[Chia sẻ] Công thức trộn đất, giá thể trồng cây Hương Thảo (Rosemary)

[Chia sẻ] Công thức trộn đất, giá thể trồng cây Hương Thảo (Rosemary)

Trong các nguyên nhân gây chết Hương Thảo Rosemary, thối rễ do úng nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Và vấn đề này đa phần lại do hỗn hợp đất trồng trong chậu Hương Thảo. Câu hỏi đặt ra là, đất này mình mua ở vườn ươm hoặc siêu thị, trung tâm thương mại, tại sao ở đó cây vẫn sống khoẻ đẹp còn khi về nhà mình mới chết? Mình vẫn dùng nguyên đất đó mà?. Một, ở vườn ươm hay siêu thị, trung tâm thương mại, cây trưng bày luôn là cây ở thể trạng tốt nhất, đẹp nhất, còn cây hỏng, cây xấu luôn bị thải loại hoặc giấu đi, giống như ở hàng hoa ý, không bao giờ bạn thấy một bông hoa héo được trưng bày đúng không? Hai là, điều kiện nuôi trồng của vườn ươm và siêu thị, trung tâm thương mại rất khác với môi trường mà bạn trồng trong nhà, ở ban công hay sân thượng. Khác biệt về ánh sáng, về độ ẩm, về nhiệt độ, về chế độ chăm sóc, về thời gian bỏ ra để chăm sóc, về kinh nghiệm chăm sóc. Chỉ khác 1 yếu tố thì kết quả đã khác nhau, chưa nói gì đôi khi môi trường của nhà bạn và môi trường trồng ở vườn ươm khác nhau rất nhiều yếu tố. 

Hôm nay mình xin chia sẻ một số công thức trộn đất trồng Hương Thảo mà mình đã thử nghiệm thành công trong thời gian dài hoặc được bạn bè, chuyên gia uy tín chia sẻ. Giống Hương Thảo mình chia sẻ ở đây là: Rosmarinus officinalis. Đối với các loài hoặc giống Hương Thảo Rosemary lai tạo khác, công thức này có thể sẽ không hoàn toàn đúng. 

Tôi từng nghe một người làm vườn có kinh nghiệm nói rằng “cây hương thảo chỉ phát triển khi bạn không quan tâm đến nó”. Và sau thời gian dài thí nghiệm các thể loại đất trồng và chế độ chăm sóc khác nhau, mình thấy điều này khá là chính xác.  Tất nhiên, không có cây nào phát triển tốt nếu không có sự quan tâm thích hợp, nhưng điều đó nói lên điều gì đó về nhu cầu đất của cây hương thảo. Cây hương thảo không thích sự chú ý quá mức của bạn, đặc biệt là khi liên quan đến việc tưới nước. Một khi bạn biết điều này, bạn có thể bắt đầu thấy rằng loại thảo mộc này hoàn toàn thích đất thoát nước tốt.

Trên thực tế, cây hương thảo có thể nhanh chóng chết trong đất quá ẩm, điều này có thể hiểu được vì là một loài cây bản địa có nguồn gốc từ cái nắng khô hạn của Địa Trung Hải. Cây hương thảo phát triển tốt nhất khi đất xung quanh rễ của nó có thể giữ một lượng nước tối thiểu và giữ cho không khí lưu thông thuận lợi dưới lòng đất.

Những người làm vườn trồng cây hương thảo ngoài trời sẽ để cây không có nước trong thời gian tương đối dài để không bị nghẹt rễ.

Nói chung, cây hương thảo hoàn toàn tốt trong vườn, mặc dù đất ở đó không phải lúc nào cũng tốt nhất. Đó là bởi vì các khu vườn ngoài trời có xu hướng có cấu trúc rất sâu và luôn tiếp xúc với không khí, vì vậy nước không bao giờ thực sự bị giữ lại.

Mặt khác, cây hương thảo được trồng chậu là một câu chuyện hoàn toàn khác. Bạn chỉ đơn giản là không thể sử dụng cùng một loại đất vườn đó trong chậu với cây hương thảo của bạn và mong nó sống sót nếu không có kinh nghiệm để huấn luyện cây.  Khi trồng cây hương thảo trong chậu, điều đầu tiên bạn cần làm là chăm sóc khả năng thoát nước của đất rộng hơn. Bạn cũng cần tập trung vào độ ‘giàu có’ của đất trồng trong bầu; cây hương thảo của bạn có thể phát triển rất chậm nếu hỗn hợp trồng không có các chất dinh dưỡng cần thiết. Một điều quan trọng cần biết về cây hương thảo là nó thực sự khá linh hoạt khi nói đến độ chua của đất mà nó sinh sống. Có một thực tế ít người biết rằng hương thảo có thể phát triển mạnh trong đất có độ pH từ 6 đến 8 và một bí mật nho nhỏ là KHÔNG NÊN trộn rêu vào hỗn hợp đất trồng Hương Thảo vì rêu có acid, đồng thời lại là loại giá thể ngậm nước, hai yếu tố mà Hương Thảo không “thân thiện” lắm. 

Công thức 01: Công thức Xuân Quan – Văn Giang

Mình xin phép lấy tên một địa danh để đặt tên cho công thức này do độ phộ biển của công thức tại địa điểm này. Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên là một làng nghề chuyên về cây cảnh, hoa cảnh. Và ở đây thì dù cây to nhỏ lớn bé họ đều sử dụng công thức đất với thành phần chủ đạo là đất đê sông Hồng (sẵn có) và trấu tươi (cũng sẵn có luôn, sau mùa gặt lúa nào cũng đầy đường). Hầu như bạn sẽ không nhận thấy có thêm thành phần nào khác trong hỗn hợp đất ở đây. Không xơ dừa, không rêu peatmoss, không pumice, không perlite, không vỏ gỗ thông, không viên đất sét nung,… nói chung là cái gì không sẵn mà phải đi mua là KHÔNG hết.

Hương Thảo, Rosemary cũng vậy. Công chúa hay hoàng tử mà về Xuân Quan thì cũng ăn lam ở lũ hết, thích nghi được thì sống không thì thôi. Hiện các vườn hiện đại với những ông bà chủ là các bạn trẻ đã thay đổi tư duy cũng như đổi các công thức trộn đất khác nhau, hiện đại hơn và tốn kém hơn (dĩ nhiên là hiệu quả và tốt hơn mở mặt nào đó), nhưng đa số những vườn mình quen biết với chủ vườn là những người từ 35 tuổi trở lên vẫn dùng công thức cha truyền con nối: Đất vườn, đất sông Hồng + Trấu tươi.

Đây là một công thức được những người chơi cây uy tín đánh giá là không hợp lý và sai nguyên tắc. Còn cá nhân mình thấy nếu dùng đất này ở các khu vực ngoài trời, cho phép tưới nước đẫm thì nó khá thú vị.

Thành phần

  • Đất vườn, đất đê, đất ven sông Hồng: 50% cho đến 75%
  • Trấu tươi: 50% cho đến 25%

Ưu điểm

  • Max rẻ. Đất này ra ven sông Hồng đào lên là xong. Trấu cũng vậy, nếu mua tầm 20 30k thì một bao tải to đùng, phải đến 30 40 lít.
  • Do là đất sông Hồng có phù sa, nên đất có độ dinh dưỡng khá ổn, không cần phải bón phân bổ sung như các giá thể vô cơ. 
  • Ép cây phải thích nghi với hỗn hợp này, nếu cây sống được ở hỗn hợp này và phát triển tốt thì cây sẽ có độ “trâu bò” đáng kinh ngạc 

Nhược điểm

  • Độ thoát nước không ổn định. Chỉ khi tưới thật đẫm và để ở môi trường thoáng gió, có nắng thì đất mới dễ khô. Chỉ cần tưới không đẫm, tưới kiểu nhỏ giọt, phun sương, hều hều, không thấm đẫm hoặc để ở những nơi không có nắng, có gió thoáng thì rất dễ đóng cục, vón cục và cây thường cây sẽ chết vì khô nhiều hơn là vì úng. Còn dù bị khô hay bị úng thì đều là do các lỗ không khí ở bóng rễ bị bịt kín, rễ không có oxy mà ủng, thối rồi chết.
  • Do độ thiếu ổn định như vậy nên nếu là các loại cây nhập khẩu, cây quen sống trong “nhung lụa” chuyển vào hỗn hợp đất này thì khả tăng ra đi là cực cao. Ngay cả cây được ươm giống ở Xuân Quan, nếu không thích nghi được sẽ chết từ khi còn rất non, còn nếu thích nghi được thì anh em nói vui là “bất tử”

Chú ý

  • Không phù hợp để trồng trong nhà, ban công thiếu nắng và gió, những vị trí đặt cây thiếu ánh sáng mạnh và lưu thông gió tốt.
  • Buộc phải liên tục quan sát và tưới nước khi đất khô tránh việc cây bị chết khô trong thời gian rất ngắn. 
 
Hương Thảo (Rosemary)” class=”wp-image-29266 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/10/cong-thuc-tron-dat-trong-cay-huong-thao-rosemary-02-1.jpg” alt=”Cận cảnh hỗn hợp đất theo công thức 01, như bạn thấy chỉ có mỗi đất ven sông và trấu tươi trộn lẫn vào nhau. Ảnh chụp tại ban công nhà mình.” width=”800″ height=”1067″> Cận cảnh hỗn hợp đất theo công thức 01, như bạn thấy chỉ có mỗi đất ven sông và trấu tươi trộn lẫn vào nhau. Ảnh chụp tại ban công nhà mình.
Hương Thảo (Rosemary)” class=”wp-image-29264 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/10/cong-thuc-tron-dat-trong-cay-huong-thao-rosemary-01.jpg” alt=”Đây là một trong nhiều chậu thí nghiệm của mình ở ban công tầng 2 có nắng chếch Tây. Cây nhìn không được đẹp mã nhưng cực kỳ "trâu bò", lá già rụng lại ra ngọn và lá mới liên tục. Cây trồng bằng hỗn hợp này khi đã sống tỏ ra vô cùng kiên cường.” width=”800″ height=”1067″> Đây là một trong nhiều chậu thí nghiệm của mình ở ban công tầng 2 có nắng chếch Tây. Cây nhìn không được đẹp mã nhưng cực kỳ “trâu bò”, lá già rụng lại ra ngọn và lá mới liên tục. Cây trồng bằng hỗn hợp này khi đã sống tỏ ra vô cùng kiên cường.

Công thức 02: 2/3 Đất trồng cây cảnh + 1/3 đá Perlite

Đây là công thức dành cho người chơi đúng nghĩa. Nếu làm công nghiệp thì nó thua xa công thức 01 về chi phí, nhưng nếu đơn giản chỉ là chơi hoặc nhân giống vui ở khu vườn nhỏ, ban công sân thượng của anh chị em thì mình thấy đây là một công thức RẤT ỔN.

Thành phần

  • Đất trồng cây cảnh: Shopee, Lazada, Tiki hay các cửa hàng bán cây cảnh đều có ạ. Anh chị em cứ hỏi loại trồng cây cơ bản và yêu cầu thoát nước tốt là sẽ có vô số lựa chọn ạ.
  • Đá Perlite: Shopee, Lazada, Tiki,… đều có bán với mức giá “NGÀY CÀNG RẺ” ạ ^^. 

Ưu điểm

  • Đồ xịn nên ưu điểm lớn nhất là: Chất lượng cao. Độ thoát nước đã được cải thiện cực nhiều so với công thức 01, cho dù bạn không để ý đến nó quá nhiều. 
  • Chất dinh dưỡng cũng có đủ do 2/3 hỗn hợp là đất trồng cây Potting Soil. Do Hương Thảo Rosemary cũng không ưa bón nhiều phân nên một hỗn hợp có sẵn chất dinh dưỡng sẽ giúp hạn chế tối đa các phản ứng tiêu cực khi cây bị bón phân quá liều hoặc sai thời điểm.

Nhược điểm

  • ĐẮT. Thực ra một chậu 3,4 lít mà mất có khoảng mấy chục nghìn tiền giá thể thì không phải quá đắt. Nhưng khi NHÂN BẢN lên thì đó thực sự là một vấn đề, nhất là trong thời kỳ đói kém Covid này. 

Chú ý

  • Đây là hỗn hợp phù hợp trồng trong chậu hơn là ngoài vườn. Dĩ nhiên nó vẫn phải tuân thủ công thức tưới nước cho Hương Thảo: Chỉ tưới khi đất khô tầm 3cm từ trên xuống, đã tưới phải đẫm và tưới xong phải thoát hết nước. 
  • Mình vẫn khuyến cáo trồng cây ở chỗ thoáng, có nắng và ánh sáng mạnh. Nhiều anh chị thành công trồng cây trong môi trường nắng gián tiếp hoặc không có nắng, nhưng chắc chắn nếu có nắng cây không những sống tốt mà còn phát triển nhanh hơn nhiều. Điểm chú ý duy nhất là nắng nóng hay làm nước bốc hơi nhanh, nếu không để ý cây có thể chết khô. 
Hương Thảo (Rosemary)” class=”wp-image-24809 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/09/Dat-bau-potting-soil-codai.net_.jpg” alt=”Đất trồng cây cảnh. Hiện có nhiều công ty, nhiều cửa hàng bán nhiều loại đất trồng cây chất lượng cao. ” width=”873″ height=”873″> Đất trồng cây cảnh. Hiện có nhiều công ty, nhiều cửa hàng bán nhiều loại đất trồng cây chất lượng cao.
Hương Thảo (Rosemary)” class=”wp-image-24808 size-full” src=”https://codai.net/wp-content/uploads/2020/09/Dat-Tran-Chau-Da-bot-Perlite-codai.net_.jpg” alt=”Trước đây Perlite là một nguyên vật liệu hiếm có và ít người biết. Nhưng giờ mình thấy Perlite đã phổ biến hơn rất nhiều với mức giá không quá đắt. Điều kỳ diệu của đá trân châu là nó có khả năng xả nước dư thừa ra ngoài khi Perlite bản thân lại không phải là vật liệu kỵ nước (hydrophobic material). Vật liệu kỵ nước (hydrophobic material) là vật liệu không cho phép nước ngấm vào ngay từ ban đầu, một điều cấm kỵ cho giá thể trồng cây ^^. ” width=”873″ height=”873″> Trước đây Perlite là một nguyên vật liệu hiếm có và ít người biết. Nhưng giờ mình thấy Perlite đã phổ biến hơn rất nhiều với mức giá không quá đắt. Điều kỳ diệu của đá trân châu là nó có khả năng xả nước dư thừa ra ngoài khi Perlite bản thân lại không phải là vật liệu kỵ nước (hydrophobic material). Vật liệu kỵ nước (hydrophobic material) là vật liệu không cho phép nước ngấm vào ngay từ ban đầu, một điều cấm kỵ cho giá thể trồng cây ^^.

Công thức 03: 50% Perlite + 50% Đất trồng xương rồng, cây mọng nước

Đây là một công thức mình thử chưa lâu bằng 2 công thức trên, nhưng đã được anh em uy tín xác nhận về tính hiệu quả. Công thức này đảm bảo triệt tiêu toàn bộ các rủi ro liên quan đến việc úng và dư thừa nước trong quá trình tưới nước. 

Thành phần

  • Đá Perlite: 50%
  • Đất trồng xương rồng, sen đá, cây mọng nước: 50%. Hiện phong trào sen đá, xương rồng đang lên rất cao và đã có cực nhiều công thức đã được chia sẻ. Các loại đất trộn sẵn mình thấy cũng bán nhiều trên Shopee, Sendo, Lazada, Tiki. Còn mình do ít tiền nên hay dùng các hỗn hợp rẻ tiền với thành phần chủ đạo là cát xây dựng. 

Ưu điểm

  • Độ thoát nước là tuyệt đối. Perlite có cơ chế ngậm nước rồi tự xả còn cát thì không giữ nước gì luôn. 
  • Đây là hỗn hợp có màu rất đẹp mắt, không có màu đen nữa, chỉ có màu trắng của Perlite và màu vàng của cát. Khá lạ mắt và hay ho ^^

Nhược điểm

  • Đây là hỗn hợp hoàn toàn không có chất dinh dưỡng, nên buộc phải có sự bổ sung phân bón. Trớ trêu là Hương Thảo lại là loài không ưa việc bón phân quá nhiều. Theo kinh nghiệm của mình thì luôn bón phân trong thời kỳ cây đang sinh trưởng và luôn pha với tỷ lệ thấp hơn nhiều so với tỷ lệ được khuyến cáo ghi trên nhãn của lọ phân. 
  • Đất vì thoát nước nhanh nên cũng khô rất nhanh. Phải chú ý để tưới nước liên tục tránh cây bị chết vì khô. 

Chú ý

  • Với hỗn hợp này, cây sẽ gần như không chết bởi úng, thối rễ nhưng có rủi ro cây yếu và còi cọc do thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy việc nghiên cứu và thử nghiệm các công thức bón phân phù hợp là rất quan trọng. 

Kết luận

  • Còn nhiều công thức khác hay ho và hiệu quả hơn nhiều. Anh chị em có thể tham khảo thêm và thí nghiệm để tìm ra công thức hợp với mình nhất nhé.
  • 3 công thức cơ bản trên mình áp dụng với Hương Thảo Rosemary loài Rosmarinus officinalis, với các loài Hương Thảo khác có thể phải điều chỉnh nhiều ạ.
  • Việc trồng cây trong một chậu thoát nước tốt cũng là điều quan trọng. Các loại chậu đất sét nung có cơ chế tự thoát nước thừa qua thành chậu (theo nguyên lý “Hiện tượng Mao Dẫn” (capillarity attraction) (*) khá hữu ích trong trường hợp này. Các loại chậu có nhiều lỗ thoát nước cũng nên được ưu tiên hơn các loại chậu tuy đẹp nhưng chỉ có mỗi một lỗ thoát nước nhỏ vô cùng dễ tắc (như các loại chậu gốm men trắng).
  • Vấn đề chú ý cuối cùng là anh chị em không được quên sang chậu (repotting). Kinh nghiệm của mình là luôn trồng Hương Thảo trong chậu to hơn nhu cầu thực tế của cây. Ví dụ một chậu to mình chỉ trồng vài gốc, việc trồng quá dày sẽ khiến cho hệ thống rễ, không gian phát triển tán lá bị ảnh hưởng sau này. 

(*): Hiện tượng mao dẫn là hiện tượng chất lỏng tự dâng lên cao trong vùng không gian hẹp mà không cần, thậm chí ngược hướng, với ngoại lực (như trọng lực). Hiện tượng có thể quan sát ở các ống tiết diện nhỏ, các khe rất hẹp giữa hai tấm kính, nhựa, giữa các răng của bàn chải,… Nguyên nhân do bản thân trong chất lỏng có lực dính ướt (lực làm cho dung dịch giữ lại trên bề mặt các chất và sức căng bề mặt). Khi lực dính ướt lớn hơn sức căng bề mặt thì dung dịch được kéo lên trên bề mặt chất lỏng một khoảng. Ví dụ như dung dịch bị hút vào các khe nứt. Nếu chất lỏng có sức căng bề mặt lớn hơn lực dính ướt. Ví dụ: Nước trên lá dọc mùng dung dịch vo tròn để năng lượng liên kết lớn nhất khi đó dung dịch không bị dính vào bề mặt. Vậy hiện tượng mao dẫn là hiện tượng lực dính ướt của dung dịch thắng được sức căng bề mặt nhằm kéo dung dịch lên trên các ống dẫn.

Việc quan sát đầu tiên của hiện tượng mao dẫn được Leonardo da Vinci thực hiện. Một cựu sinh viên của Galileo, Niccolò Aggiunti, được cho là đã xem xét hiện tượng mao dẫn. Năm 1660, hiện tượng mao dẫn vẫn là một điều mới mẻ đối với nhà hoá học người Ireland Robert Boyle, khi ông nói rằng “một số người đàn ông người Pháp tò mò” đã quan sát thấy rằng khi một ống tuýp được nhúng vào nước, “nước trong ống sẽ cao lên”. Boyle sau đó báo cáo một thí nghiệm trong đó ông nhúng một ống mao dẫn vào rượu vang đỏ và sau đó đưa ống vào chân không một phần. Ông nhận thấy rằng chân không không có ảnh hưởng đáng kể nào về chiều cao của chất lỏng trong ống mao dẫn, do đó hành vi của chất lỏng trong các ống mao dẫn là do một hiện tượng khác với những gì đã điều chỉnh trong các ống đo áp suất khí quyển bằng thủy ngân.

Các nhà khoa học khác cũng nhanh chóng nghiên cứu hiện tượng này. Một số người (ví dụ Honoré Fabri, Jacob Bernoulli) nghĩ rằng chất lỏng tăng lên trong các ống mao dẫn vì không khí không thể đi vào các mao mạch dễ dàng như chất lỏng, vì vậy áp suất không khí bên trong ống thấp hơn. Những người khác (ví dụ: Isaac Vossius, Giovanni Alfonso Borelli, Louis Carré, Francis Hauksbee, Josia Weitbrecht) nghĩ rằng các hạt chất lỏng bị hút vào nhau và bị hút vào thành ống mao dẫn.

Mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm vẫn tiếp tục trong thế kỷ 18, một phương pháp điều trị định lượng thành công mao mạch đã không đạt được cho đến năm 1805 bởi hai nhà điều tra: Thomas Young của Vương quốc Anh và Pierre-Simon Laplace của Pháp. Họ rút ra phương trình Young – Laplace của hành động mao dẫn. Đến năm 1830, nhà toán học người Đức Carl Friedrich Gauss đã xác định các điều kiện biên điều chỉnh hành động mao dẫn (tức là, các điều kiện tại giao diện rắn-lỏng). Năm 1871, nhà vật lý người Anh William Thomson, Nam tước thứ nhất Kelvin đã xác định ảnh hưởng của sụn đối với áp suất hơi của chất lỏng. Một mối quan hệ được gọi là phương trình Kelvin. Nhà vật lý người Đức Franz Ernst Neumann (1798-1895) sau đó đã xác định sự tương tác giữa hai chất lỏng bất biến.

Bài báo đầu tiên của Albert Einstein, được đệ trình cho Annalen der Physik vào năm 1900, là về mao mạch.

Ví dụ:

  • Bấc đèn dầu thấm dầu ở dưới và đưa lên phía trên nhờ hiện tượng mao dẫn qua các lỗ nhỏ trong bấc đèn, khăn giấy thấm nước cũng nhờ hiện tượng mao dẫn.
  • Cây dùng hiện tượng mao dẫn để dẫn nước từ rễ lên các bộ phận thông qua hệ thống mạch.
  • Để nghiên cứu hiện tượng mao dẫn, người ta dùng ống mao dẫn có tiết diện nhỏ.
 

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon