniature bonsai pots to those as tall as 45 cm (18 in). There are many different types for different bonsai; for example, the large shallow dishes are used for groups of miniature landscapes and the tall containers are usually designed for cascading bonsai. For the bonsai beginner, though, a shallow, oval pot works well with most bonsai styles.
 
The dimensions of the pot are bound by a number of rules. The pot should be half to one-third of the capacity of the upper part of the tree. Traditionally for the shorter, wider style of bonsai, like the shakan, the pot’s width should be at least two-thirds of the height of the tree. However, for a tall, slender tree like a sokan, the pot must be narrower than the spread of the branches. The depth of the pot must be almost equal to the thickness of the trunk (except with the cascade style).
Colour
It is customary for pot colours to be restrained so that the focus is on the tree itself. Shades of brown, dark blue or green are common and the colour should be influenced by the predominant colour of your tree. However, at geo-fleur we are challenging that tradition and using more modern pots. We use brighter colours for flowering trees, but it’s nice to stick to a colour scheme and still choose a pot that complements the colouring of the bonsai. The pot may be glazed outside, but traditionally it shouldn’t be glazed inside.
Drainage
All bonsai pots must have drainage holes to allow stale water to drain away and air to circulate around the roots. The holes should be covered with a fine piece of gauze so that the soil does not escape out of the bottom. Bonsai tree roots are not particularly absorbant, and so can quickly become oversaturated with water. A drainage plan is essential to keep your bonsai healthy and happy.
Compost
It is important to use bonsai compost for your tree, as it must be able to hold sufficient moisture and at the same time drain away any excess water to prevent root rot. You also need some akadama, which is a naturally occuring mineral that you mix into the bonsai compost.
Watering
The seasons can affect your watering system: if it is very hot in summer your bonsai may need watering twice a day; however, in winter it may only require watering only once every few weeks. The amount of water you need to give depends on how dry the soil is: you only need to water it when it is dry, and add just enough water to make the soil damp. It is really important to keep on top of watering your bonsai, because once the soil is dehydrated it is very hard to bring it back.
 
You should use a small watering can with a rose attached that has very small holes to give a fine spray; a Haws watering can is my favourite to use. In summer, trees should be watered in the early morning or late afternoon to avoid the midday heat.
Feeding
Fertiliser is important for your bonsai; you can use either liquid fertiliser or fertiliser granules. The liquid form works faster, but the nutrients are used up rapidly – in my opinion, the granules are better for bonsai as they work slowly and last for longer.
 
There is a rule not to give any fertiliser to a newly repotted bonsai for the first month as the fresh potting compost will have enough nutrients in it already. However, after that period the trees should be fed with a weak liquid fertiliser every 10–12 days in spring and summer. During winter, bonsai should be given little or no fertiliser, but if you feel your bonsai needs it make sure its soil is still a little damp when applying it.
Wiring
Wiring is when you use wire to manipulate the trunk and/or branches of the tree into your desired shape. It is quite a difficult skill to learn and requires practice. Beginners can learn to judge the tension of wiring by practising on an ordinary tree or shrub; if you wire it too tight the wire will cut into the bark, but if it is too loose it will slip off. Remember to consider the tree from all angles when you are deciding on a shape and ensure it looks good no matter your position.
 
It is ideal to bend your branch before wiring, as it increases the flexibility. Most bonsai should be wired during the winter months, since they take longer to reach a fixed position, and will remain wired for about 12–18 months, so it is a long process.
How to Wire a Tree
To wire a tree, start from the bottom of the trunk by fixing one end of the wire in the soil. You need to wire at a 45-degree angle, if it is any less than this it won’t hold the branch.
Pruning
Bonsai trees need training and pruning throughout their life. Don’t be afraid to prune your bonsai. It is vital for the growth of the tree, to help keep its shape, to maintain the small size of a naturally large tree, and to give it the appearance of an age and maturity beyond its real one. You can wire a bonsai into certain shapes, but generally only when the bonsai is young. Once the bonsai is about 2 years old, you need to prune it to give it shape. Most pruning is minimal, but it needs to be carried out frequently in order to force the tree to distribute its growth evenly.
 
Learning how to prune branches, twigs and leaves is essential to the life of your bonsai. To maintain the health of your bonsai you need to prune any dead or diseased leaves, along with enough leaves to maintain the delicate balance between the size of the root ball and the top growth as you do not want a top-heavy tree.
 
Pruning also preserves the desired shape of your bonsai tree, as well as keeping the leaves small and helping with the production of flower buds.
 
Your pruning tools should always be sharp and clean, as using dirty, blunt tools can spread disease and attract pests. If you are heavily pruning cuts of branches, paint the wound afterwards with a protective bonsai cut paste. Pruning shouldn’t be rushed and should be done with enough time and the right energy – it’s best to be calm!
Tools
As with all hobbies, there are many tools to entice you in as a gardener, especially with bonsai – there are some wonderful tools out there on the market, with beautiful Japanese blades. However, as a beginner you do not need all the expensive tools to get started – you can work up to those. A basic set should include pruning shears, concave branch cutters and wire cutters. Do not swamp your bonsai by using huge tools; buy the right size tools for your bonsai.
Branch and twig pruning
Before you start pruning, decide which side is the front of the tree, and what will be the most natural and best shape to prune the tree into. See for bonsai styles. Remove any dead or diseased wood, together with any branches growing directly to the front if they are on the lower half of the trunk. To prune a branch it is important to make sure the cut is just above a bud that is pointing in the direction that you want to make the branch grow. Try to make the cut slant downwards so that when you water the plant the water will run off the branches and the chance of rot will be considerably lessened.
 
The rule to follow when pruning branches is to remove any branch opposite the one that you want to keep – and if there are several branches growing at the same level around the tree they should be pruned to leave just one branch. Any branches that you have left may now be thinned so that they form a spiral, which becomes more dense nearer to the top of the tree – one of the most beautiful features of a bonsai tree!
 
These rules also apply to pruning twigs, except twigs do not need to be cut to form a spiral.
Leaf cutting (defoliation)
The tree must be healthy and strong, and at least two years old – so do not do this to recently repotted or pruned trees as they might be too weak to withstand defoliation. Leaf cutting should be carried out at the start of summer before new leaves start to grow and is one of the secrets of bonsai training – it helps to produce fine growth, smaller leaves and a nice autumn colouring. All you have to do is snip off some or all of the tree’s leaves at the top of their stalks, so that the leaf has been removed but its stalk is still attached to the tree. The tree then thinks it is autumn and the petioles, which are the leaf stalks, drop and new, finer leaves grow from the buds.
Repotting and root pruning
Bonsai should only be repotted every two to three years, mainly in spring. You should use roughly the same size pot or one very slightly larger to keep the bonsai small. You will also need some gauze, some sterilised gravel or flint chippings, bonsai compost and akadama. It can be a bit daunting to repot your bonsai after you have cared for it for so long but follow these instructions carefully and your bonsai will be fine.
 
  • 1. Make sure your new pot is clean, then put a small piece of gauze over its drainage holes.
  • 2. Cover the bottom of the pot with a layer of sterilised gravel or flint chippings. Mix together some compost and akadama at a ratio of 2 tablespoons of compost to 1 tablespoon of akadama, then cover the gravel with the mixture.
  • 3. Remove the bonsai from its existing pot by gently knocking the outside of it with the heel of your hand until the roots become loose.
  • 4. Starting at the edges and working inwards, carefully remove the old soil and tease out the roots with your fingers so that they are no longer clumped together. Remove “any dead roots using root scissors and trim back the root ball by one to two thirds depending on the age of the tree.
  • 5. Put the tree in the new pot, taking care not to damage the roots, and fill the pot with more soil (up to 2 cm (¾ in) from the rim of the pot). Finish with a finer layer of bonsai soil.
  • 6. Water the bonsai well and protect it from any harsh sunlight for 48 hours. You do not need to fertilise a newly potted bonsai for one month as the new compost contains nutrients already.

BONSAI STYLES

Bonsai styles are classified by the angle at which the trunk stands in the container. The different styles range from upright and formal to cascading or horizontal. You may prefer to cultivate a mixture of styles or have a particular favourite.
 
In nature, trees grow in all kinds of forms under the influence of the weather – particularly the wind – and their position. For example, a tree which is growing against a rock will first grow diagonally away from the rock to gain some space, and then vertically towards the light. However, domestic bonsai are pruned and wired into specific styles, allowing you to echo the effects of nature in the comfort of your own home.

Chokkan

This is a formal upright style, which is suitable for Picea (spruce), Larix (larch), Juniperus (juniper), Zelkova serrata (Japanese zelkova) and Gingko biloba (gingko) trees.
 
When a tree experiences no competition from other trees, is not sited in a strong prevailing wind and has enough food and water available, it will simply grow straight upwards with a conical trunk. It is important not to arrange the branches symmetrically, and the upper branches must be a little shorter and thinner than the branches below it. Branches must grow horizontally from the trunk, but the tree must be in balance with the tree and the pot.

Shakan

This is a slanting style and suitable for virtually all tree varieties. In nature, a strong prevailing wind will produce a tree which leans naturally to one side. This will also happen if your tree is in the shade and tries to grow towards the light. The trunk can either be straight or slightly bent, but should grow at an angle of between 70 to 80 degrees in relation to the pot.

Fukinagashi

Like the shakan, a fukinagashi bonsai is shaped by a strong wind, but to an even greater degree. Also called the windswept bonsai – like when we go out in the wind and our hair goes everywhere – this style is suitable for nearly all tree varieties.
 
This is also a good example of how a bonsai can struggle to survive in the wild: the trunk grows to one side as if the wind has been blowing it constantly. The branches grow out on all sides, but then you train the tree so that they only grow on one side.”

Moyogi

An informal upright style, the moyogi is suitable for nearly all tree varieties. This is one of my favourite styles as it has a number of curves and the lower trunk should be clearly visible. The branches are arranged symmetrically.

Kengai

This is a formal cascade style and one of the most expensive styles of bonsai to buy as it takes a long time to prune. It mimics a tree that has grown on a steep cliff bed and has overhung the cliff face due to its weight or a shortage of light. For bonsai, this means the crown of the tree should be below the rim of the pot. It is quite hard to keep a kengai style tree healthy as it is being forced to grow against its natural tendency to grow upwards.

Sekijoju

Trained to grow its roots over a rock, this style emulates rugged, wild trees that survive by sending their roots across rocks in search of nutrients in the hollows. The roots are exposed quickly and look ancient, which is important to this style of bonsai. It is traditional when repotting to ensure that the rock with the roots can be seen as part of the trunk. Good trees for this style are the Acer (maple) and Ulmus parvifolia (Chinese elm), which have strong roots.

Sokan

A twin trunk style of bonsai that is rather common in nature, where two trunks have grown from a single root, with one trunk thicker than the other. In bonsai, however, this can be faked by propagating a low branch into a second trunk, making sure it’s not too high. This style is suitable for all bonsai tree varieties.

Ikadabuki

Also known as the raft style, all varieties of trees can be grown in this shape. It is a good way of grouping lots of trees together, though in nature a fallen tree can survive by throwing up lateral branches, which look like a group of trees. It is important to note the distance between the little trunks is unchanging.
 


Tiếng Việt

CHỌN CÂY KHỎE MẠNH

Khi mua một cây trồng trong nhà, điều quan trọng là bạn phải dành thời gian để kiểm tra xem nó có khỏe mạnh hay không để đảm bảo rằng cây sẽ phát triển tốt khi bạn đem nó về nhà. Không có gì tệ hơn khi bỏ lỡ một dấu hiệu cho biết cây đang bị tưới nước quá mức và sau đó phát hiện ra cây của bạn chỉ còn sống được vài tuần. Xem Các loại cây dễ trồng cho người mới bắt đầu để giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn khi chọn cây.

Bạn có thể mua cây với nhiều kích cỡ và ở các giai đoạn phát triển khác nhau, nhưng nếu mua ở trung tâm làm vườn, bạn sẽ thấy rất nhiều cây được bán trong các chậu nhỏ. Đây là những cây non được ươm từ hạt hoặc giâm cành nên bạn cần đặc biệt chú ý để chọn một cây khỏe mạnh để cây có thể phát triển tốt nhất trong nhiều năm tới.

Một số loại cây đắt hơn nhiều so với những loại khác do là loài quý hiếm. Chúng phát triển chậm hơn hoặc khó nhân giống. Có rất nhiều các loại cây để lựa chọn trên thị trường với các mức giá và hình dáng khác nhau có thể khiến bạn hoang mang. Một số cây bonsai nhỏ có thể rất đắt vì chúng có thể đã 60 năm tuổi. Tuy nhiên, một cây Cau Hawai (Parlour Palm, Chamaedorea elegans) cao 2 mét (6½ feet) có thể chỉ bằng nửa giá vì chúng phát triển tương đối nhanh và dễ nhân giống. Nếu bạn muốn có nhiều cây xanh, nhưng tài chính có hạn, hãy mua những loại cây nhỏ tương thích mà có thể được nhóm lại với nhau để tạo ra tác động tức thì.

Một cách dễ dàng khác để trồng cây với chi phí rẻ là hỏi bạn bè và gia đình xem bạn có thể giâm cành từ cây của họ không. Tôi liên tục “mượn” cành giâm từ nhà kính của mẹ tôi, vì bà ấy dường như có khả năng ươm cây kỳ diệu.

Mẹo kiểm tra cây khỏe mạnh:

  • Lá khỏe mạnh
  • Thân cây chắc chắn
  • Không có côn trùng hoặc động vật gây hại nào trên cây (hãy nhớ kiểm tra mặt dưới của lá và dọc theo thân cây vì nhiều loài gây hại sẽ ẩn náu hoặc ngụy trang ở đó)

Succulents are perfect first plants as they are low maintenance, easy to propagate and suited to most homes. They are best placed on the windowsill where they can get the most sunlight.
Cây mọng nước là loại cây hoàn hảo cho người mới bắt đầu vì chúng ít tốn công chăm sóc, dễ nhân giống và phù hợp với hầu hết các ngôi nhà. Tốt nhất nên đặt chúng trên bệ cửa sổ nơi đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

ÁNH SÁNG VÀ BÓNG RÂM

Các loại cây khác nhau cần mức độ ánh sáng mặt trời khác nhau để tồn tại. Một số loại cây ưa môi trường càng nhiều ánh nắng mặt trời càng tốt, trong khi những cây khác ưa những nơi râm mát hơn. Điều quan trọng là phải xác định xem cây sẽ tiếp xúc với lượng ánh sáng mặt trời nhiều hay ít trong mỗi phòng. Cây ưa nắng sẽ không sống được trong góc tối và cây ưa bóng râm sẽ gặp khó khăn trong điều kiện ánh nắng trực tiếp. Khi bạn đã xác định mức độ ánh sáng trong phòng của mình, bạn có thể chọn những loại cây cho phù hợp nhất.

Cửa sổ hướng Bắc

Các phòng có cửa sổ quay mặt về hướng Bắc hoàn toàn không nhận được ánh nắng trực tiếp, và sẽ là những phòng râm và mát nhất trong nhà. Có rất nhiều loài thực vật phù hợp với môi trường này và sẽ phát triển mạnh khi được trồng ở đây. Cây Thường Xuân (Hedera helix) trông rất đẹp khi được đặt dọc theo tủ sách và cây Lưỡi Hỗ (Sansevieria trifasciata) tạo nên một đặc điểm nổi bật.

Cửa sổ hướng Đông

Phòng có cửa sổ hướng Đông sẽ nhận được ánh bình minh và ánh nắng khoảng giữa sáng đến trưa, tùy thuộc vào thời điểm trong năm. Ánh nắng buổi sáng sớm ít gay gắt hơn ánh nắng buổi trưa, vì vậy những căn phòng hướng Đông là nơi hoàn hảo cho những loại cây ưa ánh sáng và mức nhiệt dịu nhẹ, nhưng cũng có thể tận hưởng một chút thời gian trong bóng râm sau khi mặt trời lặn. Hãy thử trồng một cây Kim Tiền Trung Quốc (Pilea peperomioides) tại đây. Ở những vị trí được che chắn nhiều hơn của căn phòng, bạn cũng có thể trồng các loại cây cần bóng râm.

Cửa sổ hướng Nam

Cửa sổ hướng Nam cho phép ánh sáng mặt trời chiếu vào phòng suốt cả ngày, kể cả trong những giờ nóng nhất từ ​​đầu đến giữa buổi chiều khi mặt trời gần trái đất nhất. Các loại cây ưa nắng và chịu hạn phát triển mạnh trong những điều kiện này, và các giống cây nhiều lá có xu hướng phát triển nhanh do chúng tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời. Các loại cây mọng nước sẽ phát triển mạnh trong điều kiện ánh nắng trực tiếp, chẳng hạn như Lô Hội (Aloe) tạo thêm nét thú vị cho không gian, đồng thời ít cần chăm sóc.

Cửa sổ hướng Tây

Cũng như cửa sổ hướng Đông, các phòng có cửa sổ hướng Tây chỉ đón được ánh nắng trực tiếp vào một phần thời gian trong ngày nhưng khoảng thời gian có nắng ở đây sẽ muộn hơn. Từ đầu đến giữa buổi chiều, ánh sáng mặt trời sẽ bắt đầu chiếu vào phòng cho đến khi chạng vạng. Tuy nhiên, vì căn phòng đã ấm lên từ cái nóng trong ngày, nên một khi ánh nắng buổi chiều chiếu vào nó thường ấm hơn nhiều so với căn phòng quay mặt về hướng Đông. Vào những tháng mùa hè, trời có thể khá nóng trong những căn phòng hướng Tây, vì vậy những cây có thể chịu nhiệt tốt nhất có thể được trồng ở đây. Hãy thử trống một cây Lá May Mắn (Fittonia) hoặc một cây Haworthia.

Cây dễ trồng cho người mới bắt đầu

Nếu bạn chưa quen với việc làm vườn, dưới đây là các loại cây hoàn toàn phù hợp với bạn. Chúng là những cây xanh dễ chăm sóc và có giá cả hợp lý.

  • Cây Trầu Bà Nam Mỹ (Monstera deliciosa), hay còn gọi là cây Pho Mát Thụy Sĩ: Mua một cây Trầu Bà có kích thước 30 cm khá rẻ và nó sẽ phát triển nhanh chóng, vì vậy bạn có thể dễ dàng có được một cây chiều cao, lá đẹp trong vòng dưới 3 tháng.
  • Cây Trầu Bà (Epipremnum aureum): Đây là một nhóm thực vật tuyệt vời để bắt đầu trồng vì chúng cần ít sự chăm sóc. Các giống cây này thường xuyên nảy mầm lá mới và rất tuyệt vời khi trồng trong chậu treo chẳng hạn như giá treo Macramé. Tuy nhiên, chúng độc hại đối với chó mèo.
  • Cây Thường Xuân (Hedera): Cây Thường Xuân gần như không thể tàn và có một dấu hiệu rõ rệt khi nó cần tưới nước đó là lá sẽ mềm nhũn.
  • Lục Thảo Trổ (Chlorophytum comosum): Đây là những loại cây ít cần chăm sóc, chỉ cần bạn tưới nước từ phía dưới mỗi tuần một lần và thỉnh thoảng phun sương cho cây. Chúng đâm chồi non thường xuyên ở phần cuối của lá. Loài cây này rất dễ nhân giống, bạn sẽ có rất nhiều cây con để có thể tặng cho bạn bè và gia đình.

CÁC CÂY LỌC KHÔNG KHÍ

Vào năm 1989, NASA đã tiến hành một cuộc nghiên cứu và phát hiện ra rằng một số loại cây trồng trong nhà có tác dụng lọc chất độc từ không khí. Đại học Công nghệ Sydney cũng đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2013 và phát hiện ra rằng việc trồng cây trong không gian làm việc của bạn có thể mang lại hiệu quả cho một ngày làm việc của bạn. Ngay cả khi chỉ với một cây trên bàn làm việc, bạn có thể thấy rằng mình giảm được 37% căng thẳng, giảm 44% tức giận và giảm 38% mệt mỏi. Đặt những loại cây này trong văn phòng hoặc phòng ngủ của bạn để giúp bạn thư giãn và ngủ ngon.

Các loại cây làm sạch không khí được NASA phê duyệt mà tôi yêu thích là:

  • Nephrolepsis exaltata (Dương Xỉ Boston)
  • Chlorophytum comosum (Dương Xỉ Nhện)
  • Ficus benjamina (Cây Sanh)
  • Spathiphyllum ‘Mauna Loa’ (cây hoa Huệ Hòa Bình)
  • Sansevieria trifasciata ‘Laurentii’ (Cây Lưỡi Hổ)
  • Dracaena aromans (cây Thiết Mộc Lan)
  • Hedera helix (cây Thường Xuân)

CÂY CẢNH (BONSAI)

Tôi biết bạn đang nghĩ rằng cây cảnh bonsai không mát. Nhưng khi bạn tìm hiểu thêm về chúng, bạn sẽ bị thu hút giống như tôi. Cây cảnh truyền thống giờ đã lỗi thời một chút, nhưng tôi đang cố gắng phục hồi xu hướng này.
 
Có những ghi chép về những cây bonsai có niên đại từ đầu thế kỷ 14. Người Trung Quốc lần đầu tiên bắt đầu trồng những cây lùn trong tự nhiên từ sườn núi vào các chậu trang trí, họ đánh giá cao vẻ đẹp kỳ lạ, thân xoắn của những cây mini này trong nhà của họ. Tuy nhiên, chính người Nhật đã nghĩ ra ý tưởng trồng cây bonsai và đặt tên cho chúng, có nghĩa là “cây” (sai) “trong chậu thấp” (bon).
 
Nói chung, chúng là cây hoặc cây bụi được tạo dáng theo kiểu bonsai. Chúng có thể có nguồn gốc từ tự nhiên, nơi chúng đã phải chống trọi với các yếu tố khắc nghiệt và kết quả là bị lùn đi hoặc bạn có thể mua một cây từ trung tâm làm vườn hoặc từ chuyên gia trồng cây cảnh. Ngoài ra, bạn có thể tự trồng cây cảnh bằng phương pháp giâm cành, trồng từ hạt giống hoặc khó hơn một chút là bằng cách ghép. Hãy nhớ rằng, khi bạn gieo hạt giống cây cảnh, nó sẽ không tự động phát triển thành một cây lùn. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải học các kỹ năng cắt tỉa và tạo dáng cho cây cảnh.
 
Nhu cầu hàng ngày của một cây bonsai cũng giống như những cây trồng ngoài trời. Nó không bao giờ được để khô (điều này sẽ làm chết cây), nó cần được trồng trong một hỗn hợp phân trộn tốt và được chăm sóc tốt để chúng có thể phát triển khỏe mạnh qua nhiều năm. Giống như bất kỳ loại cây nào khác, cây cần không khí và ánh sáng.
 
Thỉnh thoảng, bạn sẽ bắt gặp những cây bonsai có tuổi đời hàng trăm năm, giá ngất ngưởng. Điều này là do nó đã được chăm sóc trong nhiều năm và rất hiếm. Nhưng cũng như bất kỳ sở thích nào, tôi nghĩ sẽ thú vị hơn nếu bạn tự tay chăm sóc cây cảnh của mình và tự hào về cách bạn đã nuôi dưỡng nó thay vì chi hàng nghìn bảng Anh để trả công chăm sóc cây cho người khác.
 
Tuy nhiên, nếu bạn thích mua một cây cảnh trồng sẵn, bạn có thể tìm mua chúng tại các trung tâm làm vườn và các vườn ươm chuyên chuyên nghiệp. Chúng thường có chất lượng tuyệt vời, nhưng có một số điều quan trọng cần nhớ: Ngoài độ tuổi và hình dáng của cây, bạn cần kiểm tra xem nó có khỏe mạnh hay không, đất phải ẩm, không cứng và khô, lá phải sáng và khỏe mạnh, không có đốm hoặc vết cháy xém; và cây phải được cố định trong chậu, chậu phải có lỗ thoát nước.
 
Một bí quyết nhỏ để giữ cây có dáng bonsai: Chúng không phải là cây trồng trong nhà cố định và phù hợp với khí hậu bên ngoài, vì thế khi thời tiết cho phép, hãy cho cây bonsai của bạn tiếp xúc với một chút không khí trong lành và mưa.
 
Mọi người nghĩ rằng cây cảnh cần được chăm sóc nhiều, nhưng điều này là không đúng. Chỉ cần xịt nước hàng ngày để chúng luôn tưới tắn và phát triển mạnh. Trồng cây cảnh là một cách mang lại vẻ đẹp và phong cách để nâng cao giá trị ngôi nhà của bạn.

CHĂM SÓC CÂY CẢNH BONSAI

Chậu & Đĩa
Trong bố cục của cây cảnh, chậu cây của nó ý nghĩa tương tự như khung ảnh. Thông thường, chậu phải bổ sung nét đẹp cho cây và không làm giảm giá trị của nó do quá đậm nét. Vì cây cảnh của bạn sẽ ở trong cùng một chậu từ hai đến ba năm, bạn nên chọn chậu cây một cách cẩn thận.
Hình dạng kích thước
Chậu cây cảnh có nhiều hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau. Bạn có thể mua bất cứ chậu cây cảnh nào từ loại nhỏ đến những chậu cao tới 45 cm (18 in). Có nhiều loại khác nhau cho các cây cảnh khác nhau. Ví dụ, các chậu nông lớn được sử dụng cho các nhóm cảnh quan thu nhỏ và các chậu cao thường được thiết kế cho cây cảnh xếp tầng. Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu chơi cây cảnh, một chậu hình bầu dục nông sẽ phù hợp với hầu hết các kiểu dáng cây cảnh.
 
Kích thước của chậu phụ thuộc vào một số quy tắc. Chậu phải bằng một nửa đến một phần ba sức chứa của phần trên của cây. Thông thường, đối với kiểu bonsai ngắn hơn, rộng hơn như Shakan (thân cây nghiêng về một bên), chiều rộng của chậu ít nhất phải bằng hai phần ba chiều cao của cây. Tuy nhiên, đối với cây thân cao, mảnh mai như Sokan thì chậu phải hẹp hơn so với tán của cành. Độ sâu của chậu phải gần bằng độ dày của thân cây (trừ trường hợp trồng theo kiểu tầng tầng).
Màu sắc
Thông thường, màu sắc của chậu sẽ không quá nổi bật để trọng tâm chính là cái cây. Màu nâu, xanh đậm hoặc xanh lá cây là phổ biến và màu sắc chậu phải phụ thuộc vào màu chủ đạo của cây. Tuy nhiên, tại Geo-fleur, chúng tôi đang cố gắng thay đổi nét truyền thống đó và sử dụng các loại chậu hiện đại hơn. Chúng tôi sử dụng màu sắc tươi sáng hơn cho các cây có hoa, nhưng tốt hơn là bạn nên chọn một chiếc chậu có màu sắc tôn lên vẻ đẹp của cây và tương thích với màu sắc của cây cảnh. Chậu có thể được tráng men bên ngoài, nhưng theo truyền thống thì không nên tráng men bên trong.
Thoát nước
Tất cả các chậu cây cảnh đều phải có lỗ thoát nước để nước đọng thoát ra ngoài và không khí lưu thông quanh rễ. Các lỗ này nên được che bằng một miếng gạc mịn để đất không thoát ra khỏi đáy. Rễ cây bonsai đặc biệt không hấp thụ nước, và do đó có thể nhanh chóng bị bão hòa với nước. Một chiếc chậu thoát nước tốt là điều cần thiết để giữ cho cây cảnh của bạn khỏe mạnh và tươi tắn.
Phân trộn
Việc sử dụng phân trộn cây cảnh cho cây của bạn là rất quan trọng, vì nó phải có khả năng giữ đủ độ ẩm và đồng thời thoát hết nước dư thừa để ngăn ngừa thối rễ. Bạn cũng cần trộn một ít akadama (một loại khoáng chất tự nhiên) vào phân trộn cây cảnh.
Tưới nước

Chuyển mùa có thể ảnh hưởng đến hệ thống tưới nước của bạn: Vào mùa hè thời tiết quá nóng, cây cảnh của bạn cần tưới hai lần một ngày. Tuy nhiên, vào mùa đông có thể chỉ cần tưới vài tuần một lần. Lượng nước bạn cần tưới tùy thuộc vào độ khô của đất, bạn chỉ cần tưới khi đất khô và tưới vừa đủ để đất ẩm. Việc duy trì tưới nước cho cây cảnh của bạn thực sự quan trọng bởi vì một khi đất bị mất nước, rất khó để giúp cây phục hồi.

Bạn nên sử dụng bình tưới nhỏ có gắn vòi hoa sen với lỗ rất nhỏ để phun sương tốt. Tôi thích sử dụng bình tưới Haws. Vào mùa hè nên tưới cây vào sáng sớm hoặc chiều mát để tránh nắng nóng giữa trưa.

Bón phân

Phân bón rất quan trọng đối với cây cảnh của bạn. Bạn có thể sử dụng phân bón lỏng hoặc phân bón dạng hạt. Phân bón dạng lỏng sẽ giúp cây hấp thụ nhanh hơn, nhưng điều này đồng nghĩa với việc các chất dinh dưỡng sẽ được sử dụng hết nhanh chóng. Theo ý kiến ​​của tôi, dạng hạt tốt hơn cho cây cảnh vì chúng hoạt động chậm và tồn tại lâu hơn.

Có một quy tắc là không bón bất kỳ loại phân bón nào cho cây cảnh mới thay chậu trong tháng đầu tiên vì phân ủ tươi trong chậu sẽ có đủ chất dinh dưỡng cho cây. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian đó, cây nên được bón phân lỏng 10–12 ngày một lần vào mùa xuân và mùa hè. Trong mùa đông, cây cảnh nên được bón ít hoặc không bón phân, nhưng nếu bạn cảm thấy cây cảnh của mình cần được bón phân, hãy đảm bảo rằng đất trồng vẫn còn hơi ẩm khi bón.

Nối dây

Khi bạn sử dụng dây để nắn thân cây hoặc cành cây thành hình dạng mong muốn theo ý mình, bạn cần phải nối dây. Đây là một kỹ năng khá khó học và cần thực hành nhiều. Người mới bắt đầu có thể học cách đánh giá độ căng của hệ thống dây bằng cách thực hành trên một cây thông thường hoặc cây bụi. Nếu bạn thắt dây quá chặt, dây sẽ cắt vào vỏ cây, nhưng nếu quá lỏng, dây sẽ bị tuột ra. Hãy nhớ xem xét cây từ mọi góc độ khi bạn quyết định chọn hình dáng và đảm bảo cây trông đẹp cho dù bạn đặt chúng ở vị trí nào.

Lý tưởng nhất là uốn cành của bạn trước khi nối dây, vì nó làm tăng tính linh hoạt. Hầu hết các cây cảnh nên được nối dây trong những tháng mùa đông, vì chúng mất nhiều thời gian hơn để cố định và sẽ giữ được dây trong khoảng 12–18 tháng, vì vậy đây là một quá trình dài.

Cách nối dây cho cây

Để luồn dây uốn cây, hãy bắt đầu từ phần dưới cùng của thân cây bằng cách cố định một đầu dây vào đất. Bạn cần phải luồn dây ở một góc 45 độ, nếu nhỏ hơn thì dây sẽ không giữ được cành.

Cắt tỉa

Cây bonsai cần được uốn và cắt tỉa trong suốt quá trình phát triển của chúng. Đừng ngại cắt tỉa cây cảnh của bạn bởi đây là điều quan trọng đối với sự phát triển của cây, giúp giữ hình dáng, duy trì kích thước nhỏ của một cây lớn tự nhiên, và tạo cho nó vẻ cứng cáp và trưởng thành hơn so với tuổi thực của nó.

Bạn có thể uốn dây để tạo ra những dáng nhất định cho cây cảnh, nhưng thường chỉ khi cây cảnh còn non. Khi cây được khoảng 2 năm tuổi, bạn cần cắt tỉa để tạo dáng cho cây. Việc cắt tỉa là tối thiểu và cần được thực hiện thường xuyên để khiến cây phát triển đồng đều.

Học cách cắt tỉa cành, nhánh và lá là điều cần thiết cho tuổi thọ cây cảnh của bạn. Để duy trì sức khỏe cho cây, bạn cần phải cắt tỉa bất kỳ lá chết hoặc bị bệnh, để đủ lá để cây duy trì sự cân bằng tinh tế giữa kích thước của bóng rễ và sự phát triển của ngọn khi bạn không muốn cây nặng ngọn.

Cắt tỉa cũng giữ được hình dạng mong muốn của cây bonsai của bạn, cũng như giữ cho lá nhỏ và giúp sản sinh nụ hoa.

Dụng cụ cắt tỉa của bạn phải luôn sắc bén và sạch sẽ vì sử dụng dụng cụ bẩn, cùn có thể lây bệnh và thu hút sâu bệnh. Nếu bạn vừa cắt tỉa và có nhiều vết cắt trên cành, hãy sơn vết cắt bằng một loại keo dán bảo vệ vết cắt cây cảnh. Việc cắt tỉa không nên vội vàng và nên thực hiện khi bạn có đủ thời gian và năng lượng, tốt nhất là bạn nên bình tĩnh và cẩn thận!

