Đào (Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh)

Sách Nghệ thuật Chế Tác Chậu Cảnh Nguyễn Thi Hoa - Uông Truyền Long
Đánh giá

Chất liệu chậu cảnh lấy ở hai nguồn: một là đào gốc cây, hai là nuôi mắm cây, vưn trồng từ nhỏ. Từ núi rừng ta đào gốc cây lâu năm, nuôi dưỡng chăm sóc, nhờ vậy có thể rút ngắn thời gian hình thành chậu cảnh mà luôn luôn có thể chọn được cây giả hình đáng tự nhiên đẹp đẽ, cổ kính. Nuôi mầm non có cách gieo hạt, cắm rễ, cành nhánh xuống đất, giâm vít cành xuống đất, chiết cành… lấy được mầm cây, tạo hình tương đối tự do, nhưng cần có thời gian lâu dài. Kỹ thuật nuôi mầm cấy, có nhiều sách bàn về nghệ thuật làm vườn đếu nói đến, ở đây không nhắc lại.

Đào gốc cây phải nấm vững phương pháp khoa học, nếu không cáy khó sống được, càng khó trở thành tác phẩm. Đầu tiên phải chọn gốc cây tốt, từ giống,tuổi cây, hình thái và cách nuôi đường để tính toán. Như giống cây cảnh thường dùng, điều kiện hoàn cảnh đất đai không giống nhau, sự phân bố giống cây cũng khác nhau, phải tùy nơi mà tìm cây cối. Lấy cây lâu năm, nhưng cần có đất đai màu mỡ. Tìm cây có đặc điểm già giận kỳ lạ, cứng cáp quanh co. Đặc biệt chủ ý bộ rễ và thân thông thường không chọn cây quá cao lớn, để dễ nuôi dưỡng và thích hợp khi đặt vào chậu.

Thời gian đào cây, nên chờ sau khi cây ở vào “thời kỳ ngủ từ đầu xuân ấm áp, cây chưa nảy mầm. Cuối thụ, đầu đông có thế đào được. Nhưng ở khu vực phía Bắc, đông lạnh tháng chạp, trời rét đất cóng, đào bới khó khăn, dễ thương tổn rễ, sau khi đào, phải nuôi trong nhà kính, cho nên không hợp, không dễ. Thời gian đào cây cùng phải tùy nơi mà chọn.

Đào gốc thường đem rễ chính xén bớt, nhưng phải để lại nhiều rễ bên phụ và rễ râu. Giống cây tùng bách, bộ rễ thẳng, nên chừa thêm chút rễ chính, nếu không nó khó sống. Sau khi đào gốc, phải cắt sửa, phải bảo vệ phần thân cành chính và cất ngắn, những rễ còn lại, đều cắt đi, phải tính đến sự tạo hình về sau. Đào cây xong, phải trồng ngay.

Menu sách

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon