CÔN TRÙNG GÂY HẠI.
Tác giả: STEPHEN R. BATCHELOR.
Chúng nhỏ hơn loài rệp sáp và rệp vừng nhiều và nếu muốn nhìn trực tiếp chúng bạn cần phải có kính lúp (10X – 20X), những con ve và những con khác giống vậy làm cho các lá lan bị châm kim, nếu quá nhiều sẽ thành bệnh. Những cái tên như “Ve nhện”, “Nhện đỏ” và “Ve nhện có hai đốm”, tất cả đều quy vào là loài ve (Tetranychus urticae và các loài khác), vài loài trong chúng có màu đỏ, loài khác thì màu xanh lục hoặc vàng, song tất cả đều có khuynh hướng khoét lỗ và đẻ trứng vào đó. Những sợi tơ này chỉ nhìn thấy khi chúng đã phá hoại một cách nghiêm trọng, vào thời kỳ chúng phát triển mạnh mẽ nhất ta có thể thấy được chúng di chuyển từ chỗ này qua chỗ khác. Mặt khác, cái miệng nhọn sắc của chúng sẽ làm hư hại, tạo thành những vết đốm và lớp bụi trên mặt lá (Hình 1). Những con ve thường hay núp ở mặt dưới của lá lan, đó là nơi chúng tìm kiếm để bắt đầu công cuộc phá hoại. Song, khi chúng đã bám chặt và lan ra toàn bộ cái lá, cả mặt trên và dưới đều có những vết đốm, chuyển sang màu vàng rồi bị khô héo đi (Hình 2). Những cái lá đó sẽ sớm bị rụng. Những loài Lan như Cymbidium, và Cynoches chlorochilon có lá mỏng như hình dưới, có lẽ là dễ bị ảnh hưởng bởi những con ve.
HÌNH 1 – Lúc mới bị tấn công, các con ve chỉ làm cho trên mặt lá có những đốm nhẹ mà ta thấy nó bao quanh một con ve cái duy nhất.
Những con ve giả nhên không tạo ra lỗ châm kim, bao gồm cả những con ve mà ta gọi là ve lan Phalaenopsis. Những con giả ve này tràn ra tàn phá các lá lan, tạo ra những điểm màu trắng bạc hoặc vàng, những chấm bất kỳ đó hình thành những vết lõm ở trên mặt lá có màu nâu.
HÌNH 2 – Sau một vài tháng với thời tiết ấm áp, có nắng, những chiếc lá của cây Lan Cynoches chlorochilon đã bị phá hoại nặng nề (Hình dưới).
Những cái lá bị tàn phá sẽ nhanh chóng bị vặn vẹo và rỗ (Hình 3 & 4). Những loài Lan như Phalaenopsis và một vài loài Oncidium, có là dày và nhiều thịt, có vẻ tình trạng khá hơn. Cô Rebecca Tyson Northen đã cung cấp cho chúng ta bài viết rất hay về đề tài này với tiêu đề “Bệnh của lan – Phần 1” trên tạp chí năm 1973, chúng tôi in lại bức ảnh của cô ở dưới đây
HÌNH 3 – Lá của cây Lan Phalaenopsis này đã bị những con ve giả nhện ký sinh dầy đặc ở trên mặt lá.
Dù là ve nhện hay ve giả nhện ta cũng cần phải kiểm soát chúng, tùy thuộc vào nhà vườn muốn tiêu diệt hay chỉ muốn xua đuổi chúng thôi. Khí hậu ấm áp và khô là điều kiện ưa thích của những con ve, và đó là lý do việc này thường hay xảy ra với những cây Lan trồng trong nhà. Một khi độ ẩm giảm xuống, vì nhiệt độ cao vào mùa hè hoặc chỉ vì sưởi ấm vào mùa đông, thì là lúc loài ve phá hoại thường xuất hiện. Thường xuyên lau các lá (cả mặt trên và mặt dưới) bằng nước xà-bông loãng là biện pháp có thể hữu hiệu nhằm hạn chế sự lan tràn của loài ve. Biện pháp này không những làm ve không dám bén mảng đến mà nó còn tạo ra một lớp màng xà-bông mỏng trên mặt lá, điều mà không hấp dẫn những con ve. (Song, cái gì quá nhiều cũng sẽ làm hư hại đến cây Lan, nghĩa là bạn đừng tắm cho cây Lan vào mỗi tối!).
HÌNH 4 – Những con ve giả nhện phá hoại cây Lan Oncidium. Chú ý tình trạng đục lỗ và làm vàng úa mặt lá (hình dưới), so sánh với cái lá không bị bệnh (hình trên)
Bạn cần có giải pháp triệt để một khi đã bị lũ ve phá hoại tràn lan. Ve không phải là côn trùng nhưng các loại thuốc diệt côn trùng thông thường lại có hiệu quả. Thuốc Orthene có hiệu quả nhất định đối với loại ve giả nhện, nhưng nếu là thuốc diệt ve như Avid, Floramite hoặc Hexagon thì có tác dụng tốt hơn với cả loài nhện đỏ và loài ve giả nhện. Một vài loài thuốc diệt ve khác cũng có thể mua được, nhưng những loại này thường hoặc là độc tố cao hoặc khó tìm phải mua với lượng lớn ở những công ty cung cấp lan. Nhắc lại là cần phải có những cố gắng đặc biệt làm sao phun được cả vào hai mặt lá.
Gián (Roaches – viết tắt của chữ Cockroach) và loài gặm nhấm (Rodents) – đối với những loài côn trùng dơ bẩn như là gián hay những loài gậm nhấm như chuột đồng, thì những nụ và hoa chính là mồi ngon của chúng. Những người miền nam phải chiến đấu với những loài gián phàm ăn, trong một số trường hợp, với những hành động tàn ác, chúng dùng cây Lan để thay đổi thức ăn của chúng. Chúng ta có thể rải thuốc diệt sâu bọ chung quanh những nơi mà côn trùng thường lảng vảng tới, nhưng nên tránh phun trực tiếp thuốc đó vào cây Lan. Những người phương bắc và những người ở vùng khí hậu lạnh hơn, thường đối mặt với nạn chuột đồng, đặc biệt là trong những tháng mùa đông, khi những loài vật tinh khôn và ranh mãnh này bị con người tấn công ở những nơi ấm áp mà con người trú ngụ. Những cây Lan đang ra nụ được trồng dưới tầng hầm thiếu ánh sáng đối với những con chuột mùa đông bị đói mà nói, không khác gì một miếng mồi ngon với chúng, đầu tiên chúng theo thói quen, rồi chúng báo cho nhau để có thể tìm ra những nụ lan mà cắn đứt, sau đó chúng rắc phân chung quanh. Một cái bẫy chuột hoặc mồi bả, đối với những người chưa gặp trường hợp này thì có vẻ như là một sự độc ác.
HÌNH 5 – Những con ốc và ốc sên sau một đêm có thể phá hoại nặng nề tất cả những nụ và hoa. Trên đây là kết quả của tình trạng những con ốc đói đã cắn đứt một bông Hồ điệp xinh đẹp.
Ốc và ốc sên – hai loài côn trùng ghê gớm này sẽ khiến cho những người trồng lan phải đau đầu về thói quen ăn đêm của chúng. Hoa và các nụ hoa – những vật yêu quý và niềm hy vọng của người trồng lan cho đến sáng hôm sau đã bị cắn nát, nghĩa là sẽ chẳng còn gì.
Một vấn đề đặc biệt nữa đối với nhà kính và những cây Lan trồng ngoài trời chính là ốc và ốc sên. Những con vật nhỏ bé này vào ban ngày sẽ ẩn núp trong những chỗ tối, ẩm ướt trên sàn nhà kính (nhất là chung quanh có cây che nó), hoặc nằm dưới đáy chậu (nhất là những chậu đặt trực tiếp trên đất), và còn cả ngay trong chất trồng. Chúng sẽ bò ra và ăn đầu rễ, nụ và hoa Lan khi đêm bắt đầu xuống(Hình 5). Chính những vệt nhớt dài giúp ta nhận ra những thủ phạm này. Có thể dùng đèn chiếu để phát hiện và dùng tay để bắt, ngoài ra cũng có một vài biện pháp ứng dụng cũng thành công.
Biện pháp mà chúng tôi đề cập là dùng mồi nhử như trái táo hoặc bia để đặt bẫy lũ súc sinh này. Những biện pháp truyền thống khác là dùng mồi có chứa độc tố như metaldehyde hoặc sulfate sắt (những thứ này có bán nhiều trên thị trường) thường xuyên vào lúc thời tiết ấm áp thì rắc đều thuốc chung quanh khu vực trồng lan, trên hoặc dưới kệ. Ta có thể rắc lên trên chất trồng những nơi khó rải thuốc, và nơi những rễ lan còn sống.
HÌNH 6 – Nếu chờ cho đến khi cây Lan trưởng thành và phát hoa thì rất khó để trừ khử những cây me đất này. Một khi ta đụng chạm vào trái của nó, nó sẽ gieo rắc hạt ra khắp mặt chậu.
Những kẻ gây rối – trong danh mục những côn trùng làm hại lan, đây là loài không gây hại trực tiếp cho lan. Song chúng lại có những đặc tính đáng ngờ, hoặc chỉ gây ra sự khó chịu cho người trồng lan. Nhìn chung, những con kiến không kiếm ăn trên lan, nhưng chúng sẽ xuất hiện một khi có sự tràn vào quấy phá của ốc sên, rệp sáp, rệp vừng. Như đã nói ở trên, những chất ngọt tiết ra từ những con vật này đã nuôi dưỡng những con kiến, và tạo nên lớp bồ hóng. Kiểm soát những vấn đề về côn trùng và với những con kiến có phần không giống nhau. Những cây Lan trồng dưới điều kiện ánh sáng mạnh có thể làm cho chúng tiết ra các chất dịch ngọt, và điều đó hấp dẫn những con kiến. Có sự nghi ngờ rằng chính những con kiến đã công những đối tác của chúng – ốc, rệp sáp và rệp vừng – đưa đến nơi chúng hiện diện. Có thể dùng những biện pháp phòng ngừa đối với con gián để chống lại những con kiến. Đôi khi những con kiến cảm thấy một cái chậu lan với các chất trồng là nơi trú ngụ thích hợp và tạo thành những kẻ xâm nhập trong đó. Tuy nhiên, ta có thể thay đổi ý định của chúng bằng cách nhúng chậu lan vào nước cho đến khi chúng rời bỏ đi hết.
Ngoài ra, nhiều loại côn trùng và ấu trùng của chúng tìm đến những những chất trồng bị phân hủy làm nơi trú ngụ có hiệu quả. Có nhiều con ăn luôn cả những thứ đã bị phân hủy, bao gồm cả loại ruồi nấm. Thân của loài này hình tam giác, màu đen, có cánh bay, xuất hiện khá là bất thình lình với số lượng lớn từ chất trồng trong chậu. Đây có thể là một nguồn gây phiền phức đối với những người trồng lan trong nhà, dù cho việc phá hoại cây Lan của chúng cũng không đáng kể. Ta có thể dùng thuốc Cygon hoặc Orthene để kiểm soát những con ruồi nấm, bằng cách rắc trên mặt lớp chất trồng có thể đạt hiệu quả cao hơn, dù có thể có chút rủi ro không chỉ cho đám ruồi đó mà còn cho cả cây Lan nữa. Một cách cũng giúp kiểm soát tốt đám côn trùng này chính là giữ cho chất trồng được khô, bởi vì sự ẩm ướt là điều kiện tốt cho vòng đời của chúng. Một loại thuốc với tên thương mại là Gnatrol có thể dùng được cho những vườn có nhiều lan. May mắn là việc dập tắt đám quấy phá này cũng nhanh như khi chúng mới bắt đầu.
Song, cách trồng lan là một điển hình cho loài cây trồng không cần đất, người trồng lan không cần biết đến các loài cỏ dại. Ta thường thấy hầu hết là loài me đất hoặc tương tự như vậy (Hình 6), tùy thuộc vào mỗi quốc gia trên thế giới mà có những loài cây cũng làm cho chúng ta phải đau đầu (ở Florida rất phổ biến loại cỏ pháo, ở miền nam thì ít thấy hơn). Thường thì cây dương xỉ không được coi là côn trùng hoặc cỏ dại, nhưng đó sẽ lại là một vấn đề khi chúng xuất hiện trong chậu lan dù không được mời. Bất kỳ loại cây cỏ nào mà người trồng lan không mong muốn xuất hiện trong chậu lan là sự cạnh tranh không cần thiết (với cây Lan) đối với các chất dinh dưỡng, nên hãy nhổ bỏ hết chúng đi.
