Cây Thuốc Nam: Top 5 loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc nhất 2024

Cây Thuốc Nam: Top 5 loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc nhất 2024

Con người dần rời xa thiên nhiên và đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe trong thời đại công nghệ phát triển. Việc sở hữu một khu vườn nhỏ với những Cây Thuốc Nam không chỉ làm cho không gian sống trở nên xanh tươi hơn mà còn tạo ra những dược liệu quý giá, an toàn và tốt cho sức khỏe. Cỏ Dại sẽ giới thiệu với bạn 5 loại Cây Thuốc Nam dễ trồng và dễ chăm sóc phù hợp với khí hậu Việt Nam. Đảm bảo rằng chúng sẽ biến khu vườn nhà bạn thành nơi tạo ra thực phẩm, dược liệu bổ ích.

Khám phá công dụng, các bài thuốc của top 5 Cây Thuốc Nam được trồng nhiều và phổ biến nhất năm 2024

Qua bài viết dưới đây, CODAI.NET sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về 5 loại Cây Thuốc Nam, bao gồm cả tên khoa học, đặc điểm, phương pháp trồng, cách sử dụng và những lời khuyên bổ ích khi sử dụng. Do mỗi loại cây thuốc sẽ có những công dụng khác nhau trong việc điều trị bệnh nên bạn hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng nhé!

Cây Nha Đam (Aloe Vera) – Cây Thuốc Nam được trồng phổ biến nhiều nhất

Một số hình ảnh về cây Thuốc Nam - cây Nha Đam
Một số hình ảnh về cây Thuốc Nam – cây Nha Đam

Cây Nha Đam hay còn gọi Lô Hội, Long Tu, … (tên khoa học: Aloe vera L var), đây là loài cây có nguồn gốc từ các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới khô. Cây Nha Đam được biết đến trong việc chế biến các món ăn, làm thuốc và sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc da đặc biệt phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á.

Các công dụng từ Cây Nha Đam:

  • Giúp giữ da luôn căng bóng: Nha Đam chứa nhiều Vitamin và khoáng chất giúp làm mềm và dưỡng ẩm da, giúp da trở nên mịn màng và tươi trẻ hơn.
  • Là sản phẩm mặt nạ từ thiên nhiên: Bên trong lá của Nha Đam có chứa một lớp Gel đặc biệt, đây chính là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất và thường được sử dụng để làm mặt nạ dưỡng da, giúp làm dịu da, giảm viêm và làm sáng da tự nhiên.
  • Giúp chữa lành vết thương: Bên cạnh đó thì Gel Nha Đam còn có tính chất kháng khuẩn và kháng viêm, giúp chữa lành vết thương nhẹ, bỏng và côn trùng cắn.
  • Giúp hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả: Ngày nay, có thể thấy rằng Nha đam được sử dụng để làm thức uống giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột. Loại thức uống này rất tốt cho sức khỏe và được sử dụng nhiều nhất là vào những ngày hè nóng bức.

Một số bài thuốc từ Cây Nha Đam:

  • Giúp trị viêm loét tá tràng: Bạn cần chuẩn bị 20g Lô Hội, 20g Dạ Cẩm, 12g tinh bột Nghệ, 6g Cam Thảo và sắc uống trong vòng 1 tháng, mỗi ngày chia làm 2-3 lần uống.
  • Giúp trị táo bón: Bạn cần chuẩn bị 6g Lô Hội sau đó nghiền nát chúng rồi cho vào 6 viên năng nhỏ và uống liên tục trong 1 tuần, 2 lần/ngàymỗi lần từ 2-3 viên nang. Nó có tác dụng giúp thanh nhiệt, điều trị bệnh tái bón.
  • Giúp trị mụn nhọt, mụn trứng cá: Lá Lô Hội là giải pháp tự nhiên và hiệu quả trong việc điều trị những loại mụn này. Lá Lô Hội tươi sau khi bóc vỏ, chỉ lấy phần Gel tươi rồi tiến hành giã nát, đắp lên mụn nhọt, mụn trứng cá. Hãy kiên nhẫn làm liên tục trong nhiều ngày với năng suất 1 lần/ngày. Sau khoảng chừng 2 tuần bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
  • Giúp trị tiêu hóa kém: Khi gặp vấn đề về tiêu hóa kém, bạn có thể thử sử dụng hỗn hợp các loại thảo dược bao gồm: 20g Lô Hội, 12g Bạch Truật, 4g Cam Thảo được sắc uống hàng ngày trong khoảng một tháng, nên chia thành 2-3 lần uống trong ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

Cây Rau Má (Centella Asiatica) – Cây Thuốc Nam được trồng phổ biến thứ hai

Một số hình ảnh về  cây Rau Má
Một số hình ảnh về cây Rau Má

Cây Rau Má hay còn được gọi là Tích Tuyết Thảo, Lôi Công Thảo (tên khoa học: Centella Asiatica) là một loài cây thân thảo thuộc họ Hoa Tán (Apiaceae). Cây có nguồn gốc từ Úc – Australia, các đảo Thái Bình Dương, New Guinea, Melanesia, Malesia và châu Á.

Các công dụng từ Cây Rau Má:

  • Làm nước uống giải nhiệt, thanh lọc cơ thể.
  • Chữa lành vết thương và chấn thương: Rau Má nổi tiếng với khả năng chữa lành các vùng da bị thương và chấn thương. Đặc biệt, nó có thể giúp cải thiện các vấn đề lưu thông máu, ngăn ngừa cục máu đông ở chân và điều trị giãn tĩnh mạch, đảm bảo tuần hoàn máu hiệu quả và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan.
  • Hỗ trợ sức khỏe tinh thần: Rau Má có tác dụng điều trị tình trạng mệt mỏi, lo lắng, trầm cảm và rối loạn tâm thần. Ngoài ra, Rau Má còn được sử dụng trong việc điều trị bệnh Alzheimer và cải thiện trí nhớ, giúp duy trì sự tỉnh táo và tăng cường chức năng não bộ.
  • Công dụng dân gian: Trong y học cổ truyền, Rau Má được sử dụng để giúp giảm triệu chứng say nắng, viêm Amidan, viêm màng phổi, viêm gan và vàng da. Ngoài ra còn được dùng để điều trị đau dạ dày, tiêu chảy, khó tiêu, viêm loét dạ dày, động kinh, hen suyễn và tiểu đường.

Một số bài thuốc từ Cây Rau Má:

  • Giúp giải độc, giải nhiệt, thông tiểu, bổ dưỡng gan: Rau Má tươi sau khi được rửa sạch có thể được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Thêm một ít nước vào hỗn hợp xay nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt, để dễ uống hơn, bạn có thể thêm một chút đường. Mỗi ngày, bạn có thể sử dụng khoảng 30-40g Rau Má tươi để bồi bổ sức khỏe mà loại thảo dược này mang lại. Uống nước Rau Má hàng ngày sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc và tăng cường sức khỏe của bạn một cách tự nhiên.
  • Giúp trị đau bụng kinh, táo bón: Rau Má sau khi rửa thật sạch, bạn có thể chế biến khoảng 50g Rau Má dùng làm món ăn kèm trong bữa cơm như Salad, món luộc hoặc nấu canh. Ngoài ra, dùng lá Rau Má phơi khô sau đó tán thành bột mịn và pha với nước uống.
  • Giúp chữa ho và các bệnh rối loạn về đường hô hấp: Để điều trị đau họng và ho, bạn có thể giã nát lá rau má tươi, lọc lấy nước cốt rồi trộn với mật ong. Uống hỗn hợp này hàng ngày trong vòng 1 tuần thì triệu chứng ho hoàn toàn biến mất. Những phương pháp tự nhiên này không chỉ đơn giản, dễ thực hiện mà còn an toàn và hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe hô hấp.

Cây Hoa Nhài (Jasminum Sambac) – Cây Thuốc Nam được trồng phổ biến thứ ba

Một số hình ảnh về cây Thuốc Nam - cây Hoa Nhài
Một số hình ảnh về cây Thuốc Nam – cây Hoa Nhài

Hoa Nhài hay còn gọi Lài (tên khoa học: Jasminum Sambac), cây thuộc họ Oleaceae (họ Nhài). Đây là một loài thực vật bản địa thuộc phía Nam và Đông Nam Á.

Các công dụng từ Cây Hoa Nhài:

  • Bảo vệ sức khỏe, hô trợ tim mạch: Các dưỡng chất có trong trà Hoa Nhài giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch bằng cách giảm sự tích tụ Cholesterolchất béo không lành mạnh giúp phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch, tác dụng này sẽ rõ ràng thấy ở những người cao tuổi hơn. Hãy tạo thói quen uống trà Hoa Nhài hàng ngày để có sức khỏe tim mạch tốt hơn.
  • Cải thiện hệ miễn dịch: Để có hệ miễn dịch tốt, bạn nên dùng trà Hoa Nhài thường xuyên bởi nó chứa nhiều Vitamin, khoáng chất, chất chống viêm và chống oxy hóa. Do đó, việc uống trà Nhài không chỉ là một thói quen mà còn là một phương pháp để cải thiện sức khỏe ở nhiều khía cạnh.
  • Làm đẹp da: Có rất nhiều người thích uống trà Hoa Nhài hàng ngày vì điều này. Trà có chất chống Oxy hóa và Polyphenol giúp ngăn ngừa nếp nhăn và tổn thương da. Bên cạnh đó thì trà Hoa Nhài cũng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp giảm mụn, nám và tàn nhang.

Một số bài thuốc từ Cây Hoa Nhài:

  • Giúp cải thiện giấc ngủ: Rễ hoa Nhài là một phương thuốc tự nhiên có thể giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Để sử dụng rễ nhài điều trị mất ngủ, bạn có thể làm theo cách sau: nghiền từ 1-1,5g rễ nhài thành bột mịn và pha với nước để uống. Thực hiện đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu, chất lượng hơn.
  • Giúp chữa các bệnh về đường tiêu hóa: Dùng 6g Hoa Nhài tươi (hoặc 3g hoa khô), 6g Hậu Phác, 9g Mộc Hương và 30g Sơn Tra. Đem sắc hỗn hợp trong nước để uống hàng ngày.
  • Giúp trị rôm sảy: Lấy một lượng lá Nhài và lá Ngải Cứu vừa đủ, vò nát và thả vào nước. Dùng nước này để tắm hàng ngày sẽ giúp làm dịu da, giảm ngứa và nhanh chóng làm lành các vết rôm sảy. Sự kết hợp giữa lá Nhài và lá Ngải Cứu không chỉ mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị rôm sảy mà còn giúp làm sạch và bảo vệ da một cách tự nhiên.

Cây Húng Quế (Ocimum basilicum var. thyrsiflora) – Cây Thuốc Nam được trồng phổ biến thứ tư

Một số hình ảnh về cây Thuốc Nam - cây Húng Quế
Một số hình ảnh về cây Thuốc Nam – cây Húng Quế

Húng Quế còn được gọi là Rau Quế (tên khoa học: Ocimum basilicum var. thyrsiflora), là một giống húng tây bản địa ở Đông Nam Á. Cây có mùi thơm rất đặc trưng và được sử dụng để làm gia vị ở Đông Nam Á.

Các công dụng từ Cây Húng Quế:

  • Giúp ngăn ngừa các bệnh tiểu đường: Các chất chống Oxy hóa trong lá Húng Quế giúp làm tăng việc sản xuất các chất như Eugenol, Caryophyllene và Methyl Eugenol. Đây là các chất dự trữ và phóng thích Insulin, giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu. Loại rau này nên có trong bữa ăn của các bệnh nhân tiểu đường vì chúng giúp kiểm soát nồng độ Insulin máu và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
  • Giảm stress: Rau Húng Quế giúp làm giảm căng thẳng và mệt mỏi. Bởi nó chứa Cortisol, một chất giúp làm giảm căng thẳng dây thần kinh và tăng tuần hoàn máu bằng cách cân bằng Hormone gây Stress.
  • Chữa bệnh tiêu chảy: Một cách để cung cấp chất xơ cho cơ thể là bổ sung Rau Húng Quế vào bữa ăn của bạn. Húng Quế có tinh dầu kích thích quá trình tiêu hóa, giúp chữa tiêu chảy và các bệnh đường tiêu hóa khác.
  • Hỗ trợ trong việc bỏ hút thuốc: Húng Quế có vị Bạc Hà giúp làm mát cổ họng và giúp kiểm soát cảm giác thèm thuốc lá. Đây là một phương pháp cai thuốc lá khá hiệu quả. Nó giúp kiểm soát tình trạng thèm hút thuốc lá bằng cách làm dịu dây thần kinh và giảm căng thẳng. Ngoài ra, tác dụng chống Oxy hóa của Húng Quế giúp giảm thiểu tác động của thuốc lá đến cơ quan cơ thể.

Một số bài thuốc từ Cây Húng Quế:

  • Điều trị da dị ứng và mẩn ngứa: Giã nhỏ cành lá, hoa và hạt Húng Quế sau khi rửa sạch, thêm vào nước ấm và lọc để lấy nước cốt uống. Bã từ hỗn hợp này cũng có thể dùng để xoa lên những vùng da bị dị ứng và ngứa.
  • Giảm triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và tiêu chảy: Sắc nước từ 50g lá Húng Quế và uống hàng ngày để làm dịu và cân bằng tiêu hóa.
  • Điều trị nhức đầu, ho và viêm họng: Dùng 40-60g cành lá Húng Quế bằng nước sôi, sau đó uống dần trong ngày. Phương pháp này giúp giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu và làm giảm viêm.

Cây Đinh Lăng (Polyscias Fruticosa) – Cây Thuốc Nam được trồng phổ biến thứ năm

Một số hình ảnh về cây Đinh Lăng
Một số hình ảnh về cây Đinh Lăng

Cây Đinh Lăng hay còn được gọi là Cây Gỏi Cá, Nam Dương Sâm (tên khoa học: Polyscias Fruticosa), đây là một loài cây nhỏ thuộc chi Polyscias của Họ Cuồng (Araliaceae). Trong y học cổ truyền, cây được trồng làm cảnh hoặc làm thuốc.

Các công dụng từ Cây Đinh Lăng:

  • Tăng cường sức khỏe: Đinh Lăng được biết đến với khả năng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng và cải thiện sức khỏe chung. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm giảm mệt mỏi.
  • Hỗ trợ điều trị một số bệnh: Đinh Lăng được sử dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như suy nhược cơ thể, thiếu máu, suy giảm trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Đinh Lăng có thể giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, giảm các vấn đề về tiêu chảy và khó tiêu.

Một số bài thuốc từ Cây Đinh Lăng:

  • Phòng co giật ở trẻ nhỏ: Phơi khô lá Đinh Lăng non và lá già. Sau đó, lót lá khô này vào gối hoặc trải xuống giường cho trẻ nằm. Nó có tác dụng giúp phòng ngừa tình trạng co giật ở trẻ nhỏ, mang lại giấc ngủ êm ái và sâu hơn.
  • Chữa đau lưng, mỏi gối: Dùng 20-30g thân và cành Đinh Lăng. Sau đó sắc lấy nước và chia làm 3 lần uống trong ngày. Bên cạnh đó, có thể kết hợp với rễ cây Xấu Hổ, Cúc Tần và Cam Thảo dây để tăng hiệu quả điều trị. Loại nước này có tác dụng giảm đau lưng, mỏi gối, cải thiện sự linh hoạt và sức mạnh của các khớp.

Những lợi ích chung mà Cây Thuốc Nam mang lại

Giúp tăng cường sức khỏe

Cây Thuốc Nam được biết tới là nguồn cung cấp các khoáng chất, Vitamin và hợp chất tự nhiên có lợi dồi dào. Nhờ vào những dưỡng chất này, bạn có thể tận dụng các loại Cây Thuốc Nam để hỗ trợ sức khỏe một cách toàn diện và an toàn. Các loại cây này sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, cải thiện quá trình tiêu hóa, giảm căng thẳng và làm đẹp da.

Giúp tiết kiệm chi phí

Thay vì phải phụ thuộc quá nhiều vào thuốc Tây Y, vốn có thể đi kèm với nhiều tác dụng phụ không mong muốn thì bạn hoàn toàn có thể tự tay trồng và sử dụng Cây Thuốc Nam như là một liều thuốc an toàn để thay thế. Điều này không chỉ giúp bạn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe mà còn giúp tiết kiệm chi phí đáng kể cho việc mua thuốc.

Giúp gắn kết với thiên nhiên

Việc trồng và chăm sóc Cây Thuốc Nam là một cách tuyệt vời để bạn có thể kết nối với thiên nhiên nhiều hơn. Quá trình trồng và chăm sóc cây không chỉ mang lại cảm giác thư giãn mà còn giúp giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Sự kết nối này mang lại sự cân bằng và yên bình cho tâm hồn, giúp bạn tái tạo năng lượng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các cách trồng và chăm sóc Cây Thuốc Nam

Phần lớn các loại cây thảo mộc ở trên đều cần 4-6 tiếng ánh sáng mỗi ngày. Sau đây, Cỏ Dại sẽ chia sẻ cho các bạn những tips trồng và chăm sóc hiệu quả những cây Thuốc Nam phía trên nhé!

Các cách chăm sóc cây thuốc
Các cách chăm sóc cây thuốc

Điều kiện nước tưới

Cần phải tưới nước đều đặn để giữ cho đất luôn ẩm nhưng tuyệt đối không được tưới quá nhiều sẽ làm cây bị úng. Tần suất tưới nước phụ thuộc vào mỗi loại cây, thời tiết và độ ẩm của đất. Tốt nhất là tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát để tránh làm cây bị thối rễ.

Đất trồng

Để cải thiện chất lượng đất trồng, bạn nên sử dụng đất tơi xốp có khả năng thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Bạn cũng có thể trộn đất với phân chuồng hoai mục, tro trấu và xơ dừa để cung cấp thêm dinh dưỡng và cải thiện cấu trúc đất.

Cách bón phân

Để đảm bảo cây được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, bạn nên bón phân hữu cơ định kỳ 1-2 tháng. Các loại phân như phân chuồng hoai mục, phân trộn hoặc phân gà là những lựa chọn phù hợp để cải thiện năng suất và sức khỏe của cây.

Cách cắt tỉa

Thường xuyên cắt tỉa các cành già, cành úa và các cành bị sâu bệnh là cách để tạo hình dáng cho cây và khuyến khích sự phát triển của các nhánh mới. Điều này giúp cây có hình dáng đẹp hơn và tăng cường sự lưu thông không khí và ánh sáng, đồng thời cải thiện sức khỏe và năng suất của cây.

Phòng trừ sâu bệnh

Nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện và xử lý kịp thời các sâu bệnh gây hại cho cây. Bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng trừ sinh học như sử dụng dung dịch từ tỏi và ớt, hoặc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học khi cần thiết để bảo vệ cây và giữ cho chúng phát triển mạnh mẽ.

Kết luận

Mỗi loại cây Thuốc Nam đều có những đặc tính và công dụng riêng biệt. Qua bài viết này, CODAI.NET đã cung cấp cho bạn một tổng quan về cách trồng và chăm sóc từng loại cây này. Tự trồng và sử dụng cây Thuốc Nam không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà còn tiết kiệm chi phí. Hãy bắt đầu xây dựng khu vườn Thuốc Nam riêng của bạn để tận hưởng lợi ích cho sức khỏe và sự thư giãn từ vẻ đẹp thiên nhiên!

 

0988110300
chat-active-icon