Chậu Bonsai – Bonsai Pots: Phân loại, cách chọn chậu phù hợp với cây Bonsai

Chậu Bonsai – Bonsai Pots
Đánh giá

Nguồn: Bonsaiempire

Dịch bởi admin Codai.net NVDzung (12/09/2019)

Chậu cây là một phần quan trọng trong nghệ thuật Bonsai. Tầm quan trọng và phần ấn tượng của nó trong bức tranh tổng thể không thể bị đánh giá thấp.

Chậu cần phải đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ

Peter Krebs
Chậu “Millennium“ của Peter Krebs.

Có rất nhiều kiểu chậu Bonsai (Bonsai Pot) với màu sắc, kích thước, chất lượng, cấu trúc, chất men hoặc không tráng men khác nhau để lựa chọn.

Chậu cần phải chịu được sương giá vì ở nhiều trường hợp nó phải hứng chịu mùa đông lạnh cùng cây Bonsai.

A larch bonsai tree in its pot by Erwin Grzesinski in winter.
Một chậu cây Bonsai cho cây Thông Rụng Lá (Larch) của Erwin Grzesinski vào mùa đông

Lỗ thoát nước là rất cần thiết và sống còn trong việc chống rễ bị úng nước. Một vài lỗ nhỏ ở đáy có thể giúp cho việc buộc gốc cây, buộc dây trở nên dễ dàng hơn.

Bottom of a bonsai pot with large drainage holes and smaller fixation holes.
Đáy chậu thường có các lỗ lớn để thoát nước kèm các lỗ nhỏ để phục vụ cho việc cột dây, tạo thế

Những chậu Bonsai châu Á rẻ nhất thường có lớp men và hình dáng xấu xí. Không phải tất cả chúng đều có khả năng chịu sương. Một số loại chậu rẻ tiền khá méo mó và không bền. Nhiều loại thì không đều bên trong hoặc có riềm ở lỗ thoát nước khiến cho việc thoát nước khó khăn hơn.

Cheap Asian pot
Chậu Bonsai rẻ tiền

Từ Japan, China và Korea đã có những loại chậu trung bình phù hợp cho người mới chơi hoặc dành cho các cây ít giá trị. Những chậu này thường có hình dáng cơ bản và màu sắc khá đơn giản, có khả năng chịu sương rét tốt.

Asian pot of middle quality.
Chậu cây Bonsai có chất lượng trung bình

Đắt hơn là các loại “handmade” từ những nghệ nhân gốm người Nhật Bản từ làng Tokoname. Những loại chậu này được làm bằng tay thực sự, nhưng thường theo khuôn đúc. Chậu của Tokoname rất đẹp, chất lượng cao và chịu được nhiều điều kiện môi trường. Chúng thường được sử dụng để trình diễn Bonsai ở các triển lãm uy tín ở Nhật cũng như ở châu Âu.

Tokoname bonsai pot Japan
Chậu Bonsai Tokoname

Ở Japan, các loại chậu cổ và cũ thường được đánh giá rất cao, với các patina cực đẹp được tạo ra bởi nhiều năm sử dụng. Chậu cổ Trung Quốc có tuổi đời trên 150 năm thường đặc biệt đắt và rất khó kiếm

Juniper bonsai at the Noelanders Trophy 2013 in an old bonsai pot with beautiful patina.
Juniper bonsai ở triển lãm Noelanders Trophy 2013 trong một chậu Bonsai cổ với patina đẹp mắt.

Ngày càng phổ biến hơn là các loại chậu được làm thủ công tinh tế và riêng biệt được sản xuất bởi phương Tây dưới bàn tay của những thợ gốm tài năng. Những chậu này thường được làm theo yêu cầu với mức giá đặc biệt.

Trident maple in a custom-made pot by Horst Heinzlreiter.
Trident Maple – Phong Ba Lá đặt trong chậu làm theo yêu cầu của Horst Heinzlreiter

Những tác phẩm nghệ thuật riêng biệt này thường khá đắt và giá cả phụ thuộc vào nỗ lực sản xuất. Càng nhiều chi tiết, vành, trang trí, hoạ tiết,… phải tạo dáng thì càng mất nhiều thời gian và công sức, dẫn đến giá cả sẽ cao lên.

Các men công phu cũng sẽ khiến giá tăng!

Decorated pot by Peter Krebs.
Chậu được trang trí bời Peter Krebs

Nhiều người chơi Bonsai bị thu hút bởi các chậu cây đẹp nhưng không muốn bỏ quá nhiều tiền ra để mua nên họ đã tự mình làm chậu. Một số cá nhân đã có kết quả rất tốt! Một số trường hợp một số thương nhân bán chuyên nghiệp có khách hàng trung thành cũng phát triển riêng mảng làm chậu.

Hobby pottery
Sở thích tự làm chậu

Một số người chơi Bonsai khác thì lại đam mê sâu sắc các loại chậu đẹp. Họ sưu tầm các chậu cổ giá trị hoặc các sản phẩm của các thợ gốm nổi tiếng. Những chậu sưu tầm kiểu này thường được trưng bày độc lập và hiếm khi được sử dụng cho cây Bonsai.

schalenregal bonsai
Tủ trưng bày chậu Bonsai

Hướng dẫn chọn chậu

Làm sao để chọn chậu chuẩn với từng loại cây? Có một số quy tắc và hướng dẫn có thể giúp bạn tham khảo

Acer palmatum „Seigen“ in a pot by Gordon Duffett (UK).
Acer palmatum “Seigen” được trồng trong chậu của Gordon Duffett (UK).

Cây nên được bổ sung và đóng khung bởi chậu, nhưng chậu không nên to hơn bề rộng của cây.

Cây lá kim một cách truyền thống thường được đặt trong chậu không tráng men và đôi khi có những bề mặt được chế tác đặc biệt.

Itoigawa juniper in an unglazed pot with a special surface finish by Peter Krebs.
Itoigawa juniper trong một chậu không tráng men với bề mặt đặc biệt được tạo ra bởi Peter Krebs

Cây lá rộng (Broadleaved trees) thường được trồng trong các chậu tráng men với màu không quá phô trương để đảm bảo màu hoa và quả của cây sẽ sáng hơn màu men của chậu. Cây rụng lá (deciduous trees) xù xì và những cây có vỏ thô thường đẹp hơn khi đặt trong chậu không tráng men.

Multitrunk Japanese maple in a glazed pot by Peter Krebs.
Cây Phong Nhật Bản – Japanese Maple Tree trong chậu tráng men của Peter Krebs

Độ sâu của chậu nên tương xứng với độ dày của thân cây.

Length of the pot: about 2/3 of the tree's height (red), depth of the pot: approximately equal to the diameter of the trunk base (blue). Corean hornbeam in a pot by Erwin Grzesinski.
Chiều dài của chậu: Nên bằng 2/3 chiều cao của cây, chiều sâu của chậu thì nên xấp xỉ chiều rộng của thân cây. Korean hornbeam trong chậu của Erwin Grzesinski

Trường hợp ngoại lệ là kiểu trồng rừng và cây theo nhóm sẽ thường được trồng trong các chậu rất nông. Cây thác đổ (Cascades) và bán thác đổ (semi-cascades) là một ngoại lệ khi chúng cần chiều sâu, chậu nặng để có đối trọng về sức nặng và trực quan.

Pinus sylvestris cascade bonsai
Thông Rừng – Pinus sylvestris dáng thác đổ (cascade) của David Benavente trong một chậu Tokoname

Chậu nên phản ánh dáng của cây. Một cây rụng lá đáng yêu, như một cây Phong dáng xiên Japanese Maple Tree với thân cong mềm mại, sẽ rất đẹp khi đặt trong một chậu hình Oval, đặc biệt với màu men xanh lá nhợt, xanh lam hoặc màu be.

Japanese maple by Udo Fischer in a pot by Gordon Duffett.
Phong Nhật Bản bởi Udo Fischer trong một chậu của Gordon Duffett

Một cây cơ bắm, thường được tạo dáng chổi (conifer) với thân mập trong hầu hết trường hợp sẽ rất hoàn hảo khi được trồng trong chậu không tráng men, màu tối và hình chữ nhật.

Shohin Japanese white pine Shohin Japanese white pine by Marc and Ritta Cooper in a dark rectangularTokoname pot.
Cây Thông Trắng Shohin Japanese white pine bởi Marc & Ritta Cooper trong một chậu tối màu hình chữ nhật Tokoname

Cây bonsai dáng XIÊN (Informal upright) thường được trồng trong các chậu hình Oval còn các cây dáng TRỰC (formal upright) thường được trồng trong chậu hình chữ nhật.

Formal upright larch in a formal rectangular pot at the Noelanders Trophy 2013.
Thông Rụng Lá Larch dáng Trực được trồng trong chậu hình chữ nhật tại Noelanders Trophy 2013.

Dáng Văn Nhân Bunjin cần chậu tròn trong hầu hết các trường hợp và cũng cần nhỏ, nông với hình dạng dị thường, nguyên thuỷ (thường được gọi là chậu nanban). Rất nhiều chậu nanban handmade giá trị có thể trông như kiểu có lỗi, kém hoàn thiện khiến bạn nghĩ thợ làm gốm đã có sai sót. Nhưng sự thật là họ cố tình tạo ra các loại chậu với hình dáng như thế.

Chúng hỗ trợ cho vẻ đẹp của sự khiêm tốn, vô thường, không hoàn hảo trong các thế Bonsai Văn Nhân (bunjin)

Bunjin pine in a small round pot
Cây Thông dáng Văn Nhân (Bunjin style) trong một chậu nhỏ.

Chậu cho dáng Thác Đổ (Cascade) thường sâu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào chiều cao và trọng lượng vật lý, cũng như trực quan của cây. Bề ngoài của chúng thường là vuông, lục giác, bát giác hoặc tròn.

Shohin cascading pine in a round Tokoname cascade drum pot.
Cây Thông Shohin dáng thác đổ (cascade) trong một châu tròn trang trí như trống Tokoname

Cây dáng chổi trong hầu hết trường hợp đều trồng trong một chậu hình chữ nhật hoặc hình oval nông.

Japanese maple in an informal broom style by Walter Pall in an oval large bonsai pot.
Cây Phong Nhật Bản với dáng thân XIÊN cành CHỔI của Walter Pall trồng trong một chậu oval lớn.

Dáng Bạt Phong (windswept) cũng rất đẹp ở chậu có hình dáng lạ, chữ nhật và oval nông hoặc trên đá hay thớt gốm.

Dáng rừng, cây theo nhóm hoặc dáng bè được trồng trong các chậu hình chữ nhật hoặc oval nông hoặc trên các thớt đá hoặc thớt gốm.

Spruce forest on a stone slab
Rừng cây Spruce được trồng trên một mặt thớt gỗ

Đối với các cây tàn Yamadori thu hoạch từ núi cao, những cây mà có vỏ sần sùi tự nhiên tuyệt đẹp và có dáng kỳ lạ, các thợ gốm châu Âu đã tạo ra loại chậu kì dị với cấu trúc bề mặt nghiêng, gồ ghề bởi các cây này thường rất khó bố cục.

Yamadori pine in an individual pot by Erik Krizovensky
Cây thông bệnh tàn cổ lão Yamadori trong một chiếc chậu thửa riêng của Erik Krizovensky

Nếu bạn quan sát các quy luật ở trên ngay khi mới bắt đầu chơi Bonsai, bạn sẽ tránh được những lỗi lớn.

Để có thể tự tin chọn được chậu phù hợp với nhu cầu bạn cần có nhiều kinh nghiệm và bản năng tốt.

Sẽ rất hữu ích để nhìn các sách có tranh minh hoạ của các triển lãm quan trọng (ví dụ như triển làm Kokufu ở Nhật Bản là một ví dụ) và hãy chú ý tới sự phối hợp giữa cây và chậu. Hãy học hỏi các chuyên gia Bonsai hoặc nhờ họ chọn hộ chậu và tìm hiểu xem nó biểu tượng gì khi cây chậu kết hợp sẽ giúp bạn có cái nhìn hữu ích.

Bonsai pot book by Kunio Kobayashi with lots of lovely examples.
Một chương nói về chậu cây trong sách của thầy Kunio Kobayashi với rất nhiều ví dụ đáng yêu.

Nếu bạn khá khó tính trong việc yêu cầu chậu phải theo các quy tắc truyền thống và luôn muốn bắt chước các ví dụ minh hoạ, thì cũng không có gì ngăn việc bạn thử nghiệm các kết hợp khác thường và sáng tạo.

Unusual red glazed pot by Peter Krebs.
Một chiếc chậu Bonsai có men đỏ khác thường của Peter Krebs

Bài viết của: Heike van Gunst. Heike van Gunst (đến từ Hamburg, Germany) đã trồng Bonsai hơn 30 năm nay. Cô đã sở hữu kỹ năng đa dang trong chăm sóc và tạo dáng rất nhiều loài cây khác nhau và đã phát triển đam mê cho chậu Bonsai và trình diễn Bonsai. Viết và dịch rất nhiều tài liệu Bonsai và dịch sách Bonsai là các điểm mạnh của cô.”

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon