Chăm sóc hoa Lan Hồ điệp – Các thiết bị trồng

Chăm sóc hoa Lan Hồ điệp – Các thiết bị trồng

Chăm sóc hoa Lan Hồ điệp như thế nào là đúng cách

Các thiết bị dùng để chăm sóc hoa Lan Hồ điệp là nhà kính, nhà lưới, giàn che cho vườn lan… Dựa vào sự khác nhau của chất liệu lợp nhà lưới có thể chia thành các loại sau: nhà lợp kính, nhà lợp tấm PVC, ni lông…

Nhà trồng lan thường dùng khung bằng sắt, ở nóc hoặc bốn bên xung quanh dùng kính hoặc tấm PVC có khung nhôm xung quanh để nối lại khít với nhau. Nhà kính chủ yếu vẫn thường dùng khung sắt để làm, các phòng có thể thông liền với nhau hoặc tách nhau. Còn vật liệu lợp vẫn dùng tấm ni lông để lợp. Do việc chăm sóc hoa Lan Hồ điệp đòi hỏi nghiêm ngặt về nhiệt độ, vì thế vườn ươm và vườn chăm sóc hoa Lan Hồ điệp phải có các thiết bị để khống chế điều chỉnh nhiệt độ trong nhà trồng thì mới có thể bảo đảm môi trường tốt nhất cho lan hồ điệp để rút ngắn thời gian sinh trưởng của loại hoa Lan này, nâng cao chất lượng của hoa. Thiết bị điều chỉnh nhiệt độ cho nhà trồng lan gồm có hệ thống tăng nhiệt và hệ thống giảm nhiệt.

Cách trồng và chăm sóc hoa Lan Hồ điệp để cắt cành trong nhà lợp Ni lông.
Cách trồng và chăm sóc hoa Lan Hồ điệp để cắt cành trong nhà  lợp Ni lông.

– Để tăng nhiệt độ cho nhà trồng lan, có thể dùng các máy quạt hơi nóng chạy bằng dầu, máy phát điện chạy bằng điện hoặc hệ thống làm nóng bằng nước. Trong quá trình tăng nhiệt độ và giảm nhiệt độ cũng phải bảo đảm giữ ẩm độ phù hợp cho việc chăm sóc hoa Lan Hồ điệp. Để giảm nhiệt độ có thể dùng hệ thống quạt gió vải ướt, hệ thống phun sương mù, hệ thống che nắng giảm nhiệt và hệ thống phun sương mù ở nóc mái nhà trồng hoa Lan Hồ điệp.

– Phương pháp giảm nhiệt bằng bức tường nước quạt gió như sau: dựng bức tường có hệ thống nước chảy ở trong và quạt gió công suất cao, lợi dụng việc bốc hơi nước để giảm nhiệt là nguyên lý của phương pháp này. Bức tường nước nên đặt ở hướng Bắc còn quạt thông gió thì để ở hướng Nam. Khi cần giảm nhiệt cho nhà trồng hoa Lan Hồ điệp, mở quạt hút gió thật mạnh ra ngoài, tạo nên sự chênh lệch áp suất, đồng thời cho hệ thống máy bơm nước vào bức tường. Không khí bên ngoài nhà lưới do chênh lệch áp suất mà bị hút vào nhà kính với một tốc độ tương đối, không khí chui qua kẽ bức tường ướt mang theo hơi ẩm sẽ bị lạnh đi, khiến cho không khí trong nhà sẽ tự giảm bớt. Vào những ngày hè nóng nực, vào giữa trưa nhiệt độ đạt cao nhất, độ ẩm tương đối cao trong nhà lưới tương đối thấp, dùng bức tường nước có thể đem lại được hiệu quả giảm nhiệt cho việc chăm sóc hoa Lan Hồ điệp. Một số nước của Trung Quốc trong các nhà plastic để trồng hoa Lan Hồ điệp có thể làm giảm nhiệt độ từ 35°c xuống 25°c.

– Phương pháp phun sương mù là phương pháp giảm nhiệt mới nhất hiện nay gồm có: bơm cao áp, kim phun, đường ống và hệ thống điều khiển. Hạt nước được phun có kích cỡ 1µm đến 10µm, sau khi phun nước sẽ thu nhiệt trong phòng, sau đó hút hơi nước này thải ra ngoài sẽ đạt được mục đích giảm nhiệt trong nhà trồng phong lan Hồ điệp. Phương pháp này chủ yếu dùng ở những nơi có độ ẩm trong không khí thấp và có điều kiện thông gió tự nhiên, có thể giảm 3 – 10°C của nhà lưới. Ngoài ra hệ thống giảm nhiệt bằng sương mù có thể dùng để điều chỉnh độ ẩm của nhà trồng hoa Lan Hồ điệp.

– Điều tiết ánh sáng cho phong lan Hồ điệp phải căn cứ vào đặc điểm và nhu cầu về ánh sáng của từng thời kỳ sinh trưởng của cây Lan Hồ điệp. Thường dùng các tấm lưới đen có mật độ mắt lưới khác nhau để che sáng. Căn cứ vào chỗ lắp đặt lưới chắn sáng khác nhau mà chia thành chắn sáng trong và chắn lưới ngoài. Chắn lưới ngoài là các tấm lưới chắn sáng được lắp đặt ngoài nhà lưới và ngược lại. Việc chắn sáng ngoài có tác dụng tốt đối với chắn sáng và làm giảm nhiệt độ. Sau khi lắp đặt các tấm lưới chắn sáng ngoài nhà, thì nhiệt độ trong nhà trồng lan Hồ điệp có thể giảm từ 3 – 7°C còn các tấm chắn sáng ngoài còn có tác dụng cách nhiệt và giữ ấm vào ban đêm rất hiệu quả, chống lại sự tản nhiệt có lợi cho việc giữ nhiệt vào ban đêm.

Điều khiển phong lan Hồ điệp nở hoa vào dịp Tết Nguyên đán.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự thì hoa Lan Hồ điệp ra hoa tự nhiên vào tháng 3 đến tháng 5, do vậy các giống hoa Lan Hồ điệp đều không nở vào dịp Tết. Vì thế cần điều khiển cây ra hoa Lan Hồ điệp mới có thể có hoa nở và bán vào dịp Tết thì mới đem lại hiệu quả kinh tế. Biện pháp cụ thể như sau:

Thông qua việc điều khiển nhiệt độ để có thể khống chế thời gian ra hoa của cây hoa Lan Hồ điệp. Trong điều kiện trồng lan hồ điệp trong nhà kính, phải thiết kế 2 nhà gồm có nhà kính nhiệt độ (25 – 30°C) và nhà kính nhiệt độ thấp (18-25°C). Nhiệt độ cao cho hoa Lan Hồ điệp có môi trường tốt để cây sinh trưởng sinh dưỡng, còn nhà có nhiệt độ thấp để cho cây hoa Lan Hồ điệp sinh trưởng sinh thực (sinh sản). Cây hoa Lan Hồ điệp đã qua một lần nở hoa, xử lý lạnh 20 – 40 ngày mới bắt đầu hình thành chồi hoa, sau khi chồi hoa hình thành cần giữ nhiệt độ ban đêm 18 – 20°c, trồng tiếp 3 – 4 tháng sau sẽ nở hoa. Khi cành hoa mọc dài 10 – 15 cm có thể kết thúc việc xử lý ở nhiệt độ lạnh, nếu không sẽ kéo dài thời gian nở hoa. Việc xử lý lạnh thường tiến hành từ cuối tháng 8 cho đến đầu tháng 9, cứ 1.000m2 diện tích nhà lưới, có thể trồng 20 – 25.000 chậu hoa Lan Hồ điệp. Mỗi 1.000m2 diện tích nhà lưới có hệ thống điều hòa nhiệt độ (quạt giảm nhiệt, hệ thống tăng nhiệt, giá trồng di động….) có giá trị 600 triệu – 1 tỷ đồng. Cách chăm sóc hoa Lan Hồ điệp này, ngoài việc phải đầu tư một lượng vốn lớn, ở thời kỳ thúc hoa mỗi tháng còn làm tiêu tốn 4.000 – 6.000 KW điện.

Thông qua khí hậu của núi cao để điều chỉnh nhiệt độ, thúc lan ra hoa vào dịp Tết. Những năm gần đây đã có nhiều nghiên cứu về việc lợi dụng khí hậu vùng núi cao để trồng các loại hoa Lan quý hiếm và đã thành công trong việc thu được hoa Lan Hồ điệp ra hoa đúng dịp Tết. Trên lý thuyết cứ lên cao 100m so với mặt nước biển thì nhiệt độ lại giảm đi 0,6°c, mặt khác ở độ cao 700 ~ 1.000m thì khí hậu của vùng núi có thể tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm khá lớn. Chỉ cần áp dụng được yêu cầu về nhiệt độ và độ chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cho sự phân hóa mầm hoa thì việc xử lý hoa trên núi cao chỉ cần 20 – 40 ngày là đã phân hóa ra chồi hoa. Phương pháp đưa cây hoa Lan Hồ điệp lên núi để thúc ra hoa vào dịp Tết là một phương pháp có triển vọng thực hiện và rất kinh tế. Tiền vốn đầu tư cho việc đưa hoa Lan Hồ điệp lên núi, chủ yếu là công vận chuyện. Chọn cách đóng gói tốt, giảm thiểu được làm rách, gẫy đối với lá và chồi là những việc quan trọng nhất trong việc đưa hoa Lan Hồ điệp lên núi xử lý lạnh.

Phương pháp cụ thể như sau: Đưa cây hoa Lan Hồ điệp có từ 4 – 6 lá, cây khoẻ mạnh vào tháng 8- tháng 9 lên độ cao 700m ở vùng núi và tiến hành xử lý lạnh thúc ra hoa, kích thích sự hình thành chồi hoa và sinh trưởng sinh sản của hoa Lan Hồ điệp. Khi chồi đã mọc đến một độ dài nhất định (trên 15cm), lại chuyển xuống núi, chăm sóc hoa Lan Hồ điệp trong nhà kính sẽ kịp ra hoa vào dịp Tết. Việc chọn thời gian để đưa cây hoa Lan Hồ điệp lên núi để xử lý lạnh cần căn cứ vào độ tuổi của cây và tình trạng sinh trưởng sinh dưỡng của cây để quyết định. Cây Hồ điệp ít tuổi (16 – 20 tháng), diện tích lá nhỏ, có thể chọn đưa lên núi trước ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch. Đối với những cây hoa Lan Hồ điệp nhiều tuổi, diện tích lá lớn, có thể lùi thời gian lên núi một cách thích hợp nhất: sau ngày 7 tháng 7 âm lịch một đến hai tuần hãy đưa lên núi để xử lý lạnh thúc ra hoa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích lá và sự phát dục của cành hoa có quan hệ tỷ lệ thuận rất rõ ràng, diện tích lá càng lớn, thì phát hoa nảy mầm càng sớm chồi hoa phát dục càng nhanh, cây hoa nở hoa càng sớm.

Khi cành hoa Lan Hồ điệp mọc dài 10 – 15cm, thì phải dùng dây sắt để cố định, để cành hoa mọc theo phương thẳng đứng, nếu không các cành hoa sẽ mọc cong theo hướng chiếu sáng, ảnh hưởng đến việc tạo hình chậu hoa Lan Hồ điệp sau này.

Khi cành hoa đạt 20 – 25cm, thì nụ hoa bắt đầu xuất hiện, khi cành hoa đạt 40 -60cm thì bắt đầu nở hoa. Thời gian tính từ lúc bắt đầu xử lý lạnh cho đến khi ra hoa 110 – 120 ngày.

Để có thể thu được những cây hoa Lan đẹp, nên chọn những cây hoa Lan Hồ điệp hơn 2 năm tuổi (có 6 – 8 lá), để tiến hành xử lý thúc ra hoa, số hoa có thể đạt trên 10 bông trên một cành hoa.

Những chất kích tố sinh trưởng sinh thực, thực vật như: BA, GA và B9 rất có hiệu quả trong việc kích thích chồi hoa phân hóa, nhưng không thể thay thế cho việc xử lý lạnh. Xử lý có thể kiềm chế cành mọc cao, nâng cao chất lượng của hoa Lan Hồ điệp. Khi chồi hoa mọc dài 0,5cm, dùng xử lý vài lần đến khi chồi hoa mọc đều đến 1cm thì dừng lại. Sau đó chăm sóc hoa Lan Hồ điệp trong nhà nhiệt độ thấp, có thể khiến cho hoa mọc chặt chẽ với nhau, hoa đẹp hơn, phương pháp này chủ yếu dùng để chơi hoa Lan Hồ điệp trồng chậu.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon