7 bước Trồng và Nhân giống cây Xương Rồng (Cacti)

https://cdn.apartmenttherapy.info/image/upload/f_auto,q_auto:eco,c_fit,w_730,h_487/at%2Fnews-culture%2F2019-10%2Fshutterstock_1017690346

Chỉ cần một vài điểm nhấn bằng những chậu cây xanh nhỏ trong toàn bộ ngôi nhà có thể giúp ngôi nhà cảm thấy gần gũi hơn, có chiều sâu hơn và cải thiện chất lượng không khí trong nhà. Và nếu việc chăm sóc chúng là mối quan tâm của bạn, thì xương rồng nổi tiếng là loài cây ít cần chăm sóc nhất để cho bạn lựa chọn.

Xương rồng không chỉ dễ chăm sóc mà còn rất dễ nhân giống thông qua phương pháp giâm cành. Chúng tôi đã liên hệ với Dani Draper, chủ sở hữu của Vine & Dandy Shop, một cửa hàng chuyên về thực vật ở Portland, Oregon, để có được một số thông tin chi tiết hơn về việc chăm sóc một chậu cây xương rồng.

Dưới đây là các mẹo về quá trình nhân giống xương rồng của bạn diễn ra suôn sẻ nhất có thể:

1. Chọn đúng loại xương rồng để nhân giống.

“Cách dễ nhất để nhân giống xương rồng là nhân giống bằng hạt hoặc nhân giống bằng nhánh” về cơ bản thì những cây con chính là một bản sao nhỏ của xương rồng mẹ. “Hãy thực hiện việc nhân giống này bằng cách dễ nhất bằng cách lựa chọn đúng loại cây mà bạn muốn nhân giống”.

2. Bắt đầu quá trình với ánh sáng phù hợp.

Xương rồng sống nhờ ánh sáng, vì vậy mùa xuân nói chung là thời điểm thích hợp để nhân giống chúng vì đây là thời điểm thích hợp nhất. Nếu nhân giống vào mùa xuân, những cây con sẽ mọc ra ngay đúng lúc mùa hè với những tia nắng chói chang tới. Nhưng nó lại phụ thuộc nhiều vào nơi bạn sống. Draper nói về phía Tây Bắc Thái Bình Dương: “Chúng tôi rất thiếu ánh nắng mặt trời vào mùa thu và đông ở đây. Thời gian sẽ linh hoạt hơn nếu bạn sống ở nơi có ánh nắng quanh năm hoặc bạn có thể sử dụng đèn để những chậu cây xương rồng có thể phát triển trong nhà”.

3. Đảm bảo vết cắt lành trước.

Cô cảnh báo: “Hãy chắc chắn rằng điểm bị gãy hoặc cắt lành trước khi cho nó vào đất, nếu không thì những nhánh nó sẽ bị thối rữa. Việc nhân giống xương rồng lần đầu tiên của tôi đã không thành công và cho đến tận bây giờ tôi mới biết được lý do!”. Draper tiếp tục nói thêm một cách đầy thơ mộng: “Các loại cây mọng nước và xương rồng giống như những con người ở chỗ chúng phải chữa lành vết thương trước khi có thể tập trung năng lượng vào sự phát triển mới.”

4. Chờ tới thời điểm thích hợp để tưới nước.

Khi bạn đã trồng được phần xương rồng mẹ đã đóng vảy vào đất, hãy đợi vài ngày rồi mới tưới nước. Có thể điều này sẽ làm bạn cảm thấy khó hiểu, nhưng đây là một cây xương rồng, không phải một bụi hoa hồng.

5. Sau đó tưới nước thường xuyên.

Sau khi không tưới trong vài ngày đầu tiên sau khi bắt đầu nhân giống, bạn tăng cường lượng nước trong một khoảng thời gian cho đến khi những cây con bắt đầu phát triển “Tưới nước thường xuyên cho đến khi rễ hình thành.”

6. Một khi rễ đã hình thành, hãy chăm sóc chúng như một chây xương rồng.

Nếu bạn đã thành công, chậu nhân giống đã có gốc rễ hình thành và giữ vững được một khoảng thời gian, thì chắc chắn rằng những cây con đang dần hình thành. Từ đó hãy coi cây con của bạn như một cây xương rồng thông thường. “Hãy để nó khô đi giữa các lần tưới nước.”

7. Tiếp tục nhân giống.

Hóa ra, nhân giống là một phần của chu trình tự nhiên đối với xương rồng. “Nếu bạn có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước mọc cùng một vài thân cây có thể nhân giống được, việc cắt chúng sẽ thúc đẩy chúng tạo ra nhiều nhánh hơn. Nó có thể trông xấu xí trong thời gian đầu, nhưng cuối cùng sẽ trông đẹp hơn và khỏe mạnh hơn về lâu dài ”.

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon