Cây bình vôi (Stephania glabra Miers): Những điều cần biết 2024

Cây bình vôi là loài thực vật phổ biến tại nhiều tỉnh trên nước ta và là dược liệu quen thuộc thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng và cách dùng cũng như cách trồng của loại dược liệu dân gian này.

Cây bình vôi (Stephania glabra Miers)

Nguồn gốc và đặc điểm cây bình vôi

Nguồn gốc

Cây bình vôi hay còn gọi dây mối trơn, củ một…thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae) với tên gọi bình vôi xuất phát từ việc phần củ (phần thân phình to) của loại cây này có hình dáng giống như bình đựng vôi thường được sử dụng để tôi vôi ăn trầu. Vì vậy, người ta gọi cây này là Cây Bình Vôi.

Cây bình vôi là loại cây xuất hiện rất nhiều tại các tỉnh thành thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nước ta như: Lạng Sơn, Hòa Bình, Lai Châu, Bắc Giang, Ninh Bình…Giống thực vật này rất dễ sinh trưởng bởi có phần củ tích nước để nuôi dinh dưỡng cho cây. Tại nhiều khu vực cát, có bóng mát hoặc đồng bằng ven biển nhue An Giang, Kiên Giang cũng xuất hiện cây bình vôi. Trên thế giới cũng dễ dàng bắt gặp cây bình vôi tại một số nước như: Lào, Campuchia, Ấn Độ, Trung Quốc…

Đặc điểm của cây bình vôi

Cây bình vôi (Stephania glabra Miers) (2)

Đặc điểm của Cây Bình Vôi

Cây thuộc dạng dây leo, sống nhiều năm, dài 2 – 6m, có phần thân phát triển to. Thân non nhẵn, khi già có nhiều bì khổng, có khi xoắn vặn. Rễ củ to, vỏ ngoài xù xì, màu nâu xám. Lá cây bình vôi thường mọc so le với dây leo, có cuống dài đính vào phong khoảng 2.5 đến 4cm của phiến. Phiến lá mỏng, xanh lục, rất dày, lá giống hình trái tim, tuy nhiên cũng có một vài lá có hình dạng tựa tròn.

Hoa cây bình vôi màu trắng, nhỏ. Loại cây này có hai loại hoa là hoa đực và hoa cái khác gốc. Quả hạch hình cầu, hơi dẹt, màu đỏ, hạt cứng giống hình móng ngựa, có những hang vân ngang, hai mặt bên lõm, ở giữa không có lỗ thủng.

Cây bình vôi là loại cây ưa sáng và có thể hơi chịu bóng. Thường mọc ở các kẽ đá, leo trùm lên các loại cây khác hoặc phủ lên đá.

Công dụng và bào chế

Bộ phận dùng làm thuốc: rễ củ đã phơi hay sấy khô. Củ bình vôi có thể được thu hoạch quanh năm. Theo dân gian, bắt đầu sang thu, đông là thời điểm thích hợp nhất để thu hái và bào chế. Bởi lẽ đây là lúc hàm lượng các hoạt chất có trong củ mới đạt ngưỡng cao nhất.

Bào chế: Sau khi thu hoạch về, rễ củ sẽ được rửa sạch, cạo sạch vỏ ngoài, thái lát, phơi trong râm cho khô. Có thể dùng dược liệu khô để chiết hoạt chất tác dụng. Có nơi, người ta dùng rễ củ tươi xát hoặc giã nhỏ, ép lấy nước, rồi từ nước nấy chiết lấy hoạt chất bên trong củ bình vôi hoặc đêm đi ngâm với rượu để điều trị các chứng bệnh.

Sau khi bào chế xong, bảo quản củ bình vôi trong hũ thủy tinh hoặc bì nilong tại nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ẩm ướt, mối mọt.

Cách dùng và liều dùng

Cây bình vôi là một loại dược liệu có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau.

Nếu dùng nhiều hoặc lạm dụng trong thời gian dài có thể gây kích thích lên thần kinh trung ương, gây co giật. Bình vôi có độc tính (dù hàm lượng rất nhỏ). Do đó, khi sử dụng, cần phải được chuyên gia chỉ định, không tự ý dùng thuốc. Trong quá trình dùng, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia. Khi gặp các triệu chứng bất thường cần phải tới cơ sở y tế để thăm khám.

  • Sử dụng dưới 30gr bình vôi 1 ngày, trên 30gr có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và trẻ nhỏ, cần tham khảo ý kiến và lời khuyên từ bác sĩ.
  • Việc điều trị bệnh bằng cây bình vôi cần kiên trì sử dụng mới thấy được hiệu quả.

Một số bài thuốc từ cây bình vôi

Cây bình vôi (Stephania glabra Miers) (1)

Cây Bình Vôi được sử dụng làm thuốc và công dụng của nó

Bài thuốc giúp an thần và điều trị chứng mất ngủ

Khi nhắc đến cây bình vôi, mọi người đều nghĩ ngay đến bài thuốc trị mất ngủ. Đối với người mắc chứng bệnh mất ngủ kinh niên, cây bình vôi thực sự là bài thuốc quý và an toàn. Các bài thuốc người bệnh có thể sử dụng để điều trị chứng mất ngủ.

Ngâm rượu

Sau khi thu hoạch, cần chuẩn bị củ phơi khô cùng với rượu trắng, ngâm theo tỷ lệ 1:5 (tức 1kg củ phơi khô được ngâm với 5 lít rượu. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần sử dụng loại rượu 40 độ, ngâm trong khaongr 20 ngày để các dưỡng chất ngấm ra rượu. Mỗi lần sử dụng 1 đến 2 chén nhỏ, một ngày dùng khoảng 3 đến 4 lần sẽ thấy hiệu quả khi kiên trì sử dụng.

Kết hợp với các loại dược liệu khác

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Hạt sen, Long Nhan nhân hạt táo chua mỗi vị 10 – 15g. 8kg củ bình vôi khô, lá vông nem 12g.

Sau khi có đủ nguyên liệu, đun sôi tất cả cùng với 1 lít nước. Để lửa nhỏ và đun khoảng 20 – 25 phút, đun cho đến khi chỉ còn khoảng 500ml nước thì tắt bếp. Sắc uống 1 ngày 1 thang, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.

Củ bình vôi khô

Đây là biện pháp chữa mất ngủ rất tiện và không tốn quá nhiều thời gian. Người dùng sử dụng 3 – 6gr củ, đun cùng 1 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa chờ khoảng 20 – 25 phút rồi tắt bếp và sử dụng.

Ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa

Sử dụng 3 – 6 gr bình vôi đối với người lơn, đem đi sắc với nước uống hàng ngày. Đối với trẻ chỉ sủ dụng khaongr -,02 – 0,03gr. Đặc biệt cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng liệu lượng đúng nhất cho trẻ.

Hỗ trợ điều trị gout

Củ bình vôi là loại dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh gout được nhiều người tin dùng bên cạnh một số nguyên liệu đã quen thuộc như lá lốt, ngải cứu, đinh lăng…

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bột củ bình vôi khô. Sử dựng 3 – 6gr bột tán, hòa cùng với nước nóng và sử dựng đều đặn mỗi ngày. Đặc biệt, mỗi lần pha bột cần phải uống hết trong ngày và bảo quản bột trong bình kín tại nơi khô ráo để bột còn nguyên dưỡng chất.

Sản xuất giống và gieo trồng

Cây bình vôi (Stephania glabra Miers).

Ở Việt Nam, hiện chưa có nơi nào trồng bình vôi theo hướng sản xuất, chỉ mới trồng trong phạm vi thí nghiệm hay trồng ở vườn mẫu.

Hầu hết tất cả các loài bình vôi đều có thể trồng từ hạt và từ đầu mầm củ, nghĩa là lát cắt khoảng 1/3 phần đầu của củ. Các phần khác của củ không hoặc ít có khả năng nảy mầm. Nếu gieo bằng hạt, hạt lấy từ quả chín, ủ 2 – 3 ngày cho mềm. Hạt thu được phơi trong bóng râm cho khô, gieo ngay hoặc để đến tháng 1 – 2 năm sau mới gieo. Hạt gieo ở vườn ươm có mái che, hoặc được che bóng bởi cây khác.

Nếu gieo vào tháng 2 hoặc tháng 3, thời gian nảy mầm rút ngắn chỉ còn khoản 1 tháng, nhưng tỷ lệ nảy mầm lại rút xuống chỉ còn khoảng 60%. Cây con một năm tuổi, khi đem trồng đã trở thành dây leo nhỏ, dài trên 20cm và hình thành củ ở gốc, dạng thuôn dài. Cây bình vôi là loại dây leo, vì vậy khi trồng, cần có giá thể leo.

Kết luận

Bình vôi là một vị thuốc cổ truyền được lưu truyền và sử dụng rất lâu trong dân gian. Nhờ có nhiều tác dụng quý mà dược liệu này được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh cũng như được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, cây bình vôi có độc tính. Vì vậy, khi sử dụng, để phát huy được hết công dụng của vị thuốc này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Trong quá trình sử dụng khi có dấu hiệu lạ cần thăm khám bác sĩ và chuyên gia tránh những tác dụng không mong muốn.

0988110300
chat-active-icon