- Nguồn: [Ebook Việt Hoá] BONSAI and HOUSEPLANTS for Beginners – Anne Duval (Bonsai và Cây Cảnh trong nhà Houseplants cho người mới bắt đầu)
- Biên tập: Dũng Cá Xinh (Tháng 08/2021)
- Dịch: Huyền Nguyễn
English
Wilt, droop and brittle leaves are the real symptoms of a failing bonsai. Whether it’s ignored or sick, dying bonsai needs immediate help if you’re going to save it. Not every bonsai can be rescued from death, but with some care and attention, the bonsai may have a shot.
- Step 1: Using clean, sterile pruning shears to cut any areas of bonsai that can not be saved, such as dead or damaged leaves, wilted foliage and stems. Cut the branches down to the root or the founder.
- Step 2: Check to see if the cambiums in the cut areas are yellow and stable. Expect the bonsai to rebound if the cambium is safe, as this indicates that the plant is still viable. Don’t worry if some parts of the cambiums are dry while others are not.
- Step 3: Lift the bonsai from the jar to the root prune and repot it. Inspect the root system completely. Using clean, sterile shears to remove dead, wilted roots. Delete from the process all contaminated, dead or destroyed roots. Cut the areas down to the root layer.
- Step 4: Put the bonsai in a clean glass jar and fill it with tepid water so that it passes beyond the root system. Enable the bonsai to sit in the water while you wash the potting tank and prepare the soil mixture.
- Step 5: Spray the tub with a mild detergent and warm water. Make sure to remove any molecules that are trapped inside the container. Create an open and porous soil mixture that has good water retaining properties. Incorporate equal amounts of nutrient-rich soil, perlite and pure sphagnum moss. Mix the things completely with a good loam.
- Step 6: Cover each of the drainage holes with a wire mesh and then fill the tank with your soil mixture a third of the way. Place the bonsai in the bowl and fill the rest of the way with the dirt. Take your bonsai and put it in a sink or bucket if it’s big enough. Fill the sink with tepid water so that it reaches approximately 1 inch above the bottom of the tub. Allow your bonsai to stay in the water until the bubbles stop rising.
-
Step 7: Remove the bonsai from the water and allow the water to flow out of the drainage holes. Place the bonsai in a dry, partially shaded spot. Choose a well-ventilated place to support good cell growth.
-
Step 8: Give the bonsai a little time to recover. Be vigilant as the bonsai may wait until the next growing season before there are any signs of revitalisation. Irrigate the bonsai with tepid water, thoroughly and infrequently. Enable the soil to dry slightly during irrigations in order to avoid overwatering.
Tiếng Việt
Lá héo, rũ và dễ gãy là những dấu hiệu cho thấy bạn đã thất bại trong việc trồng cây bonsai. Cho dù bị bệnh hay không được quan tâm chăm sóc, những cây Bonsai này phải được hỗ trợ ngay nếu bạn muốn cứu sống nó. Không phải cây bonsai nào cũng có thể cứu được, nhưng nếu được quan tâm và chăm sóc, cây sẽ có cơ hội phục hồi.
- Bước 1: Dùng kéo sạch, vô trùng để cắt tỉa những chỗ không thể cứu được như thân và lá đã khô, hư hỏng hoặc héo. Cắt theo chiều từ trên xuống gốc hoặc mặt đất.
- Bước 2: Kiểm tra xem tầng phát sinh (Cambiums) ở vết cắt có màu vàng và ổn định hay không. Nếu tầng phát sinh vẫn ổn, cây sẽ nhanh chóng phục hồi vì điều này cho thấy cây vẫn còn khả năng sống sót. Đừng lo lắng nếu một vài chỗ ở tầng phát sinh bị khô trong khi những phần khác thì không.
- Bước 3: Lấy bonsai từ trong bình ra ngoài để cắt tỉa rễ và thay chậu. Kiểm tra toàn bộ hệ thống rễ. Dùng kéo sạch, vô trùng để cắt bỏ phần rễ héo, chết. Trong quá trình thực hiện, cắt bỏ hết các rễ bị nhiễm khuẩn, hỏng hoặc những rễ đã chết.
- Bước 4: Đặt cây vào lọ thủy tinh sạch, đổ đầy nước ấm ngập hệ thống rễ. Có thể ngâm cây trong nước khi bạn rửa bình và chuẩn bị hỗn hợp đất.
- Bước 5: Xịt chất tẩy nhẹ và nước ấm vào trong bồn. Đảm bảo loại bỏ hết các phân tử mắc kẹt bên trong thùng chứa. Tạo hỗn hợp đất tơi xốp có đặc tính giữ nước tốt. Hợp nhất hỗn hợp đất giàu dinh dưỡng, đá trân châu và dớn trắng tinh khiết (pure sphagnum moss) theo tỉ lệ bằng nhau. Trộn hỗn hợp trên với một lớp đất mùn tốt.
- Bước 6: Bao phủ lỗ thoát nước bằng lưới thép, sau đó đổ 1/3 hỗn hợp đất vào chậu. Đặt bonsai vào trong chậu và dùng phần đất reaches lấp đầy chậu cây. Lấy bonsai ra và đặt nó vào bồn rửa hoặc xô nếu nó đủ lớn. Đổ nước ấm vào bồn rửa sao cho cách đáy khoảng 2,5cm. Ngâm cây bonsai trong nước cho đến khi bong bóng ngừng nổi lên.
- Bước 7: Vớt bonsai ra khỏi nước và để nước chảy đi theo các lỗ thoát nước. Đặt cây bonsai ở nơi khô ráo, có bóng râm. Chọn nơi thoáng khí để hỗ trợ tế bào phát triển tốt.
- Bước 8: Dành một chút thời gian cho cây phục hồi. Chú ý là bonsai có thể chờ mùa sinh trưởng tiếp theo mới cho thấy dấu hiệu hồi sinh. Tưới bonsai cẩn thận bằng nước ấm và không nên tưới thường xuyên. Nên để đất khô một chút để tránh bị úng.