Công cụ

Như những sở thích khác, có rất nhiều công cụ cần thiết để hấp dẫn bạn làm vườn, đặc biệt là với cây cảnh, có một số công cụ tuyệt vời trên thị trường với những lưỡi dao đẹp của Nhật Bản. Tuy nhiên, là người mới bắt đầu, bạn không cần tất cả các công cụ đắt tiền để bắt đầu chăm sóc cây. Bạn có thể làm vườn với những công cụ trong bộ dụng cụ cơ bản gồm kéo cắt tỉa, máy cắt cành lõm và máy cắt dây. Đừng sử dụng các dụng cụ lớn bởi nó sẽ làm hỏng cây cảnh của bạn mà hãy mua các dụng cụ có kích thước phù hợp cho cây cảnh của bạn.

Cắt tỉa cành và nhánh

Trước khi bạn bắt đầu cắt tỉa, hãy quyết định xem mặt nào là mặt trước của cây, và đâu sẽ là hình dạng tự nhiên nhất và tốt nhất để cắt tỉa cây. Tìm hiểu để biết dáng cây cảnh. Loại bỏ phần thân bị bệnh hoặc chết cùng với bất kỳ cành nào mọc thẳng ra phía trước nếu chúng nằm ở nửa dưới của thân cây. Để cắt tỉa một cành, điều quan trọng là phải đảm bảo vết cắt nằm ngay phía trên chồi hướng về hướng mà bạn muốn để cành phát triển. Cố gắng làm cho vết cắt nghiêng xuống dưới để khi bạn tưới cây, nước sẽ chảy ra khỏi cành và khả năng bị thối sẽ giảm đi đáng kể.

Quy tắc cần tuân thủ khi cắt tỉa cành là loại bỏ bất kỳ cành nào đối diện với cành mà bạn muốn giữ lại và nếu có nhiều cành mọc ở cùng tầm xung quanh cây, chúng nên được cắt tỉa để chỉ để lại một cành. Những cành còn lại có thể được tỉa mỏng đi để chúng tạo thành hình xoắn ốc, trở nên dày đặc hơn ở gần ngọn cây, đây là một trong những đặc điểm đẹp nhất của cây bonsai.

Những quy tắc này cũng áp dụng cho việc cắt tỉa cành cây, ngoại trừ cành cây không cần phải cắt để tạo thành hình xoắn ốc.

Cắt lá (làm rụng lá)

Cây phải khỏe mạnh và ít nhất là hai năm tuổi, vì vậy không nên làm điều này đối với những cây gần đây đã được thay chậu hoặc cắt tỉa vì chúng có thể quá yếu, không thể chịu được sự rụng lá. Việc cắt lá nên được thực hiện vào đầu mùa hè trước khi lá mới bắt đầu mọc và là một trong những bí quyết để tạo dáng cây cảnh, giúp cây phát triển tốt, có lá nhỏ hơn và có màu đẹp vào mùa thu. Tất cả những gì bạn phải làm là cắt bỏ một số hoặc tất cả các lá của cây ở đầu cuống của chúng. Sau đó cây biết rằng đã đến mùa thu và các cuống lá rụng xuống và những chiếc lá mới, mịn hơn mọc ra từ chồi.

Thay chậu và cắt tỉa rễ

Cây cảnh chỉ nên được thay chậu hai đến ba năm một lần, chủ yếu là vào mùa xuân. Bạn nên sử dụng chậu có kích thước tương đương hoặc lớn hơn một chút so với cây để giữ cho cây cảnh có dáng nhỏ. Bạn cũng sẽ cần một ít gạc, một ít sỏi hoặc đá đã khử trùng, phân trộn cây cảnh và akadama. Có thể hơi khó khăn khi thay chậu cây cảnh của bạn sau khi bạn đã chăm sóc nó rất lâu nhưng hãy làm theo những hướng dẫn sau một cách cẩn thận và cây cảnh của bạn sẽ phát triển ổn định trở lại.

  1. Đảm bảo rằng chậu mới của bạn sạch sẽ, sau đó đặt một miếng gạc nhỏ lên các lỗ thoát nước của chậu.
  2. Phủ lên đáy chậu một lớp sỏi hoặc đá lửa đã khử trùng. Trộn một ít phân trộn và akadama với nhau theo tỷ lệ 2 muỗng phân trộn với 1 muỗng akadama, sau đó phủ sỏi lên trên.
  3. Lấy cây cảnh ra khỏi chậu hiện tại bằng cách dùng bàn tay gõ nhẹ vào bên ngoài chậu cho đến khi rễ mềm ra.
  4. Cẩn thận loại bỏ lớp đất cũ bắt đầu từ các cạnh và hướng vào trong, dùng ngón tay xới các rễ để chúng không còn dính lại với nhau. Loại bỏ bất kỳ rễ chết nào bằng cách sử dụng kéo cắt rễ và cắt bớt bóng rễ từ một đến hai phần ba tùy thuộc vào độ tuổi của cây.
  5. Đặt cây vào chậu mới, chú ý không làm tổn thương rễ và đổ thêm đất vào chậu (tối đa 2 cm (¾ in) từ vành chậu). Cuối cùng phủ một lớp đất cây cảnh mịn hơn lên trên.
  6. Tưới nước cho cây cảnh và bảo vệ chúng khỏi ánh nắng gay gắt trong 48 giờ. Bạn không cần bón phân cho chậu cây cảnh mới trong một tháng vì phân trộn mới đã chứa đủ chất dinh dưỡng.

