Cách trồng Hoa Lan Coelogyne

Coelogyne

  • Tông: Arethuseae.
  • Tông phụ: Coelogyninae.
  • Phân bố: Khoảng 200 loài ở vùng nhiệt đới châu Á các quần đảo ở Thái bình dương.
  • Nguồn gốc tên gọi: Tiếng Hy-lạp koilos nghĩa là khiếm khuyết, chỗ lõm vào, và gyne là người phụ nữ, căn cứ vào những vết đốm ở chỗ lõm vào.

Lan biểu sinh đa thân, một vài trường hợp thấy chúng là thạch lan hoặc Địa Lan, với bộ rễ mảnh nhưng cứng cáp. Giả hành hình trứng, hình côn, hình trụ hoặc hình cầu. Trên đỉnh giả hành có 1-2 lá, lá mọc sát nhau hoặc mọc tách rời nhau. Lá hình ê-lip hoặc hình mũi mác, có loài lá gấp nếp. Vòi hoa mọc ở đầu hoặc mọc hai bên, hướng lên trên hoặc buông rủ, không phân nhánh, có 1 đến nhiều hoa. Lá đài và cánh hoa không theo quy ước. Môi có ba thùy, không có cựa. Khối phấn: 4 chia làm 2 cặp.

Coelogyne chia làm 22 chi. Chỉ có 30 loài Coelogyne lai tạo được ghi nhận. Trong đó có 2 loài được trồng nhiều nhất là Burfordiense (Coelogyne  asperata x Coelogyne pandurata) và loài Memoria W. Micholitz (C. lawrenceana x C. mooreana ‘Bockhurst’).

CÁCH TRỒNG

Hầu hết các loài thuộc giống này được trồng trong chậu hoặc trong giỏ, với các chất trồng dựa trên các vỏ cây thô. Nếu trồng trong chậu, các loài có vòi hoa rủ thì cần lưu ý không gian cần có cho vòi hoa. Còn những loài nhỏ thì chỉ cần trồng ghép trên các mảnh cây. Chúng cần phải được ở nơi có ánh sáng tốt, nhiệt độ từ mát đến trung bình, song đối với các loài sinh trưởng ở vùng thấp như những loài ở Borneo thì lại thích hợp với nhiệt độ ấm áp. Tất cả các loài thuộc giống này đều cần được tưới nhiều nước, nhưng giữa hai lần tưới các chất trồng phải khô. Vào mùa lan nghỉ thì ngưng tưới nước, nhưng cần phun sương để cho giả hành khỏi bị khô héo. Một kỳ nghỉ khô là cần thiết để chúng phát hoa.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon