Chia sẻ kinh nghiệm tự chế keo liền sẹo trong Bonsai

Chia sẻ kinh nghiệm tự chế keo liền sẹo trong Bonsai

Một vài bạn gọi điện hỏi mình dùng loại keo liền sẹo gì, mình nói dùng keo Mỹ Tiến. Giờ mới biết tới loại keo Mỹ Tiến có một vài nhược điểm, nay xin chia sẻ và cáo lỗi cùng mọi người luôn. Đúng là nghề chơi lắm công phu, càng học càng thấy mình dốt!

Keo Mỹ Tiến làm rất tốt nhiệm vụ ngăn nước thấm vào vết thương, nghe đồn nó còn được trộn thêm một vài chất chống nấm mốc + chất kích thích mau liền sẹo. Nhưng nhược điểm của nó là nó không bong ra trong quá trình cây kéo sẹo nên sẽ tạo ra 1 lớp ngăn cách vỏ với phần lõi gỗ bên trong, do đó mà phần vỏ cây phát triển trùm lên vết cắt sẽ lâu liền hơn loại keo liền sẹo tự bong dần ra trong quá trình cây kéo sẹo. Ở đây mình xin giới thiệu một loại keo tự chế tương đối rẻ tiền mà lại rất tốt, nó sẽ tự bong dần ra nhưng nhờ tính dẻo mà nó vẫn dính trên vết cắt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Sáp ong: lên mạng tìm địa chỉ mua gần nơi sống của bạn là có, hoặc mua ở tiệm thuốc bắc hay nơi bán mật ong. Thứ này các chị em thường mua để chế son dưỡng môi.


Lưu huỳnh: mua ở tiệm thuốc bắc. Lưu huỳnh sẽ giúp vết cắt không bị nhiễm nấm bệnh. Nên mua nhiều nhiều chút, còn dư thì tự nấu thuốc lũa cho đỡ tốn tiền.


Nhựa thông: mua ở cửa hàng linh kiện điện tử hoặc hàng sắt. Chỉ cần mua 1 lạng là dụng thoải mái (chừng 30k/lạng)


Cát mịn: như ở Ninh Bình thì mình về quê Yên Khánh nhặt 1 nắm đất cát (Yên Khánh mình là đất có hạt mịn như cát) về loại bỏ sỏi, rác đi là dùng được.


Lưu huỳnh và nhựa thông bạn cần cho vào cối giã mịn để dễ hòa quyện vào các thứ khác.

Cách làm

Tất cả cho vào niêu đất, đừng cho nhiều nhựa thông quá kẻo keo sẽ cứng, khó dính.


Khuấy đều vài phút cho mọi thứ hòa vào nhau rồi bắc ra để nguội.


Đổ vào lọ dùng dần, chừng này dùng cả năm không hết.


Khi sử dụng, vo viên 1 mẩu keo, bóp dẹp vài lần cho hơi ấm của tay làm keo dẻo ra, sau đó ấn vào vết cắt. Bạn có thể dùng chiếc đũa nhúng nước lăn trên vết cắt cho keo ép chặt vào. Một lưu ý quan trọng là keo phải bao phủ hoàn toàn vết cắt mới được, bởi nếu phần mép mà dính nước là vết cắt sẽ lâu liền.


Nguồn tham khảo từ forum cây cảnh việt nam do bác Vũ Hưng bày.

Đúng là trăm hay không bằng tay quen. Lý thuyết thì như trên nhưng khi mình tự làm thì không như vậy!

Chả là, mình cũng làm đúng như trên. Nhưng sau khi đun chảy thì cát chìm xuống, sáp nổi lên. Chẳng ăn nhập gì với nhau! Còn lưu huỳnh dù đã nghiền nhỏ nhưng vẫn không tan hết.

Thế nên mình quyết định lấy mỗi phần sáp không.
Khi sử dụng thì dùng tay bóp nhiều lần cho dẹp ra và dẻo, rồi đắp vào vết cắt.
Sau chừng 3 tháng, keo vẫn bám dính khá tốt trên vết cắt, nhưng hơi cứng và bị vỏ cây đùn lên đẩy ra ngoài. Nếu cảm thấy cần thiết bạn nên đắp một lớp keo mới.
Bạn nên pha chừng 1 lít sáp ong với 1 muỗng cafe lưu huỳnh, nhiều hơn cũng không tan hết được.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon