- Nguồn: [Ebook Việt Hoá] Healing houseplants (Michelle Polk) (Cây chữa bệnh trồng trong nhà)
- Biên tập: Dũng Cá Xinh
- Dịch: Huyền Nguyễn
English
Lavendula
One of the most popular herbs on earth, lavender can be found in almost every bath salt, calming cream, essential oil, or overpriced spa treatment. To many, relaxation doesn’t begin until the scent of lavender wafts into their nose after rubbing lavender-scented lotion on their hands, lighting their boutique lavender candles, and sitting in an elegant Jacuzzi bath with lavender essential oil while listening to Kenny G. Yes, lavender may be the king of calm, but it’s so much more.
With over twenty different species, lavender is actually in the mint family and has been historically used for over 2,500 years. This sweet-smelling flowering plant originates from the Middle East and Mediterranean, and has been used by the Greeks, Syrians, Romans, Egyptians, and all throughout antiquity.
The word lavender comes from the Latin word lavare, which means “to wash,” and it’s stayed true to its name. Lavender was used as an ingredient in herbal baths by the Romans and Greeks; the ancient Egyptians used it as a perfume (just like when you want to mask the fact you haven’t showered in two days), mummification, and an ingredient for incense. During the Middle Ages it was used as an aphrodisiac often considered as the “herb of love.” It’s also been used as a disinfectant for castles and sick rooms, and as a wound cleaner during wartime. Lavender has been used for almost everything from a delicious culinary spice to embalming corpses. And it’s still used just as widely today, for almost as many varied reasons—maybe not the embalming, though.
In our modern era, lavender was “rediscovered” when aromatherapist René Gattefossé burned his hand and used lavender to help it heal. He verified lavender’s healing and antiseptic qualities when the plant’s oils helped stop the pain almost immediately and no infection, scarring, inflammation, or redness occurred.
Today, lavender is grown throughout the world, from the US to New Zealand, Canada, Australia, Japan, Spain, the Netherlands, and more. However, nothing beats Provence, France, when it comes to quantity. Provence has been growing lavender for centuries, passing down the herbal growing tradition in families from generation to generation. And while the initial demand for lavender was a slow build, business started growing in the beginning of the twentieth century when lavender oils started becoming more and more popular. To this day, Provence is the number-one producer of lavender, with fields upon fields of beautiful purple hues winding up and down hills and valleys during the peak months of June through early August.
Health Benefits
Like most herbs, lavender has a wide array of health benefits and medicinal uses, including relieving anxiety and stress, helping heal burns and wounds, reducing acne and clearing up the skin, improving sleep, calming the mind, alleviating headaches, and more. And these benefits aren’t just anecdotal; research is proving that lavender is a powerful healer.
HEALS CUTS AND WOUNDS
As mentioned earlier, lavender has quite the history of healing cuts and wounds, and I’m not just talking about little scrapes and bruises you got while trying to rollerblade for the first time outside of your kitchen floor. During World War I, lavender oil was used as an antiseptic and disinfectant to help treat soldiers’ wounds and sterilize the medical equipment. We can all remember how aromatherapist René Gattefossé helped heal his own burns using the essential oil topically—he noticed a great reduction in pain and faster healing.
There are more than one hundred studies which confirm these historical uses, showing that lavender speeds up healing of cuts and burns due to its antimicrobial properties. One study found that lavender is able to boost collagen synthesis, thus promoting the body to repair itself, promoting the formation of new scar tissue, and healing faster.
And when mixed together with other oils, it can speed up the healing process even faster. It’s been shown that lavender’s antimicrobial effects are enhanced when mixed together with oils like cinnamon, tea tree, or clove. Talk about synergistic effects—this is the basis of herbalism.
BENEFITS THE SKIN
We already know that lavender oil is great for cuts and wounds, but what about other maladies of the skin? With amazing antimicrobial and antioxidant capabilities, lavender works great for acne, eczema, and psoriasis, working to help reduce the inflammation, inhibiting the bacterial formation that causes acne in the first place, helping regulate hormones which cause acne during your period, and helping previous acne scars to heal and reduce.
Researchers in Portugal found that pathogenic skin strains hate lavender oil, as it killed a host of pathogenic fungi, killing the fungal cell’s membrane. Lavender is potent medicine to help fight fungal infections, especially those on the skin, so if you’re sick and tired of dealing with your acne to no end, why not try lavender?
ANXIETY AND STRESS
You can’t walk into a spa or healing center without smelling the intense floral aromas of lavender upon entering. Lavender is associated with calm, turning you from a screaming monster in traffic into a zen meditating master. And while lavender can seem overused these days, it’s for good reason. It works.
More than 6.8 million adults suffer from anxiety in the United States, and even more suffer from daily stress. And while many will turn to medications such as Xanax or Valium, why not first try herbs such as lavender? Lavender has been shown to be an effective powerhouse when it comes to treating anxiety, and without all the side effects of pharmaceutical interventions.
For example, in a study published in the journal Phytomedicine, it was found that lavender oil was as effective as the drug lorazepam (Ativan) in treating signs of anxiety, but it didn’t make patients feel fatigued and has no potential for drug abuse. More research has shown lavender to help with nervousness, restlessness, and symptoms of depression, and it can also help people who suffer from agitation related to dementia.
A different study in the International Journal of Psychiatry in Clinical Practice found that taking 80-mg capsules of lavender essential oil helps alleviate depression and anxiety and leads to better sleep. But you don’t have to ingest it to get great results; just diffusing lavender oil at home can lead to a reduction in postnatal depression and a decrease in anxiety symptoms after four weeks of using the essential oil diffuser.
Anxiety can be overwhelming and stress inducing, leading you into a cycle of stress leading to anxiety, leading to more stress, and on and on and on, oh joy! However, the good news is that there are options, and not all of them have to have scary side effects. Lavender not only smells good but is a potent medicinal proven to help calm the mind and lower your stress levels. Not to mention, it smells like spa day.
PREMENSTRUAL SYNDROME
Talk to any woman and she’ll surely tell you how she wished her premenstrual syndrome (PMS) symptoms would just go away. PMS might be the butt of many jokes, but in reality it’s not so much fun. These symptoms occur around one week (or more) before a woman’s menstruation and are related to hormone changes due to her cycle.
An estimated 85 percent of women suffer from some sort of PMS, which can include many fun symptoms, such as breast tenderness, irritability, anxiety, mood swings, depression, appetite changes, joint pain, cramping, fatigue, bloating, headaches or migraines, acne, nausea, and digestive changes. Luckily, most women don’t experience all those symptoms because that would just be cruel.
Hormone balance is crucial to having a seamless period and cycle, and luckily lavender has been shown to balance these hormones and alleviate many of the major premenstrual symptoms. Lavender can also alleviate feelings of stress, depression, or anxiety before menstruation. It can also specifically aid in sometimes inexplicable changes in emotions, like sobbing during a car commercial—inhaling lavender oil has been shown to decrease these symptoms after just ten minutes.
INSOMNIA
Without sleep, we can’t function. A normal day at work turns into a marathon of trying to keep your head from hitting the table and drool dripping down your chin. And Americans have trouble sleeping. More than 30 percent of Americans suffer from insomnia, and more than half of Americans lose sleep to anxiety and stress. That’s a lot of restless nights. Luckily, lavender can help in two ways: reducing your stress and anxiety and helping your mind drift off into la-la land.
There is a lot of research that shows the effectiveness of lavender on your sleep cycle. One such study from psychologists at Wesleyan University asked thirty-one men and women to sniff lavender essential oil one night and then sniff plain, diffused water the next night for two-minute periods before bed. What they found was that the lavender oil was effective in helping the participants sleep more soundly and wake up with more energy. Yes, this is a very small study, but the results are promising for future research. The researchers also found that the reason why lavender might be useful in helping you sleep may be how it’s able to increase slow-wave sleep—this is the sleep where your muscles relax, your heartbeat slows down, and your memories are organized.
More small studies have corroborated this evidence, showing lavender to be useful for slumbering. It’s been shown to help geriatric patients who have recently stopped benzodiazepine treatment regain their sleep. Unexpectedly, when these patients went off their drugs, sleep patterns were disturbed. However, it was found that using lavender oil aromatherapy was able to restore the patient’s sleep back to levels similar to those when they were on benzodiazepines. Not too shabby for a plant.
HEADACHES
If you are unlucky enough to suffer from migraines and nasty headaches, lavender might be just what the doctor ordered. Recent research has shown that lavender may be a safe and effective treatment for those awful migraines. Headaches have all sorts of triggers, be they hormonal, stress, allergic reactions, and so on. If you’re a woman, chances are hormonal fluctuations of estrogen may be the cause of the pain, especially before your period, not to mention the fluctuations of hormones during menopause (fun!). With that in mind, lavender is a great natural way to balance hormones and help relieve and prevent headaches around your cycle. Even better, if your headaches are caused by stress, there is nothing like lavender to relieve you of your suffering! It’s also an amazing stress remedy, keeping you calm during rush hour traffic or, worse, when you run out of Nutella.
Possible Side Effects, Contraindications, and Drug Interactions
Lavender oil is toxic when taken orally. Pregnant and breastfeeding women should avoid using lavender. Some people may develop an allergic reaction, causing nausea, vomiting, headache, and chills. It may also cause skin irritation when applied directly to the skin.
There are no known scientific reports of interactions between lavender and common medications. However, possible interactions with central nervous system (CNS) depressants may occur, as lavender promotes relaxation. This may make the depressants even stronger. Such drugs include morphine or oxycodone, Ativan, Valium, and Xanax.
Lavender Care Guide
Lavender is an amazing plant to grow indoors, making your home smell like a fresh field in Provence, or a DIY spa. However, lavender can be tricky to grow indoors, so bring some patience and excitement to this endeavor. First, it’s important to choose the right kind of lavender for your home, and in this case French lavender should do the trick; even though it won’t have the strongest aroma, it will have the best chance for survival in your home.
- Lighting: Lavender needs lots of light, so if you happen to live in the basement (I’m talking to all the “garden unit” dwellers) it might not be such a good idea to grow lavender. Place your plant in the sunniest part of your home; if you aren’t lucky enough to have a light-filled house, make sure to get some grow lights or broad spectrum plant lights. And don’t forget to rotate your plant every few days to allow every part to get its sunshine.
- Water: Always allow the soil to dry out in between watering; you don’t want to overwater. Lavender hates feeling moist and soggy, so make sure to let it dry out. Soil should be dry to the touch.
- Soil: Use well-drained soils that are slightly alkaline.
- Temperature: Don’t let your lavender sit next to any drafts or cold air. When the weather starts getting warm outside, put your lavender plant out in the sunshine. This will help your plant mature and encourage growth. When everything is said and done, you’ll notice that your lavender blooms will peak from late June through August.
- Pruning: Pruning your lavender depends on the type you’re trying to grow. The most commonly grown lavender, English lavender, should be pruned in late August, cutting it back by two thirds. You should notice new growths appearing shortly, becoming hardy before the approaching winter.
Recipes and Remedies
Now that you have a healthy, beautiful lavender plant to show off to all your friends, let’s take it one step further and create some amazing remedies you can use every day for your health, wellness, and just plain bragging rights.
Lavender Oil
Lavender oil will be one of the most useful homemade medicinals you have in your home—its uses are wide and varied. From skincare to baths, soaps, and lotions, lavender oil will be the “why not?” product you have in your cabinet. Not to mention, it smells amazing.
Ingredients:
- • Fresh lavender flowers just about to open
- • Mason jar
- • Base oil, such as sweet almond oil or olive oil
- • Paper bag
- • Glass bottle
- • Cheesecloth
Instructions:
- 1. Pick lavender flowers just before they’re about to open and place them in a sterile, dry, and clean mason jar.
- 2. Cover the flowers completely with your choice of base oil. Make sure no parts of the flowers are sticking out; this could lead to mold.
- 3. Cover with a lid, place the jar in a paper bag, and leave it near a sunny window for about two weeks.
- 4. After about two weeks, decant the liquid into a glass bottle, using a cheesecloth to separate out the flowers and plant parts from the oil.
Your oil is now ready to use, on its own, or in another recipe. Combine with other oils, use on your skin as a moisturizer (to avoid skin irritation, mix the oil with a carrier such as coconut oil), place it in bath salts, or just take a sniff every day. Lavender oil can and should be used widely in your home. Plus, it’s so easy to make, there’s no excuse!
Lavender Balm
Lavender balm is a great way to preserve lavender oil and turn it into a topical anti-inflammatory. Use it on sore muscles, dry hands and feet, along your temples, or anywhere you are in pain. The mixture of lavender oil with vitamin E oil and almond oil will give your body an anti-inflammatory head start, allowing your body to relax and begin to heal.
Ingredients:
- • 40 grams shea butter
- • 18 grams beeswax
- • 110 grams sweet almond oil
- • 3 drops Vitamin E oil
- • ¼ teaspoon lavender oil
Instructions:
- 1. Over low heat, melt the shea butter and beeswax until they are a liquid. Once they are liquid, add the sweet almond oil.
- 2. Take the oils off the heat and allow them to sit until the temperature is below 130°F or 54°C. Once the oils are just below 130°F, mix in the vitamin E and lavender oil and pour the concoction evenly into containers.
- 3. You should allow the balm to cool for thirty minutes before you move it, and don’t place a lid on it until the balm is cool and hardened.
You can use these handy balms for up to two years, but it’s always best to use it as soon as possible.
Lavender Bath Salt
Bath salts are a wonderful way to relax and unwind after a long day, not to mention they’re incredible for your muscles. In fact, Epsom salts are known to be high in magnesium and to be a natural anti-inflammatory. Many athletes soak in Epsom salts after a hard workout, and the benefits don’t stop there. By some estimates, up to 80 percent of people are deficient in magnesium, a mineral necessary for regulating over three hundred enzymes in the body, aiding in the detoxification process, and repairing your DNA!26 This is no small task.
Simply soaking in a Epsom salts bath will bring your magnesium levels up, and eventually bring you out of a deficiency. The magnesium in the salts not only helps with sore muscles, but it is known to reduce stress and calm the mind. In fact, research out of the University of North Carolina has found that low levels of magnesium increase stress reactions and have a huge effect on neural excitability.27 If you are low on magnesium, chances are you are feeling stressed or agitated, or even suffering from panic attacks. But that’s not all; deficiency signs also include tingling and numbness, fatigue, muscle cramps and contractions, depression, hypertension, and more. Luckily, salt baths are a great way to increase your magnesium levels and lead you back to normal.
And if you are someone who enjoys a good detox, look no further than your bath salts. Forget starving yourself while drinking a gross mixture of lemon, cayenne, and maple syrup; just take a bath! The sulfates found in Epsom salts help the body flush out toxins and provide a heavy metal detox. The salts are able to trigger a process called reverse osmosis, pulling salt out of your body along with all the nasty toxins.
The mix of Epsom salts and lavender will give you a relaxing combo, allowing your mind to rest, your muscles to relax, and your body to detox.
Ingredients:
- • ¾ cup Epsom salts
- • ½ cup Dead Sea salt
- • 2 tablespoons dried lavender buds
- • 1 tablespoon safflower oil
- • ⅛ teaspoon vitamin E oil
- • 8 to 10 drops lavender essential oil
Instructions:
Combine all your ingredients in a bowl and mix well. Place your mixture in an airtight container, preferably glass. Let the mixture sit for several days so the essential oils and fresh herbs can infuse into the salts. That’s it! Pour the salts into a hot tub for a restorative soak.
Tiếng Việt
Oải Hương (Lavendula)
Là một trong những loại thảo mộc phổ biến nhất trên trái đất, hoa Oải Hương (Lavendula) có thể là thành phần trong hầu hết các loại muối tắm, kem làm dịu, tinh dầu hoặc liệu pháp spa đắt đỏ. Đối với nhiều người, mùi hoa Oải Hương thoảng vào mũi sau khi thoa kem dưỡng da lên tay giúp họ cảm thấy thư giãn, ngoài ra thắp nến hoa Oải Hương và ngồi trong bồn tắm Jacuzzi trang nhã với tinh dầu Oải Hương trong khi thưởng thức những ca khúc yêu thích đều là những trải nghiệm thú vị. Vâng, hoa Oải Hương (Lavendula) có thể giúp bạn bình tĩnh, nhưng nó còn công dụng hơn thế nữa.
Với hơn hai mươi loài khác nhau, hoa Oải Hương (Lavendula) thuộc họ bạc hà và đã được sử dụng trong lịch sử hơn 2.500 năm. Loài thực vật có hoa thơm ngọt này có nguồn gốc từ Trung Đông và Địa Trung Hải, chúng đã được người Hy Lạp, Syria, La Mã, Ai Cập sử dụng trong suốt thời cổ đại.
Từ hoa Oải Hương (Lavendula) bắt nguồn từ từ lavare trong tiếng Latinh, có nghĩa là “rửa sạch” và công dụng của loài cây này vẫn đúng với tên gọi của nó. Hoa Oải Hương (Lavendula) đã được sử dụng như một thành phần trong các loại thảo dược tắm bởi người La Mã và Hy Lạp; người Ai Cập cổ đại sử dụng nó như một loại nước hoa, ướp xác và một thành phần tạo hương. Trong thời Trung cổ, cây này được sử dụng như một loại thuốc kích thích tình dục thường được coi là “loại thảo mộc tình yêu”. Nó cũng được sử dụng như một chất khử trùng cho các lâu đài và phòng bệnh, và làm chất tẩy rửa vết thương trong thời chiến. Hoa Oải Hương (Lavendula) đã được sử dụng cho hầu hết mọi thứ, từ một loại gia vị ẩm thực ngon đến ướp xác. Và nó vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay vì nhiều lý do khác nhau, tuy nhiên, mục đích sử dụng có thể không phải là ướp xác.
Trong thời kỳ hiện đại, hoa Oải Hương (Lavendula) được “tái khám phá” khi nhà trị liệu hương thơm René Gattefossé bị bỏng tay và sử dụng hoa Oải Hương (Lavendula) để giúp vết thương lành lại. Ông đã xác minh khả năng chữa bệnh và khử trùng của loài hoa này khi dầu của cây giúp chấm dứt cơn đau gần như ngay lập tức và không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng, sẹo, viêm hoặc mẩn đỏ.
Ngày nay, hoa Oải Hương (Lavendula) được trồng trên khắp thế giới, từ Mỹ đến New Zealand, Canada, Úc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, Hà Lan, v.v. Tuy nhiên, không có nơi nào nhiều hoa Oải Hương hơn ở Provence, Pháp. Provence đã trồng hoa Oải Hương (Lavendula) trong nhiều thế kỷ, truyền lại truyền thống trồng thảo dược trong các gia đình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Và trong khi nhu cầu ban đầu về hoa Oải Hương (Lavendula) tăng chậm, việc kinh doanh bắt đầu phát triển vào đầu thế kỷ 20 khi dầu hoa Oải Hương (Lavendula) bắt đầu ngày càng trở nên phổ biến. Cho đến ngày nay, Provence là nhà sản xuất hoa Oải Hương (Lavendula) số một, với những cánh đồng trải dài màu tím tuyệt đẹp uốn lượn lên xuống bên những ngọn đồi và thung lũng trong những tháng cao điểm từ tháng 6 đến đầu tháng 8.
Lợi ích sức khỏe
Giống như hầu hết các loại thảo mộc, hoa Oải Hương (Lavendula) có rất nhiều lợi ích sức khỏe và công dụng chữa bệnh, bao gồm giảm lo lắng và căng thẳng, giúp chữa lành vết bỏng và vết thương, giảm mụn trứng cá và làm sạch da, cải thiện giấc ngủ, xoa dịu tâm trí, giảm đau đầu, v.v. Và những lợi ích này không chỉ là một giai thoại, nghiên cứu đang chứng minh rằng hoa Oải Hương (Lavendula) là một vị thuốc chữa bệnh.
ĐIỀU TRỊ VẾT THƯƠNG
Như đã đề cập trước đó, hoa Oải Hương (Lavendula) có khả năng chữa lành các vết cắt và vết thương, và tôi không chỉ nói về những vết xước và vết bầm nhỏ mà bạn gặp phải khi vô tình trượt chân. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, dầu hoa Oải Hương (Lavendula) được sử dụng như một chất khử trùng để giúp điều trị vết thương của binh lính và khử trùng thiết bị y tế. Chúng ta có thể vẫn nhớ cách nhà trị liệu hương thơm René Gattefossé đã chữa lành vết bỏng của chính mình bằng cách sử dụng tinh dầu tại chỗ, ông ấy nhận thấy đỡ đau đáng kể và vết thương nhanh lành hơn.
Có hơn một trăm nghiên cứu cho thấy rằng hoa Oải Hương (Lavendula) giúp tăng tốc độ chữa lành vết cắt và vết bỏng do đặc tính kháng khuẩn. Một nghiên cứu cho thấy hoa Oải Hương (Lavendula) có khả năng tăng cường tổng hợp collagen, do đó thúc đẩy cơ thể tự phục hồi, thúc đẩy sự hình thành các mô sẹo mới và làm lành vết thương nhanh hơn.
Và khi trộn cùng với các loại dầu khác, nó có thể thúc đẩy quá trình chữa bệnh nhanh hơn. Người ta đã chứng minh rằng tác dụng kháng khuẩn của hoa Oải Hương (Lavendula) được tăng cường khi trộn cùng với các loại dầu như Quế (cinnamon), cây Trà (tea tree) hoặc Đinh Hương (clove). Tác dụng điều trị khi kết hợp các loại thảo mộc khác nhau là cơ sở của chủ nghĩa thảo dược.
LỢI ÍCH CHO LÀN DA
Chúng ta đã biết rằng dầu hoa Oải Hương (Lavendula) rất tốt cho các vết cắt và vết thương, nhưng còn các bệnh khác trên da thì sao? Với khả năng chống vi khuẩn và chống oxy hóa đáng kinh ngạc, hoa Oải Hương (Lavendula) có tác dụng tuyệt vời trong việc điều trị mụn trứng cá, bệnh chàm và bệnh vẩy nến, giúp giảm viêm, ức chế sự hình thành vi khuẩn gây ra mụn ngay từ đầu, giúp điều chỉnh hormone gây ra mụn trứng cá trong kỳ kinh nguyệt và giúp ngăn ngừa và hạn chế sẹo mụn.
Các nhà nghiên cứu ở Bồ Đào Nha phát hiện ra rằng các chủng vi khuẩn gây bệnh trên da ghét dầu hoa Oải Hương (Lavendula), vì nó giết chết một loạt các loại nấm gây bệnh và màng tế bào nấm. Hoa Oải Hương (Lavendula) là một loại thuốc mạnh giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do nấm, đặc biệt là các bệnh trên da, vì vậy nếu bạn đang ốm và mệt mỏi vì phải đối mặt với tình trạng mụn không dứt, tại sao không thử dùng hoa Oải Hương (Lavendula)?
LO LẮNG VÀ CĂNG THẲNG
Bạn không thể bước vào spa hoặc trung tâm chữa bệnh mà không ngửi thấy hương hoa Oải Hương (Lavendula) nồng nàn. Hoa Oải Hương (Lavendula) gắn liền với sự bình tĩnh, xoa dịu cảm giác bực tức và giúp bạn bình tĩnh hơn. Và mặc dù ngày nay hoa Oải Hương có vẻ được sử dụng quá mức, có lý do chính đáng cho điều này.
Hơn 6,8 triệu người trưởng thành tại Hoa Kỳ thường ở trong trạng thái lo lắng, và thậm chí số lượng người dân chịu căng thẳng hàng ngày còn nhiều hơn. Và trong khi nhiều người sẽ chuyển sang dùng các loại thuốc như Xanax hoặc Valium, tại sao trước tiên bạn không thử dùng các loại thảo mộc như hoa Oải Hương (Lavendula)? Hoa Oải Hương (Lavendula) đã được chứng minh là một loại cây có hiệu quả trong việc điều trị chứng lo âu và không có tác dụng phụ như các biện pháp can thiệp dược phẩm.
Ví dụ, trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Phytomedicine, người ta thấy rằng dầu hoa Oải Hương (Lavendula) có hiệu quả như thuốc lorazepam (Ativan) trong việc điều trị các dấu hiệu lo lắng, nhưng nó không khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và không có khả năng lạm dụng thuốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoa Oải Hương (Lavendula) giúp giảm căng thẳng, bồn chồn và các triệu chứng của bệnh trầm cảm, và nó cũng có thể giúp những người bị kích động liên quan đến chứng sa sút trí tuệ.
Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Quốc tế về Tâm thần học trong Thực hành Lâm sàng cho thấy uống viên nang 80 mg tinh dầu hoa Oải Hương giúp giảm bớt chứng trầm cảm, lo lắng và dẫn đến giấc ngủ ngon hơn. Nhưng bạn không cần phải ăn hoa để có được kết quả tuyệt vời, chỉ cần khuếch tán tinh dầu Oải Hương tại nhà có thể làm giảm chứng trầm cảm sau khi sinh và giảm các triệu chứng lo âu sau bốn tuần sử dụng máy khuếch tán tinh dầu.
Lo lắng có thể bao trùm và gây ra căng thẳng, dẫn bạn vào một chu kỳ căng thẳng dẫn đến lo lắng, dẫn đến căng thẳng hơn, và cứ thế tiếp tục như vậy! Tuy nhiên, tin tốt là có những giải pháp cho bạn lựa chọn, và không phải tất cả đều có tác dụng phụ đáng sợ. HoaOải Hương (Lavendula) không chỉ có mùi thơm mà còn là một loại dược phẩm mạnh được chứng minh là giúp làm dịu tâm trí và giảm mức độ căng thẳng.
HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT
Khi bạn nói chuyện với bất kỳ người phụ nữ nào, chắc chắn cô ấy sẽ cho bạn biết cô ấy ước gì các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS) của mình sẽ biến mất. Trên thực tế, các triệu chứng này không thú vị cho lắm. Những triệu chứng này xảy ra khoảng một tuần (hoặc hơn) trước kỳ kinh nguyệt của phụ nữ và có liên quan đến sự thay đổi hormone do chu kỳ.
Ước tính có khoảng 85% phụ nữ mắc một số loại PMS, có thể bao gồm nhiều triệu chứng, chẳng hạn như căng ngực, cáu kỉnh, lo lắng, thay đổi tâm trạng, trầm cảm, thay đổi cảm giác thèm ăn, đau khớp, chuột rút, mệt mỏi, đầy hơi, đau đầu hoặc đau nửa đầu, mụn trứng cá, buồn nôn và thay đổi tiêu hóa. May mắn thay, hầu hết phụ nữ không trải qua tất cả các triệu chứng đó.
Cân bằng nội tiết tố rất quan trọng để có một chu kỳ và kinh nguyệt liền mạch, và may mắn thay,hoa Oải Hương (Lavendula) đã được chứng minh là có tác dụng cân bằng các hormone này và làm giảm bớt nhiều triệu chứng chính của tiền kinh nguyệt. Hoa Oải Hương (Lavendula) cũng có thể làm giảm bớt cảm giác căng thẳng, trầm cảm hoặc lo lắng trước kỳ kinh nguyệt. Nó cũng có thể hỗ trợ đặc biệt trong những thay đổi đôi khi không thể giải thích được trong cảm xúc, chẳng hạn như khóc nức nở trong quảng cáo xe hơi, hít dầu hoa Oải Hương (Lavendula) đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng này chỉ sau mười phút.
MẤT NGỦ
Nếu không có giấc ngủ, chúng ta không thể hoạt động. Một ngày bình thường tại nơi làm việc biến thành một cuộc chạy marathon khi bạn cố gắng giữ tỉnh táo. Và người hay Mỹ khó ngủ. Hơn 30% người Mỹ bị mất ngủ, và hơn một nửa số người Mỹ mất ngủ do lo lắng và căng thẳng, họ thường có rất nhiều đêm trằn trọc. May mắn thay, hoa Oải Hương (Lavendula) có thể giúp bạn theo hai cách: giảm căng thẳng và lo lắng và giúp tâm trí bạn dịu yên.
Có rất nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả củahoa Oải Hương (Lavendula) đối với chu kỳ giấc ngủ. Một nghiên cứu từ các nhà tâm lý học tại Đại học Wesleyan đã yêu cầu 31 người đàn ông và phụ nữ ngửi tinh dầuhoa Oải Hương (Lavendula) vào một đêm và sau đó ngửi nước tinh khiết đã khuếch tán vào đêm hôm sau trong khoảng thời gian hai phút trước khi đi ngủ. Những gì họ phát hiện ra là dầuhoa Oải Hương (Lavendula) có hiệu quả trong việc giúp những người tham gia ngủ ngon hơn và thức dậy với nhiều năng lượng hơn. Vâng, đây là một nghiên cứu rất nhỏ, nhưng mang lại kết quả đầy hứa hẹn cho các nghiên cứu trong tương lai. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng lý dohoa Oải Hương (Lavendula) giúp bạn ngủ ngon có thể là cách nó làm tăng giấc ngủ sóng chậm, đây là giấc ngủ mà cơ bắp của bạn thư giãn, nhịp tim của bạn chậm lại và ký ức của bạn được sắp xếp.
Nhiều nghiên cứu nhỏ đã chứng minh điều này, cho thấy hoa Oải Hương (Lavendula) rất hữu ích để tránh việc ngủ gật. Loại tinh dầu này đã được chứng minh là giúp bệnh nhân lão khoa (đã ngừng điều trị bằng benzodiazepine) lấy lại giấc ngủ của họ. Không ngờ, khi những bệnh nhân này hết thuốc, giấc ngủ lại bị xáo trộn. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng việc sử dụng liệu pháp tinh dầu hoa Oải Hương (Lavendula) có thể khôi phục giấc ngủ của bệnh nhân trở lại mức tương tự như khi họ sử dụng thuốc benzodiazepine.
ĐAU ĐẦU
Nếu bạn không may mắn bị chứng đau nửa đầu và những cơn đau đầu khó chịu, thì hoa Oải Hương (Lavendula) có thể là liều thuốc mà bác sĩ chỉ định. Nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng hoa Oải Hương có thể là một phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả cho những cơn đau nửa đầu kinh khủng đó. Nhức đầu có đủ loại tác nhân, có thể là nội tiết tố, căng thẳng, phản ứng dị ứng, v.v. Nếu bạn là phụ nữ, rất có thể sự dao động nội tiết tố estrogen có thể là nguyên nhân gây ra cơn đau, đặc biệt là trước kỳ kinh, chưa kể đến sự biến động của hormone trong thời kỳ mãn kinh. Hoa Oải Hương (Lavendula) là một cách tự nhiên tuyệt vời để cân bằng nội tiết tố và giúp giảm và ngăn ngừa đau đầu vào chu kỳ của bạn. Tuyệt vời hơn nữa, nếu cơn đau đầu của bạn là do căng thẳng, không có gì có thể giúp bạn giảm đau nhanh hơn Oải Hương. Đây cũng là một phương pháp chữa trị căng thẳng tuyệt vời, giúp bạn bình tĩnh khi bị mắc kẹt giữa luồng giao thông vào giờ cao điểm.
Các tác dụng phụ có thể xảy ra, Chống chỉ định và Phản ứng sau khi sử dụng thuốc
Dầu hoa Oải Hương (Lavendula) độc hại khi uống trực tiếp. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tránh sử dụng hoa Oải Hương. Một số người có thể bị phản ứng dị ứng, gây buồn nôn, nôn, đau đầu và ớn lạnh. Nó cũng có thể gây kích ứng da khi bôi trực tiếp lên da.
Không có báo cáo khoa học nào về sự phản ứng giữa hoa Oải Hương và các loại thuốc thông thường. Tuy nhiên, có thể xảy ra các phản ứng với thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương (CNS), vì hoa Oải Hương thúc đẩy sự thư giãn. Điều này có thể làm cho chất gây trầm cảm thậm chí còn mạnh hơn. Những loại thuốc như vậy bao gồm morphin hoặc oxycodone, Ativan, Valium và Xanax.
Hướng dẫn chăm sóc cây hoa Oải Hương (Lavendula)
Hoa Oải Hương (Lavendula) là một loại cây tuyệt vời để trồng trong nhà, giúp ngôi nhà của bạn có mùi thơm như một cánh đồng tươi mát ở Provence, hoặc một spa tự làm. Tuy nhiên,hoa Oải Hương (Lavendula) có thể khó trồng trong nhà, vì vậy bạn hãy kiên nhẫn và nỗ lực để có được thành tự đáng tự hào. Đầu tiên, điều quan trọng là phải chọn đúng loại hoa Oải Hương (Lavendula) cho ngôi nhà của bạn vàthông thường hoa Oải Hương Pháp sẽ phù hợp để trồng trong nhà mặc dù nó không có mùi thơm mạnh nhất.
- Ánh sáng: Hoa Oải Hương (Lavendula) cần nhiều ánh sáng, vì vậy nếu bạn sống ở tầng hầm thì trồnghoa Oải Hương có thể không phải là một ý tưởng hay. Đặt cây ở nơi nhiều nắng nhất trong nhà; nếu bạn không có một ngôi nhà tràn ngập ánh sáng, hãy mua một số đèn trồng cây hoặc đèn trồng cây quang phổ rộng. Và đừng quên xoay cây trồng vài ngày một lần để mọi bộ phận trên cây đón được ánh nắng mặt trời.
- Nước: Luôn để đất khô giữa các lần tưới, bạn không nên tưới quá nhiều nước. Hoa Oải Hương (Lavendula) không ưa môi trường ẩm ướt và sũng nước, vì vậy hãy để chúng thật khô.
- Đất: Sử dụng đất thoát nước tốt, có tính kiềm nhẹ.
- Nhiệt độ: Không để hoa Oải Hương (Lavendula) gần nơi có gió lùa hoặc không khí lạnh. Khi thời tiết bên ngoài bắt đầu ấm áp, hãy đặt câyhoa Oải Hương (Lavendula) dưới ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ giúp cây trưởng thành và khuyến khích sự phát triển. Khi mọi thứ đã hoàn tất, cây Oải Hương sẽ nở rộ từ cuối tháng 6 đến tháng 8.
- Cắt tỉa: Việc cắt tỉa cho cây hoa Oải Hương (Lavendula) tùy thuộc vào loại cây bạn đang trồng. Hoa Oải Hương được trồng phổ biến nhất, cây Oải Hương Anh, nên được cắt tỉa bớt 2/3 vào cuối tháng 8. Bạn sẽ nhận thấy những chồi mới xuất hiện trong thời gian ngắn và trở nên cứng cáp trước khi mùa đông đến gần.
Công thức làm thuốc điều trị từ Oải Hương
Bây giờ bạn đã có một cây hoa Oải Hương đẹp và khỏe mạnh để khoe với bạn bè, hãy tiến thêm một bước nữa và tạo ra một số sản phẩm điều trị tuyệt vời mà bạn có thể sử dụng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe của mình.
Dầu hoa Oải Hương
Dầu hoa Oải Hương (Lavendula) sẽ là một trong những loại dược liệu tự chế hữu ích nhất mà bạn có trong nhà. Công dụng của nó rất đa dạng, từ chăm sóc da đến làm sữa tắm, xà phòng và kem dưỡng da, cho đến những sản phẩm đặt trong tủ để có mùi hương tuyệt vời.
Thành phần:
- Hoa Oải Hương (Lavendula) tươi sắp nở
- Bình
- Dầu nền, chẳng hạn như dầu hạnh nhân ngọt hoặc dầu ô liu
- Túi giấy
- Chai thủy tinh
- Vải thưa
Hướng dẫn:
1. Hái hoa Oải Hương (Lavendula) ngay trước khi chúng sắp nở và đặt vào lọ vô trùng, khô và sạch.
2. Phủ hoàn toàn những bông hoa bằng dầu nền mà bạn lựa chọn. Đảm bảo không có bộ phận nào của hoa thò ra ngoài, bởi điều này có thể dẫn đến nấm mốc.
3. Đậy nắp, cho lọ vào túi giấy và để gần cửa sổ có nắng trong khoảng hai tuần.
4. Sau khoảng hai tuần, gạn chất lỏng vào chai thủy tinh, dùng vải thưa để tách hoa và các bộ phận của cây ra khỏi dầu.
Dầu của bạn hiện đã sẵn sàng để sử dụng, theo cách riêng của nó hoặc trong một công thức khác. Kết hợp với các loại dầu khác, sử dụng trên da của bạn như một loại kem dưỡng ẩm (để tránh kích ứng da, trộn dầu với chất mang như dầu dừa), cho vào muối tắm hoặc chỉ cần hít thở hàng ngày. Dầu hoa Oải Hương (Lavendula) có thể và nên được sử dụng rộng rãi. Thêm vào đó, nó rất dễ kiếm.
Dầu dưỡng môi hoa Oải Hương
Dầu dưỡng môi hoa Oải Hương là một lựa chọn tuyệt vời để bảo quản dầu hoa Oải Hương và biến nó thành một loại thuốc chống viêm có thể sử dụng trực tiếp. Sử dụng loại dầu này trên các cơ bị đau, bàn tay và bàn chân khô, dọc theo thái dương hoặc bất cứ nơi nào bạn bị đau. Hỗn hợp dầu hoa Oải Hương với dầu vitamin E và dầu hạnh nhân sẽ giúp chống viêm, giúp cơ thể bạn thư giãn và vết thương bắt đầu lành lại.
Thành phần:
- 40 gam bơ hạt mỡ
- 18 gam sáp ong
- 110 gam dầu hạnh nhân ngọt
- 3 giọt dầu Vitamin E
- ¼ muỗng cà phê dầu hoa Oải Hương
Hướng dẫn:
1. Trên lửa nhỏ, đun chảy bơ hạt mỡ và sáp ong cho đến khi chúng ở dạng lỏng, sau đó thêm dầu hạnh nhân ngọt.
2. Lấy dầu ra khỏi bếp và để yên cho đến khi nhiệt độ dưới 130 °F (54 °C). Khi dầu ở nhiệt độ gần 130 °F, trộn vitamin E và dầu hoa Oải Hương vào và đổ đều hỗn hợp vào các hộp đựng.
3. Bạn nên để dầu dưỡng nguội trong 30 phút trước khi di chuyển và không đậy nắp cho đến khi dầu dưỡng nguội và cứng lại.
Bạn có thể sử dụng những hộp dầu tự làm này trong tối đa hai năm, nhưng tốt nhất bạn nên sử dụng càng sớm càng tốt.
Muối tắm hoa Oải Hương
Muối tắm là một cách tuyệt vời để thư giãn và xả hơi sau một ngày dài, chưa kể chúng còn có tác dụng tuyệt vời đối với cơ bắp của bạn. Trên thực tế, muối Epsom được biết là chứa nhiều magiê và là một chất chống viêm tự nhiên. Nhiều vận động viên ngâm mình trong muối Epsom sau khi tập luyện chăm chỉ và những lợi ích không dừng lại ở đó. Theo một số ước tính, có tới 80% trong chúng ta thiếu magiê, một khoáng chất cần thiết để điều chỉnh hơn ba trăm loại enzym trong cơ thể, hỗ trợ quá trình giải độc và sửa chữa DNA của bạn!
Chỉ cần ngâm mình trong bồn tắm có muối Epsom sẽ làm tăng lượng magiê của bạn và cuối cùng giúp bạn thoát khỏi tình trạng thiếu hụt. Magie trong muối không chỉ giúp giảm đau cơ mà còn có tác dụng giảm căng thẳng và làm dịu tâm trí. Trên thực tế, nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina đã phát hiện ra rằng lượng magiê thấp làm tăng phản ứng căng thẳng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng phấn thần kinh. Nếu bạn thiếu magiê, rất có thể bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc kích động, hoặc thậm chí là đau khổ. Nhưng đó không phải là tất cả, các dấu hiệu thiếu hụt cũng bao gồm ngứa ran và tê, mệt mỏi, chuột rút và co rút cơ, trầm cảm, tăng huyết áp, v.v. May mắn thay, tắm muối là một cách tuyệt vời để tăng lượng magiê của bạn và đưa bạn trở lại trạng thái bình thường.
Và nếu bạn là một người thích giải độc, thì không tìm đâu khác ngoài muối tắm của bạn. Bạn không cần uống hỗn hợp tổng hợp từ chanh, ớt cayenne và xi-rô cây phong khi đói mà chỉ cần tắm thôi! Các sulfat có trong muối Epsom giúp cơ thể thải độc và giải độc kim loại nặng. Muối có thể kích hoạt một quá trình gọi là thẩm thấu ngược, kéo muối ra khỏi cơ thể cùng với tất cả các độc tố khó chịu.
Hỗn hợp muối Epsom và hoa Oải Hương sẽ mang đến cho bạn một hỗn hợp thư giãn, giúp tâm trí bạn được nghỉ ngơi, cơ bắp được thư giãn và cơ thể được giải độc.
Thành phần:
- ¾ chén muối Epsom
- ½ chén muối Biển Chết
- 2 muỗng canh nụ hoa Oải Hương khô
- 1 muỗng canh dầu rum
- ⅛ muỗng cà phê dầu vitamin E
- 8 đến 10 giọt tinh dầu hoa Oải Hương
Hướng dẫn:
Trộn đều tất cả các thành phần trong một cái bát. Đặt hỗn hợp trong một hộp kín, tốt nhất là hộp thủy tinh. Để hỗn hợp trong vài ngày để tinh dầu và các loại thảo mộc tươi có thể ngấm vào muối. Lúc này sản phẩm đã hoàn thành, bạn hãy đổ muối vào bồn nước nóng để ngâm mình.