- Nguồn: [Ebook Việt Hoá] BONSAI and HOUSEPLANTS for Beginners – Anne Duval (Bonsai và Cây Cảnh trong nhà Houseplants cho người mới bắt đầu)
- Biên tập: Dũng Cá Xinh (Tháng 08/2021)
- Dịch: Huyền Nguyễn
English
Case studies: Forest planting
- Pumice is a soft volcanic material that can well absorb water and nutrients. When used in a Bonsai soil blend, it tends to retain water and allows the roots to branch very well.
- Lava rock preserves moisture and provides a good structure to the Bonsai surface. The roots can’t grow into the stone of Lava.
- Organic potting compost contains peat moss, pearl and gravel. It has several drawbacks (retains a lot of water and does not aerate / drain very well), but as part of a solution it can be used very well.
Recommended Bonsai Soil Mixtures
Requirements Of Bonsai Soils
Organic or Inorganic Soils
Organic Soil
Inorganic Soil
Advantage Of Volcanic Lava Soil
Tips For Bonsai Potting & Repotting
How To Mix Your Own Bonsai Soil
Soil vs. Substrate
Why Is Drainage Important?
What Are The Components?
Organic Component
- Akadama: this is hard-boiled clay and good for water retention. This part is suitable for the mixing of bonsai soil. It is often considered a necessary element when making a bonsai blend. The only drawback with this is that it’s going to break down in a couple of years.
- Turface: it looks a lot like high fired akadama mud, but it’s not. This substance was primarily used to illustrate golf courses and baseball fields as it does wonders to allow air to enter, making it perfect for turf.
- Lava rock: this material is incredibly thick and brittle. Unlike the other two mentioned above, this element is not going to break down as quickly. Many want to use this as a top dressing for their gardens, but don’t know how incredibly great it is as an array of bonsai mixes.\
- DIATOMACEOUS EARTH: This material is a bit out of the ordinary and is only recommended if you do not find anything else on the aforementioned page. Diatomaceous soil, such as Oil Sorb or Oil Dri, is used by mechanics who disperse the substance to the ground in the event of oil spills. The surface will soak up the oil and make it much easier to wash it. For bonsai, it works on the same principle, soaking up water and preserving moisture, but still hanging on to its rough shape, allowing roots to expand around it. If you can get this stuff, make sure to confirm that the content is #8822. It’s tried and tested, and it’s not going to turn into a mess.
Additional Soil Conditioners
- good aeration-
- good drainage-
- good moisture retention
The Right Equipment
Mixing Recipes
Bonsai Mix Recipe
Organic/Inorganic Compoents
|
Basic Bonsai Mix
|
Tropical Bonsai Mix
|
Deciduous Bonsai Mox
|
Conifer Bonsai Mix
|
Akadama/Turface
|
50%
|
40%
|
50%
|
60%
|
Lava rock/Diatomaceous earth
|
25%
|
25%
|
30%
|
30%
|
Organic Compost Component
|
25%
|
35%
|
20%
|
10%
|
Clump Vs. Loose
Tiếng Việt
Kích thước tương đương với sức khỏe. Theo các quy tắc cơ bản, kích cỡ chậu không được rộng quá 2/3 chiều rộng của cây. Trong trường hợp này, chậu đã không tuân theo quy tắc vì vòm cây quá lớn, rộng gần bằng nó. Do đó, cần một chiếc chậu lớn không chỉ để đẹp và tạo sự hài hòa mà còn để các nhánh cây tương ứng với hệ thống rễ có không gian. Vì vậy, tán của cây phải rộng, rộng gần bằng đường kính của chậu. Thậm chí bạn còn nên chọn một chiếc chậu màu vàng để tôn lên màu đỏ của những chiếc lá mùa thu (dưới nền trắng).
Đây là ví dụ điển hình về sự kết hợp hoàn hảo của cây và chậu. Tổ hợp toát lên sự nam tính. Lá thưa thớt, vỏ dày sần sùi, kết hợp hoàn hảo với chậu có các đường mảnh, chân chậu chắc chắn. Các vân ở miệng chậu mở rộng tượng trưng cho sức mạnh tràn trề của tính dương. Ngược lại tính nữ sẽ có miệng cong vào trong. Có thể chọn loại đất nung đỏ không tráng men, thay vì một loại men đỏ có cùng tính năng. Với cây thông, chọn chậu có tông màu đỏ cam.
Tôi sẽ chọn loại chậu này nếu tôi trồng bonsai. Các cạnh được bo tròn hợp với phần rễ cong nhẹ tạo nên một cấu trúc duyên dáng và nữ tính hơn.
Đây là khi bỏ hết vành chậu, chân chậu to, vạm vỡ đã không còn nữa. Cá nhân tôi thấy đây là một sự kết hợp rất thú vị. Bạn có thể thấy, không giống như bức ảnh đầu tiên cây được trồng trong một chiếc chậu có hình dạng như một ngôi đền, giờ đây cây như đang ngự trị trên đỉnh một ngọn đồi. Tôi cảm giác rằng cái chậu hình túi này như đang bóp nghẹt cây. Nhưng ví dụ cho thấy cây thứ hai rõ ràng có nhiều tính nữ hơn những gì chúng ta nhìn thấy.
Ví dụ điển hình: Phong cách trồng rừng
Đây là tác phẩm huyền thoại trong giới Bonsai có tên là “Người bảo vệ linh hồn.” Nó có lịch sử lâu đời và đại diện cho hậu duệ của người sáng tạo. Cách lựa chọn chậu cho thấy những điều này. Thiết kế hình bầu dục được áp dụng với phong cách trồng rừng như thế này. Ở đây, lớp sơn đỏ của gỗ gợi nhớ đến đồ nội thất cổ, tạo cho cây vẻ đẹp xưa cũ. Bản thân chậu đã là một vật quý giá giúp nâng tuổi cũng như quyền năng cho cây mà không cần lấy đi bất cứ thứ gì của chúng. Với tác phẩm này, không có gì có thể thay thế được chiếc chậu hình bầu dục. Nhưng nó sẽ phù hợp với chậu có màu đỏ đất và không tráng men.
- Đá bọt Pumice là loại đá núi lửa mềm, có thể hấp thụ nước và chất dinh dưỡng tốt. Khi được sử dụng trong hỗn hợp đất trồng Bonsai, nó có xu hướng giữ nước và cho phép rễ phân nhánh rất tốt.
- Đá nham thạch giữ ẩm và tạo cấu trúc tốt cho bề mặt Bonsai. Rễ không thể sinh trưởng trong đá dung nham.
- Phân hữu cơ trong bầu chứa rêu than bùn, ngọc trai và sỏi. Nó có một số nhược điểm như giữ quá nhiều nước, không thông khí hoặc không thoát nước tốt, nhưng đây vẫn là loại đất sử dụng tốt.
Hỗn hợp đất trồng bonsai được đề xuất
Các loại cây khác nhau yêu cầu các hỗn hợp đất khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn về các loài cây Bonsai của chúng tôi để tìm ra loại đất phù hợp nhất cho từng loại cây. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói đến hai hỗn hợp đất chính, một cho cây rụng lá và một cho cây lá kim. Cả hai loại hỗn hợp đều bao gồm Akadama (thành phần giữ nước), đá bọt Pumice (tốt cho cấu trúc bề mặt) và đá Nham thạch (có nhiệm vụ thông khí và thoát nước cho hỗn hợp).
Nhớ là cần điều chỉnh hai công thức này sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của bạn. Nếu bạn không có thời gian để kiểm tra cây mỗi ngày một lần, hãy bón thêm Akadama (hoặc thậm chí thêm phân bón tự nhiên) vào hỗn hợp để cải thiện khả năng giữ nước của cây. Nếu bạn sống ở nơi khí hậu ẩm ướt, hãy thêm nhiều đá nham thạch (hoặc thậm chí là đá mạt) để cải thiện đặc tính thoát nước.
Yêu cầu về đất trồng bonsai
Một trong những chủ đề được những người đam mê Bonsai tranh luận nhiều nhất là tích chất hóa học của đất. Một cây Bonsai đẹp không chỉ là một mô hình, mà một cây Bonsai đẹp phải cho thấy đây là một cây khỏe mạnh, phát triển tốt trong một chậu nhỏ. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào đất bạn sử dụng.
Trên thực tế, nhiều người vẫn đang hiểu nhầm rằng Bonsai không được chăm sóc tốt sẽ nhỏ bé, đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Cây bonsai được quan tâm chăm sóc sẽ an toàn hơn những cây mọc trong tự nhiên vì không gian phát triển của chúng có hạn. Do nhận thức sai hoặc không có đất chất lượng tốt, rất nhiều cây bonsai hiện nay phải sống trong môi trường đất chất lượng kém, khiến cây chậm phát triển, tán lá không khỏe mạnh hoặc thậm chí là cây chết đột ngột.
Vì Bonsai sống quanh năm trong chậu với lượng đất tương đối nhỏ. Để có thể phát triển trong một thời gian dài, cây phải có khả năng lấy nước, chất dinh dưỡng và không khí từ đất trong chậu. Do đó, đất trồng Bonsai phải tốt.
Tính chất của đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và sức sống của cây. Theo hiểu biết của tôi, những cây xấu xí, thiếu sức sống thường được trồng trong đất yếu (chủ yếu là đất hữu cơ); hoặc tệ nhất là trồng trong đất khỏe. Những loại đất này dễ bị cứng lại khi không có nước, do đó nó không những không có lợi cho sự phát triển của Bonsai, ngược lại, còn rất hại cho cây.
Các đặc tính cần thiết trong một hỗn hợp đất tốt
Giữ nước tốt. Đất phải có khả năng giữ và giữ đủ nước để cung cấp độ ẩm cho Bonsai sau mỗi lần tưới.
Tiếp đến, thoát nước tốt. Nước thừa phải thoát ra ngoài ngay lập tức. Đất không có khả năng thoát nước tốt sẽ giữ lại quá nhiều nước, thiếu không khí và dễ tích tụ muối. Quá nhiều nước cũng gây thối rễ và chết cây.
Thông khí tốt. Các hạt trong hỗn hợp đất trồng Bonsai phải có kích thước đủ lớn để tạo ra các khoảng trống nhỏ hoặc các túi khí giữa các hạt. Ngoài nhu cầu oxy cho rễ, điều quan trọng là để vi khuẩn có lợi, nấm cộng sinh mycorrhiza tồn tại để thức ăn được chiết xuất trước khi được các lông rễ tiêu thụ và đưa đến lá để quang hợp.
Đất vô cơ có cấu trúc tốt, dạng hạt là loại đất cho phép nước chảy đi nhanh và cho phép không khí trong lành xâm nhập vào đất liên tục. Đất hữu cơ có cấu trúc chắc thường thông khí và thoát nước kém, do đó có thể gây ra những vấn đề liên quan đến sức khỏe của rễ và cây như thối rễ.
Đất hữu cơ hay vô cơ.
Giá thể bao gồm đất hữu cơ hoặc vô cơ. Các vật chất của thực vật chết như than bùn, lá hoặc vỏ cây, được coi là các thành phần hữu cơ của đất. Hỗn hợp đất vô cơ chứa ít hoặc chưa chất hữu cơ như dung nham núi lửa, canxit và đất sét.
Đất hữu cơ
Trong những thập kỷ gần đây, người trồng Bonsai có xu hướng sử dụng giá thể hữu cơ với tỷ lệ lớn than bùn, vỏ cây và xác lá trộn với đá mạt để đất thoát nước tốt. Thời gian trôi qua, kiến thức và hiểu biết về Bonsai ngày càng tăng, nhiều người trồng Bonsai ngày nay nhận ra rằng các thành phần hữu cơ trong đất như than bùn không có lợi cho sức khỏe và sức sống của cây.
Than bùn và các thành phần hữu cơ khác của đất có nhiều nhược điểm; chúng có thể giữ nước quá tốt, khiến đất bị thối rữa, đặc biệt là trong các tháng mùa mưa vào mùa thu, mùa đông và mùa xuân. Ngược lại, trong giai đoạn nhiệt độ cao, than bùn khô có thể khó rửa sạch, bám vào trong bóng rễ của bonsai; từ đó gây hại cho sự phát triển của các lông rễ. Cây không có lông rễ tốt sẽ không bao giờ có tán lá khỏe, cây không có tán lá khỏe sẽ sinh trưởng rất chậm và nhanh chết.
Vấn đề nghiêm trọng nhất đối với đất hữu cơ đó là mặc dù chúng có các hạt lớn nhưng khi cây Bonsai được trồng lần đầu tiên, chúng vẫn tiếp tục phân hủy trong chậu Bonsai và bị nén chặt. Khi đất bị nén chặt, không khí sẽ không thâm nhập vào được và đất thoát nước kém. Loại đất này sẽ gây úng nước và thiếu khí làm rễ cây chết ngạt và thối rữa do vậy sẽ không tốt cho sức khỏe của cây Bonsai. Trên thực tế, đất nén chặt có thể gây ra vấn đề khi thay chậu, vì khó rửa sạch đất mới và làm hỏng các lông rễ, dẫn đến chết cây bonsai.
Đất vô cơ
Lợi ích của vật liệu vô cơ là chúng giữ được hình dạng nguyên vẹn trong một thời gian dài mà không bị phân tách thành hồ. Các sản phẩm vô cơ giữ một lượng nước nhất định và các chất thải sẽ thoát ngay lập tức qua đáy chậu; Akadama là đất sét nung của Nhật Bản, Akadama là lựa chọn của nhiều bậc thầy và những người đam mê Bonsai Nhật Bản. Một phần là do giá của Akadama tương đối thấp ở Nhật Bản và nó cũng dễ kiếm, nhưng giá khá chát nếu ở bên ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên, mặc dù Akadama được biết đến là loại đất có chất lượng tốt, nhưng trên thực tế chúng không tốt hơn đất sét nung là mấy, đất sét nung rẻ hơn và dễ tìm thấy ở một số quốc gia. Trên thực tế, trong 1 hoặc 2 năm, Akadama sẽ tan ra thành một loại hồ đặc. Vì thế, bạn nên thay đất cho cây từ một đến hai năm một lần. Vì lí do này mà bạn không nên trồng các loại cây không thích ứng được với quá trình đưa cây ra khỏi đất (ví dụ như cây thông).
Ưu điểm của đất dung nham núi lửa
Dung nham núi lửa là một loại đất vô cơ khác được coi là loại đất tốt nhất dành cho Bonsai, nhưng không dễ sản xuất ở những quốc gia không có núi lửa. Đất Dung nham trong tự nhiên có chứa các chất dinh dưỡng hữu cơ hỗ trợ cho sự phát triển của cây trồng.
Độ tơi xốp. Độ tơi xốp có lợi cho sự phát triển của các lông rễ. Lông rễ tốt giúp tán lá phát triển tốt, góp phần tạo nên một cây khỏe mạnh.
Giữ nước tốt. Giữ lại đủ lượng nước cây cần rất quan trọng vì nó duy trì độ ẩm cho cây.
Tiếp theo là thoát nước tốt. Thoát nước tốt cải thiện chất lượng đất, ngăn ngừa cây thối rễ hoặc chết do bị úng nước.
Thông khí tốt. Oxy trong đất giúp duy trì sự sống của các vi khuẩn có lợi, nấm cộng sinh mycorrhiza tạo thức ăn cho đất.
Lâu phân hủy. Quá trình phân hủy có thể làm cho đất cứng lại và làm gián đoạn hệ thống thoát nước và thông khí trên bề mặt. Đất bị nén chặt cũng khiến lông rễ khó phát triển và phá hỏng hệ thống rễ trong quá trình thay chậu.
Độ pH trung tính. Tất cả các loại cây bonsai phát triển tốt trong điều kiện pH trung tính.
Rẻ. Dung nham núi lửa rẻ hơn nhiều so với các loại đất vô cơ khác do đó tiết kiệm hơn.
Hệ thống rễ được bảo vệ tốt với các lông rễ không bị xáo trộn. Đây là trạng thái thích hợp để sang chậu cho cây, để đảm bảo Bonsai sống tốt sau khi thay chậu.
Tình trạng của hệ thống rễ khi sử dụng các loại đất khác nhau
Với những cây đã phát triển trong chậu hơn hai năm và sử dụng đất dung nham núi lửa, sau khi tách khỏi chậu, một bộ rễ hoàn toàn khỏe mạnh là bộ rễ không có bụi bẩn bám vào bóng rễ.
Điều này cho thấy đất nham thạch giữ nước và thông khí tốt. Trạng thái này đảm bảo sự phát triển tốt của cây.
Với cây trồng trong chậu hơn 3 năm và sử dụng các loại đất bonsai thông thường, sau khi tách cây khỏi chậu, bóng rễ ở trạng thái đất rất cứng, không có lông rễ. Đây là kết quả của đất chất lượng kém, khiến bộ rễ không thể phát triển khỏe mạnh.
Sử dụng đất dung nham núi lửa. Bằng cách ngâm chúng trong mưa, các loại đất sẽ giãn ra mà không phá hủy hệ thống rễ và các lông rễ vẫn giữ được nguyên vẹn. Đây là kết quả của việc tưới tiêu tốt và không có sự suy thoái của cặn dung nham.
Trạng thái này cho thấy cây Bonsai có thể tiếp tục phát triển nhanh chóng và khỏe mạnh sau khi thay chậu.
Sử dụng đất thông thường. Chỉ có thể rửa sạch đất sạn bằng vòi xịt dưới áp lực cao, nhưng làm như thế các lông rễ sẽ mất đi. Đây là kết quả của điều kiện vệ sinh kém, thông gió kém và sạt lở đất nhẹ. Trong điều kiện thổ nhưỡng này, cây Bonsai sẽ không phát triển tốt được. Mặc dù cây này đã trồng hơn 3 năm nhưng bộ rễ không phát triển tốt, rất ít lông rễ; và tệ nhất là các lông rễ sẽ bị hỏng và rửa trôi theo đất trong quá trình phun rửa. Do đó dễ làm chết một số cây như cây lá kim (Thông và bách xù). Sử dụng các viên dung nham núi lửa giúp Bonsai phát triển nhanh hơn và khỏe mạnh hơn nhiều.
Mẹo Trồng & Thay Chậu Bonsai
Đầu mùa xuân hoặc đầu mùa thu là thời điểm tốt nhất để trồng và thay chậu Bonsai, không nên thay chậu vào mùa đông. Đó là lý do tại sao hầu hết các cây đâm chồi nảy lộc vào mùa xuân và mùa thu. Thời điểm sang chậu Bonsai tốt nhất là khi Bonsai vẫn ở trạng thái khỏe mạnh và đừng chần chừ cho đến khi Bonsai bắt đầu dễ uốn. Lí do là khi chúng ta thay chậu, cây sẽ bị rối loạn, những cây Bonsai có sức chịu đựng kém sẽ không chịu được áp lực và có thể yếu đi.
Tần suất thay chậu tùy thuộc vào từng loại cây; một số loại cây nhất định (cây lá rộng/cây rụng lá) cần thay chậu thường xuyên hơn các cây lá kim (Thông và Bách xù). Không thay chậu ngay sau quá trình tạo kiểu hoặc ngay sau khi điêu khắc cây Lũa. Tốt nhất là nên đợi một năm. Khi thay chậu cây lá kim, cố gắng không làm tổn hại đến hệ thống rễ, đặc biệt là các lông rễ; cắt tỉa rễ có thể được thực hiện trên một số cây rụng lá. Tốt nhất là cắt tỉa một số rễ trong quá trình thay chậu, sau đó là cắt tỉa tán lá, đặc biệt là trên những cây rụng lá.
Cách trộn đất trồng Bonsai
Đất là vấn đề quan trọng nhất đối với cây bonsai, chúng ta thường bỏ qua vấn đề này vì chúng ta coi cây là cây và đất là đất. Mọi thứ cần được xem xét kỹ lưỡng. Đất trồng bonsai không chỉ đơn thuần là một cục đất đào được trong sân và ném vào chậu sau đó nói: “Chúng ta đã hoàn thành xong giai đoạn 1, hãy tiếp tục sang giai đoạn 2”. Khi thay chậu cho cây bonsai, đất là một yếu tố rất quan trọng. Bạn phải hiểu rằng thay chậu cho cây bonsai là một việc làm rất cần thiết và tại sao chúng ta lại phải làm thế. Để trở thành người chơi bonsai thực thụ trước hết bạn phải là một nhà làm vườn, một nhà địa chất, một họa sĩ, v.v. Những gì người ta đang cố gắng làm là bắt chước lại, vì vậy có thể nói, “Bắt chước là hình thức bợ đỡ chân thành nhất.”
Đất vs. chất nền
Đất sử dụng trong trồng bonsai là một chủ đề được tranh luận rất sôi nổi bởi mỗi người có sở thích và có công thức kết hợp riêng. Cấu trúc đất cho cây nhiệt đới của người này có thể quá nhẹ hoặc quá dày đối với người khác. Thậm chí nhiều người còn lưu ý rằng đất trồng bonsai hoàn toàn không phải là đất, vì nó không đúng với định nghĩa đất truyền thống. Hầu hết mọi người thích gọi đất trồng bonsai là “hỗn hợp” hơn việc gọi nó là đất để tránh sự mơ hồ. Bất kể bạn sử dụng thuật ngữ gì cho bất kỳ loại cây nào, sự khác biệt thực sự giữa tên gọi đất truyền thống và hỗn hợp cây bonsai là gì thì mục tiêu quan trọng nhất vẫn là liên quan đến việc tưới tiêu.
Tại sao việc thoát nước lại quan trọng?
Tại sao thoát nước lại là bí quyết trồng bonsai an toàn? Bạn có thể tự hỏi: “Nếu đó là vấn đề chính thì tôi có thể khắc phục được bằng cách đục những cái lỗ trên chậu của mình, tôi chắc chắn rằng nước sẽ chảy ra hết, dù có bao nhiêu chất lỏng trong chậu hay bao nhiêu không khí, phải không? ” Ok, suy luận đó không hoàn toàn sai vì một số chất lỏng theo thời gian có thể thấm ra ngoài qua một vết nứt. Vấn đề khác là thời gian để nước thoát đi phụ thuộc vào dạng hỗn hợp đất trồng bonsai. Tất nhiên, nước thoát nhanh sẽ giúp cây không bị ngập nước dẫn đến thối rễ. Bạn có thể trồng cây trong chậu đất có đặc tính dày, chẳng hạn như hỗn hợp giá thể hoặc phân trộn mà bạn đào lên từ dưới đất; tuy nhiên, an toàn nhất vẫn là trồng cây trên nền đất thoát nước tốt. Hãy thử tưởng tượng xem, khi bề mặt đất bắt đầu nén lại theo thời gian, thì không khí và nước có thể thấm qua bề mặt hay không? Thiếu hụt nguồn oxy ở rễ sẽ khiến rễ phát triển không bình thường, dẫn đến cây kém phát triển và không đảm bảo được yêu cầu.
Hỗn hợp bao gồm?
Hỗn hợp cây bonsai có thể được phân thành hai nhóm, hữu cơ và vô cơ. Sự khác biệt giữa hữu cơ và vô cơ dựa trên khả năng giữ nước. Tất cả các hỗn hợp có đá mạt đều giúp thoát nước. Ngoài điều đó ra, thuật ngữ cho cả hai loại đất chỉ đơn giản là vật liệu của đất hữu cơ là vật chất thực vật phân hủy; trong khi đó vật liệu vô cơ được tạo thành từ các chất vô cơ như đá và các vật liệu có sạn khác, chẳng hạn như đất sét nung. So với trước đây khi chưa có sẵn đất sét nung, chất hữu cơ được ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, các hỗn hợp hiện đại ngày nay lại là mối đe dọa đối với việc tưới tiêu quá mức, và quá trình chuyển dịch mạnh mẽ sang vật chất vô cơ hiện đang gia tăng. Ngày nay, người ta thích sử dụng hỗn hợp đất sét nung ở nhiệt độ cao và các vật liệu sạn có khả năng giữ nước tốt hơn; nhưng nó đủ thô để rễ phát triển, có thể tưới tắm nhiều lần trong ngày mà không lo ngập úng. Nhiều nông dân trồng bonsai bằng đất sét nung nguyên chất để đạt được hiệu quả thoát nước tối ưu và tăng khả năng hút oxy. Nhưng cần nhớ rằng hỗn hợp quá mềm sẽ làm gián đoạn sự phát triển của rễ do chúng quá rời rạc.
Vật liệu hữu cơ
Vật liệu hữu cơ bao gồm vỏ cây Tùng bách, rêu than bùn (mùn), đất bầu và các vật liệu ủ phân khác. Thông tin thêm: Vỏ cây Tùng bách là chất cải tạo đất góp phần duy trì độ ẩm và cho phép thoát nước thừa.
Rêu than bùn (mùn) là vật liệu giữ ẩm tốt nhất, do đó nên sử dụng với lượng ít. Lớp phủ này sử dụng chủ yếu để kết giữ đất tránh các thành phần khác rời ra khi rễ phát triển. Điều quan trọng nữa là rêu có thể hấp thụ lượng nước lớn và có thể giữ một lượng nước lớn trong thời gian dài nếu không được thoát nước phù hợp.
Đất sạch trồng chậu được sử dụng như một chất kết dính, bổ sung khối lượng lớn cho hỗn hợp của bạn. Lưu ý rằng loại đất này có khả năng giữ nước cao.
Thực vật phân hủy được sử dụng như thịt
Mẹo đối với các thành phần vô cơ là nên cho thêm “đá mạt” vào hỗn hợp. Bạn bón càng nhiều đá mạt thì quá trình thông khí càng diễn ra tốt, điều này sẽ giúp kích thích sự phát triển của rễ. Các nguyên tố vô cơ bao gồm các vật liệu vô cơ không phân hủy như các nguyên tố hữu cơ tương đương. Một số vật liệu vô cơ được đánh giá cao nhờ đặc tính xốp, có thể giữ nước nhưng không phân hủy nhanh và ngưng tụ. Dưới đây là các loại thành phần vô cơ khác nhau:
- Akadama: đây là loại đất sét nung cứng, có khả năng giữ nước tốt. Loại này phù hợp trộn đất trồng bonsai. Đây là thành phần không thể thiếu trong các hỗn hợp đất trồng cây bonsai. Hạn chế duy nhất của Akadama là dễ tan trong một vài năm.
- Turface: trông rất giống đất sét nung Akadama ở nhiệt độ cao, nhưng không phải vậy. Loại đá này được sử dụng chủ yếu ở các sân gôn và sân bóng chày vì nó có tác dụng hạn chế không khí lưu thông, làm cho mặt cỏ trở nên hoàn hảo.
- Đá nham thạch: loại đá này cực kỳ dày và giòn. Không giống như hai loại đá ở trên, loại đá này lâu vỡ vụn. Nhiều người thích sử dụng loại đá này làm phân rải mặt cho khu vườn của mình, nhưng nó còn có tác dụng tuyệt vời hơn nếu dùng trong hỗn hợp đất trồng bonsai.
- Đất Diatomaceous: Loại đất này khá lạ và chỉ nên sử dụng nếu bạn không tìm thấy những loại đất đề cập phía trên. Đất diatomaceous, chẳng hạn như Oil Sorb hoặc Oil Dri, được các thợ máy sử dụng trong trường hợp dầu tràn bằng cách rải chúng xuống đất. Loại đất này sẽ thấm hút dầu khiến chúng dễ rửa trôi hơn. Đối với cây bonsai, nó cũng hoạt động theo nguyên tắc tương tự, hút nước và giữ ẩm, nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng thô của nó, cho phép rễ sinh trưởng xung quanh. Nếu bạn muốn sử dụng loại đất này, hãy mua loại #8822. Loại đất đó đã được thử nghiệm và kiểm tra do vậy sẽ không biến hỗn hợp đất trở thành một mớ hỗn độn.
Các chất cải tạo đất bổ sung
Các thành phần đề cập ở trên chỉ là số lượng nhỏ các chất được sử dụng trong trồng cây bonsai. Có một số chất cải tạo đất và chất kết cấu đất khác được sử dụng để pha trộn hỗn hợp cây bonsai của riêng bạn. Yếu tố quan trọng nhất là các chất cải tạo bổ sung này còn có đặc tính 3 tốt:
- Thông khí tốt
- Thoát nước tốt
- Giữ ẩm tốt
Khi thêm các thành phần khác vào hỗn hợp đất, bạn cần xem xét kỹ 3 yếu tố này. Một số hướng dẫn có thể quen thuộc và một số được đề xuất trong sách vở. Tất cả những gì bạn cần làm là tự mình thực hiện để xác thực xem liệu nó có mang đến hiệu quả tốt hay không. Không quan trọng là vật liệu hữu cơ hay vô cơ, miễn là nó đáp ứng đủ ba yếu tố trên.
Thiết bị phù hợp
Ngoài yếu tố về đất, thiết bị phù hợp sẽ giúp bạn khai thác tối đa sản phẩm. Ý tôi là bạn cần rây để sàng lọc. Những thứ trong các túi và gói sẽ có rất nhiều các loại tạp chất. Những tạp chất này có thể là bụi bẩn cho đến một số thứ bẩn thỉu khác. Đầu tiên, bạn cần loại bụi đất vì theo thời gian chúng có thể lắng xuống và làm tắc các lỗ thoát nước. Các tạp chất như cỏ và các vật chất hữu cơ khác cũng có thể làm tắc lỗ thoát nước. Rây sẽ giúp bạn sàng lọc các thành phần theo các cấp độ khác nhau ví dụ các hạt lớn cho cây bonsai lớn và các hạt nhỏ cho cây bonsai nhỏ. Nói chung, sàng lọc không phải là bước quan trọng; tuy nhiên, bước này được khuyến nghị và đôi khi được khuyến nghị cao bởi bạn đã trả rất nhiều tiền để tạo hỗn hợp đất của riêng mình, vậy tại sao bạn không thực hiện thêm một bước nữa.
Trộn các công thức
Như đã đề cập ở trên, không có cách tiếp cận cụ thể nào để tạo ra hỗn hợp độc đáo của riêng bạn. Có một số mẹo mà nhiều người đề xuất, nhưng hãy lưu ý rằng đây chỉ là những đề xuất mà thôi. Là một người yêu thích cây bonsai, điều quan trọng là phải có cái nhìn cởi mở và tìm ra hướng đi của riêng mình trước khi phớt lờ hoặc chỉ trích. Cách này có thể không phù hợp với bạn nhưng lại có tác dụng với người khác. Có một quy tắc đơn giản cho tất cả các loại cây bonsai đó là các hỗn hợp phải được kết hợp phù hợp với các loại cây cụ thể.
Công thức trộn hỗn hợp đất bonsai
Thành phần hữu cơ/vô cơ | Hỗn hợp Bonsai cơ bản | Hỗn hợp Bonsai nhiệt đới | Hỗn hợp Bonsai rụng lá | Hỗn hợp Bonsai lá kim |
Akadama/Turface | 50% | 40% | 50% | 60% |
Đá nham thạch/Diatomaceous | 25% | 25% | 30% | 30% |
Thành phần phân hữu cơ | 25% | 35% | 20% | 10% |
Tỷ lệ khác nhau giữa thành phần hữu cơ và vô cơ trộn với đá mạt để tạo ra hỗn hợp bonsai cần phù hợp với từng loại cây khác nhau.
Cứng vs. Tơi xốp
Ví dụ, sau một khoảng thời gian, đất sẽ nén lại và bạn cần liên tục kiểm tra xem mức độ giữ của đất có tốt không. Để thử hình thức nén chặt này, trước khi bạn đổ hỗn hợp bonsai vào chậu, bạn có thể bóp hỗn hợp đã làm ướt bằng tay. Nếu hỗn hợp đặc và rắn thì hỗn hợp đó chứa quá nhiều chất hữu cơ nó sẽ giữ nhiều nước. Điều này sẽ gây ra rất nhiều biến chứng, ví dụ như bệnh thối rễ. Thông thường, nếu nước không thấm được xuống đất, nhiều vấn đề sẽ xuất hiện. Nếu hỗn hợp rời ra ngay sau khi bạn mở lòng bàn tay, bạn đã có một hỗn hợp mịn và ráo nước. Để khắc phục tình trạng quá tơi hoặc quá chắc, chỉ cần thêm nhiều đá mạt hoặc nhiều chất hữu cơ hơn cho phù hợp với nhu cầu của bạn.
Tạo ra hỗn hợp bonsai của riêng mình là dấu hiệu cho thấy sự tận tâm của bạn. Niềm đam mê đối với cây bắt đầu từ lúc này. Tự trộn hỗn hợp bonsai sẽ thúc đẩy bạn tìm hiểu thêm nhiều điều về cây. Cây có thể cho bạn biết nó nghĩ gì và cần điều gì, tất cả tùy thuộc vào tình trạng đất trồng. Hỗn hợp hoàn hảo là hỗn hợp cho bạn thấy khi nào cây cần nước và trạng thái của cây. Hỗn hợp tốt sẽ quyết định việc liệu cây đó sống được trong bao nhiêu năm. Hỗn hợp đất không tốt sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng cũng như hấp thụ dinh dưỡng của cây. Cây có sức khỏe kém sẽ hạn chế khả năng cũng như tuổi thọ của cây. Tạo hỗn hợp đất tốt nhất cho cây là cách chăm sóc cây hiệu quả nhất. Tôi hy vọng đây sẽ là hành trang quan trọng giúp bạn chinh phục được cây bonsai.