Dùng thuốc diệt cỏ có thể là cần thiết đối với những nhà trồng lan có tính chất thương mại, nhưng với những người chơi nghiệp dư thì chỉ nên dùng tay để nhổ chúng đi thôi, cách đó vừa hợp lý lại vừa an toàn. Thuốc Carmex sẽ là loại thuốc diệt cỏ an toàn đối với những vườn lan lớn khi ta dùng trực tiếp. Như tất cả những người làm vườn đều biết, có thể dùng trực tiếp vào đất hoặc bỏ vào chất trồng đối với những loài cây biểu sinh, ở giai đoạn mới gieo trồng, trước khi chúng đã phát triển, và tất nhiên là trước khi chúng ra hoa. Nếu ta nhổ sạch chúng khỏi chậu lan ngay từ khi chúng còn nhỏ thì công việc sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn, nhưng khi nhổ chúng thì thế nào cũng khó nhổ hết rễ của nó. Chỉ khi nào thay chậu thì những cỏ dại này mới bị gỡ bỏ hoàn toàn. Một tình huống xấu là khi ta chạm vào trái của cây me đất, nó nổ ra và bắn tung tóe hạt ra khắp mặt chậu. Tốt nhất là bạn nên nhổ bỏ nó khi nó còn non để đảm bảo an toàn.
PHÒNG NGỪA
Mỗi bộ sưu tập lan đều sẽ phải đối diện với việc bị côn trùng tấn công, những người trồng lan cần thường xuyên cảnh giác, sẵn sàng đối phó với tình trạng lây lan khi chúng xuất hiện. Hàng loạt “vũ khí” đều có thể có được dùng vào mục đích này. Đối với những loại thuốc diệt côn trùng dù không quá lý thú, nhưng vẫn rất có ích và an toàn – chỉ cần ta nó một cách thận trọng và đúng cách. Chúng ta chỉ sử dụng chúng một khi tình trạng trở nên nghiêm trọng và thấy rằng tình trạng lây lan cần phải được kiểm soát. Và người ta nói rằng, một xu chi ra để phòng ngừa có giá trị bằng một đồng tiền mua thuộc diệt côn trùng.
Để giảm khả năng phá hoại của côn trùng những người trồng lan có thể áp dụng hàng loạt phương pháp, ví dụ như việc cách ly những vật chủ của côn trùng khỏi những nơi trồng lan, hoặc kết hợp với việc ngăn chặn đường dẫn chúng đến vườn lan. Thí dụ, trồng những loại cây sống trong nhà như cây cọ, thường xuân, bã đậu… để thu hút những con ve bên cạnh những cây Lan để dụ cho đám ve tấn công vào đó. Những cây này có thể sống riêng biệt. Những cây Lan mới đưa về bộ sưu tập cũng phải cách ly một thời gian cho đến khi được kiểm tra kỹ và phun thuốc nếu thấy cần thiết. Những chỗ ở dưới gầm kệ có lá chết rơi rụng, những cái chậu dơ bẩn và những cây là khu vực trú ngụ của ốc và ốc sên, nếu không được xử lý thì cũng sẽ gây cho chúng ta sự phiền phức. Cố gắng giữ những khu vực gần các cây Lan được thoáng đãng, và sạch sẽ là một ý tưởng hay. Sự cải thiện môi trường là một biện pháp tốt để kiểm soát côn trùng và bệnh tật. Những giả hành bị khô héo và những vỏ lụa bọc thân rễ là chỗ ẩn núp tốt cho côn trùng, vì vậy cần thường xuyên vứt bỏ chúng. Những biện pháp phòng ngừa này kết hợp với việc thường xuyên giám sát khu vực trồng lan có thể tránh cho những người trồng những phiền phức. Chắc chắn rằng sẽ dễ dàng Nếu như ta định kỳ kiểm tra thì chắc chắn sẽ dễ dàng hơn để phát hiện khi tình trạng này mới chớm nở, tránh trường hợp chúng đã phát triển và trở nên nghiêm trọng.
Không nên lặp lại việc dùng một loại thuốc, như vậy có thể tạo ra tình trạng kháng thuốc. Hầu hết các loài côn trùng đều phát triển nhanh chóng trong thời tiết ấm áp. Thời gian phun thuốc tổng quát lần đầu cho vườn lan là khi thời tiết bắt đầu chuyển sang ấm nóng từ giữa đến cuối mùa xuân có thể cách ly những con rệp hoặc lần thứ hai nếu như ta thấy chúng đã bắt đầu sinh sôi. Đến mùa thu phun thêm một lần nữa, đặc biệt đối với những cây Lan “mùa hè” trồng ngoài trời, như vậy sẽ hạn chế khả năng những con côn trùng sẽ xâm nhập khu trồng lan trong nhà vào mùa đông.
Trên hết tất cả, những người trồng lan mà họ ít gặp phải những vấn đề về côn trùng phá hoại, chính là vì họ không ngừng kiểm tra vườn lan của họ và hành động nhanh chóng một khi thấy có hiện tượng côn trùng tràn vào vườn./.
Nguồn: Hội Hoa lan Hoa kỳ