CÁC PHONG CÁCH BONSAI

Kiểu dáng cây cảnh được phân loại theo góc độ mà thân cây đứng trong chậu. Các phong cách khác nhau bao gồm từ thẳng đứng và trang trọng đến xếp tầng hoặc ngang. Bạn có thể trau dồi thêm sự kết hợp của nhiều phong cách hoặc có một sở thích cụ thể.
 
Trong tự nhiên, cây cối phát triển dưới mọi hình thức với sự tác động của thời tiết, đặc biệt là gió và vị trí của chúng. Ví dụ, một cái cây đang phát triển dựa vào một tảng đá, trước tiên sẽ mọc theo đường chéo ra khỏi tảng đá để có được một khoảng không gian, sau đó theo phương thẳng đứng về phía ánh sáng. Tuy nhiên, cây cảnh trong nhà được cắt tỉa và uốn dây theo những phong cách cụ thể, cho phép bạn tạo ra hiệu ứng tự nhiên của thiên nhiên trong chính ngôi nhà của bạn.

Chokkan

Đây là dáng cây thẳng đứng trang trọng, phù hợp với cây Vân Sam (Picea), cây Thông (Larix), cây Bách Xù (Juniperus), cây Zelkova Nhật Bản (Zelkova serrata) và Bạch Quả (Gingko biloba).
 
Khi một cây không có sự cạnh tranh của các cây khác, không bị gió thổi mạnh và có đủ chất dinh dưỡng và nước, nó sẽ chỉ mọc thẳng lên trên với một thân cây hình nón. Điều quan trọng là không được sắp xếp các cành đối xứng nhau, và các cành phía trên phải ngắn và mỏng hơn một chút so với các cành bên dưới nó. Cành phải mọc theo chiều ngang của thân nhưng cây phải cân đối với cây và chậu.

Shakan

Đây là kiểu dáng nghiêng và phù hợp với hầu hết các giống cây. Trong tự nhiên, một cơn gió mạnh sẽ tạo ra một cái cây tự nhiên nghiêng về một phía. Điều này cũng sẽ xảy ra nếu cây của bạn ở trong bóng râm và cố gắng phát triển về phía ánh sáng. Thân cây có thể thẳng hoặc hơi cong, nhưng nên mọc nghiêng từ 70 đến 80 độ so với chậu.

Fukinagashi

Giống như shakan, một cây cảnh fukinagashi được tạo hình bởi một cơn gió mạnh, nhưng ở một mức độ lớn hơn. Chúng còn được gọi là cây cảnh lộng gió, giống như khi chúng ta đi trong gió và mái tóc của chúng ta bay tứ tung – kiểu dáng này phù hợp với gần như tất cả các giống cây.
 
Đây cũng là một ví dụ điển hình về cách một cây cảnh đấu tranh để tồn tại trong tự nhiên: thân cây mọc lệch sang một bên như thể bị gió thổi liên tục. Các nhánh cây mọc ra tứ phía, nhưng sau đó bạn nên uốn cây để chúng chỉ mọc ở một phía.

Moyogi

Là một kiểu dáng thẳng đứng gần gũi, moyogi phù hợp với hầu hết các giống cây. Đây là một trong những phong cách yêu thích của tôi vì nó có một số đường cong và thân cây thấp sẽ được nhìn thấy rõ ràng. Các nhánh cây được sắp xếp đối xứng nhau.

Kengai

Đây là kiểu cây xếp tầng trang trọng và là một trong những kiểu bonsai đắt tiền nhất khi mua vì chúng mất nhiều thời gian để cắt tỉa. Dáng cây này bắt chước dáng cây mọc trên vách đá dựng đứng và mọc um tùm lên mặt vách đá do trọng lượng của cây hoặc do thiếu ánh sáng. Đối với cây cảnh, điều này có nghĩa là tán cây phải tỏa xuống dưới vành chậu. Khá khó để giữ cho một cây phong cách kengai khỏe mạnh vì nó đang bị buộc phải phát triển ngược với xu hướng phát triển tự nhiên của nó.

Sekijoju

Được uốn để ra rễ trên một tảng đá, phong cách này mô phỏng những cây hoang dã, gồ ghề tồn tại bằng cách đưa rễ của chúng xuyên qua đá để tìm kiếm chất dinh dưỡng trong các hốc. Rễ nhanh chóng lộ ra và trông cổ kính, đó là điều quan trọng đối với phong cách bonsai này. Thông thường, khi thay chậu để đảm bảo rằng tảng đá có rễ có thể được nhìn thấy như một phần của thân cây. Những cây phù hợp với phong cách này là các cây có rễ khỏe như cây Phong (Acer) và cây Du Trung Quốc (Ulmus parvifolia).

Sokan

Đây là một kiểu bonsai thân kép khá phổ biến trong tự nhiên, trong đó hai thân cây mọc lên từ một gốc duy nhất, với một thân cây dày hơn thân cây còn lại. Tuy nhiên, trong cây cảnh, điều này có thể bị làm giả bằng cách nhân một nhánh thấp thành thân thứ hai, đảm bảo nó không quá cao. Phong cách này phù hợp với tất cả các giống cây bonsai.

Ikadabuki

Còn được gọi là kiểu bè, tất cả các giống cây đều có thể trồng theo hình dáng này. Đó là một cách hay để nhóm nhiều cây lại với nhau, mặc dù trong tự nhiên, cây đổ có thể tồn tại bằng cách hất các cành bên lên, trông giống như một nhóm cây. Điều quan trọng cần lưu ý là khoảng cách giữa các thân cây nhỏ là không thay đổi.


Xem thêm các phần khác của sách

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon