Cây Lan Chi (Chlorophytum bichetii), là cây thuộc các nước Châu Phi – vùng nhiệt đới. Người ta cũng thường gọi nó bằng một cái tên khác là Thảo Lan Chi, ngoài tên là cỏ Lan Chi.
Cây Lan Chi chịu được sự khắc nhiệt của thời tiết về độ ấm hạn chế, thiếu ánh sáng. Cỏ Lan Chi là một trong những loại loài thực vật lý tưởng có khả năng làm sạch không khí trong nhà, nó có thể hấp thu rất mạnh các vật chất hóa học có hại trong không khí như Aldehyde formic, Cacbondioxit, Nito oxit.
Tác dụng thanh lọc không khí nổi bật của cây Lan Chi
Điểm nổi bật nhất của cây Lan Chi chính là cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Theo các nghiên cứu, tác dụng lọc không khí của cỏ Lan Chi đã khiến loài cây bé nhỏ này được mệnh danh như “chiếc máy hút bụi thần kì”. Ngoài ra, cây Cỏ Lan Chi còn có thể hấp thụ 95% cacbonic, “tiêu thụ” hết các khí độc như CO, NO3 do các lò than, thiết bị điện, chế phẩm nhựa thải ra.
Đặc biệt, cây Lan Chi còn có khả năng hấp thu khí benzen – một chất gây ung thư và hấp thu chất nicotin độc hại trong khói thuốc lá. Người ta ước tính rằng chỉ với 70 cây Lan Chi có thể lọc sạch lượng khí formaldehyde được sản sinh trung bình bởi một tòa nhà rộng 160m2.
Khi bạn trồng và trang trí những cây cỏ lan chi trong nhà, văn phòng, bàn làm việc bạn sẽ có được luồng không khí trong lành vừa tốt cho sức khỏe vừa mang không gian xanh vào nơi bạn sống và làm việc mỗi ngày.
Trồng cây Lan Chi thanh lọc không khí trong nhà
Điều kiện phát triển cây Lan Chi
- Ánh sáng mặt trời: sử dụng ánh sáng tự nhiên nhưng Cỏ Lan Chi sẽ bị cháy nếu trồng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, cây Cỏ Lan Chi thuộc nhóm cây ưa sáng hoặc chịu bóng một phần.
- Đất trồng: đất trồng phải đảm bảo đất có khả năng thoát nước tốt, pH trong khoảng 6.1-7.5
- Nước: luôn giữ cho độ ẩm của đất luôn duy trì, nếu nước bị nhiễm phèn không nên dùng, có thể thay thế bằng dung dịch nước cất hoặc nước mưa, cần tưới nước thường xuyên, vừa đủ.
- Nhiệt độ thích hợp: Cỏ Lan Chi phát triển tốt hoàn hảo ở nhiệt độ trung bình khoảng 18 – 24 ° C, phù hợp với nhiệt độ khí hậu nhiệt đới ở nước ta, Cỏ Lan Chi không chịu được nhiệt độ quá thấp hoặc tiếp xúc với nhiệt độ khoảng 10 ° C.
Phòng chống bệnh thường gặp trên cây Lan Chi
- Bệnh héo rũ, gốc mốc trắng: ngoài việc cần chú ý thông gió và ánh sáng, cần cải thiện điều kiện thoát nước của đất, chúng ta còn có thể rắc Qintozene hoặc tro.
- Bệnh than: ngoài việc cải thiện điều kiện sống cho cây còn có thể phun dung dịch Tpsin – M 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 800 – 1.500 và hỗn hợp Bordeaux là được.
- Có rất nhiều cách để trang trí nhà đẹp với cây Cỏ Lan Chi. Bạn có thể trồng trong các chậu đất nhỏ, để trên bệ cửa sổ, trên bàn hoặc treo trên góc tường, ban công…
Trồng cây Lan Chi thanh lọc không khí trong nhà