10 loại cây không nên trồng trong sân vườn

10 loại cây không nên trồng trong sân vườn

Cây trồng ở sân vườn ngoài việc giúp chúng ta thanh lọc không khí thì còn mang lại không gian tươi mát, giúp xua tan những mệt mỏi sau một ngày làm việc và mang đến những giá trị phong thủy tốt cho gia chủ. Tuy nhiên, trong số đó có một số loại cây không thực sự tốt như chúng ta tưởng. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số loại cây không nên trồng ở vườn nhà.

Cây không nên trồng trong sân vườn tránh xui xẻo

Cây Liễu

Cây Liễu là loại cây có thân lá dài mảnh nhìn rất thướt tha, yểu điệu nhưng lại không phù hợp để trồng trong vườn nhà. Theo quan điểm phong thủy thì Liễu tượng trưng cho những điều xui xẻo, buồn phiền, không may mắn. Liễu lại mang yếu tố âm nên dễ dẫn âm khí vào nhà lại càng kiêng kị và không được trồng làm cây cảnh trong nhà.

Cây Dương

Tưong tự cây Liễu, cây Dưong cũng được cho là loại cây dễ dẫn dụ những khí âm vào nhà. Vì vậy, người ta cũng không trồng loại cây này trong nhà.

Cây bách

Đây là loại cây vốn mang ý nghĩa tốt và trường cửu, song do thói quen từ xưa mọi người hay trồng cạnh mộ phần nên nó lại bị “mang tiếng” là không tốt lành.

Cây Đa

Cây Đa có gốc và rễ khác biệt, khi thì trồi lên, lúc lại thì ăn sâu vào lòng đất nên khiến cho địa hình đất đai lồi lõm, gây ra sự mất cân bằng nền móng cho ngôi nhà. Mà cây Đa lại thường được trồng nhiều ở các đền thờ nên không thích hợp trồng trong vườn nhà.

Cây Dâu

Theo tên gọi Hán việt, cây Dâu là “tang” mang ý nghĩa xấu và không tốt lành nên cũng không phải là lựa chọn để trồng trong vườn nhà. Nhưng cây Dâu trong phong thủy có tác dụng trừ tà, ma quỷ nên vẫn có nhiều gia đình lựa chọn.

Cây không nên trồng trong sân vườn do không tốt cho sức khỏe

Có một số loài thực vật tượng trưng cho cát tường được mọi người ưa chuộng, còn có một số loài cây, hoa cỏ nhìn bề ngoài tuy rất đẹp, khỏe khoắn, diễm lệ nhưng lại gây ảnh hưởng rất không tốt đối với sức khỏe của con người nên không thể trồng nơi sân vườn được.

Dạ Hương (Dạ lai hương – cordale leposma)

Vào ban đêm cây thường phát tán ra những hạt phấn nhỏ có mùi hương kích thích mạnh đến khứu giác không tốt đối với những người mắc chứng cao huyết áp và người bệnh tim.

Trúc Đào (Hiệp trúc đào – oleander)

Hoa cây Trúc Đào có tính độc, mùi thơm tỏa ra có thể làm người ta ngây ngất muốn ngủ, giảm trí lực.

Uất Kim Hương (Tulip)

Hoa Uất Kim Hương có chứa laburnine – một loại kiềm độc, tiếp xúc nhiều có thể gây nên chứng rụng tóc.

Cây dây leo

Loại thực vật như cây quyết và loài dây leo chằng chịt (như sắn dây, dong mây), tạo nên bóng tối, bụi rậm, dễ làm nơi cư ngụ cho rắn rết…

Để lại một bình luận

0988110300
chat-active-icon