Trong phân loại thực vật, tên gọi commelinids, tạm dịch thành nhánh Thài lài, do tên gọi này có nguồn gốc từ chi Commelina chứa các loài thài lài, được hệ thống APG II năm 2003 sử dụng để chỉ một nhánh trong phạm vi thực vật một lá mầm của thực vật hạt kín.[1] Nhánh Thài lài là nhánh duy nhất mà APG II đã đặt tên trong nhóm thực vật một lá mầm, phần còn lại của thực vật một lá mầm là một nhóm cận ngành, đôi khi được gọi là “thực vật một lá mầm cơ sở”.

Nhánh Thài lài của APG II (2003) về cơ bản chứa cùng các loài thực vật như trong nhóm commelinoids của hệ thống APG năm 1998.[2][3]

Phân loại

Khái niệm commelinids lần đầu tiên được Armen Takhtajan công nhận như là một nhóm chính thức vào năm 1967, ông đặt tên nó là Commelinidae và gán nó làm phân lớp của lớp Liliopsida (thực vật một lá mầm).[4] Tên gọi này cũng được sử dụng trong hệ thống Cronquist năm 1981. Tuy nhiên,khi công bố hệ thống phân loại năm 1980 thì Takhtajan đã hợp nhất phân lớp này trong phân lớp lớn hơn và không còn coi nó như là một nhánh.

Hệ thống Takhtajan

Trong hệ thống Takhtajan người ta coi nó như là một trong sáu phân lớp của lớp Liliopsida. Nó bao gồm:

Hệ thống Cronquist

Hệ thống Cronquist coi nó như là một trong bốn phân lớp của lớp Liliopsida. Nó bao gồm:

Hệ thống APG

Nhánh commelinids theo hệ thống APG III năm 2009:[5]

  • Họ Dasypogonaceae: Không đưa vào bộ nào.
  • Bộ Arecales (cau, dừa)
  • Bộ Commelinales (thài lài)
  • Bộ Poales (cỏ, cói, bấc, dứa, nhiều loài ngũ cốc như lúa, lúa mì, ngô, mía)
  • Bộ Zingiberales (các loài gừng, chuối)

Phát sinh chủng loài

Mô tả

Các thành viên của nhánh commelinid có các vách tế bào chứa axit ferulic phát ra huỳnh quang UV .Harris, P.J.; Hartley, R.D. (1976). “Detection of bound ferulic acid in cell walls of the Gramineae by ultraviolet fluorescence microscopy”. Nature 259 (5543): 508–510. doi:10.1038/259508a0.[7]

Tham khảo

  1. ^ APG II (2003). “An Update of the Angiosperm Phylogeny Group Classification for the orders and families of flowering plants: APG II”. Botanical Journal of the Linnean Society 141 (4): 399–436. doi:10.1046/j.1095-8339.2003.t01-1-00158.x.
  2. ^ APG (1998). “An ordinal classification for the families of flowering plants”. Annals of the Missouri Botanical Garden 85 (4): 531–553. JSTOR 2992015doi:10.2307/2992015.
  3. ^ Cantino, Philip D.; James A. Doyle; Sean W. Graham; Walter S. Judd; Richard G. Olmstead; Douglas E. SoltisPamela S. Soltis; Michael J. Donoghue (2007). “Towards a phylogenetic nomenclature of Tracheophyta”. Taxon 56 (3): E1–E44. JSTOR 25065865doi:10.2307/25065865.
  4. ^ Takhtajan, A. (1967). Система и филогения цветкорых растений (Systema et Phylogenia Magnoliophytorum). Moskva: Nauka.
  5. a ă â “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG III”. Botanical Journal of the Linnean Society 161 (2): 105–121. 2009. doi:10.1111/j.1095-8339.2009.00996.x.
  6. ^ APG IV (2016). “An update of the Angiosperm Phylogeny Group classification for the orders and families of flowering plants: APG IV”. Botanical Journal of the Linnean Society 181 (1): 1–20. doi:10.1111/boj.12385.
  7. ^ Dahlgren, R. M. T.; Rassmussen, F. (1983). Monocotyledon evolution. Characters and phylogenetic estimationEvol. Biol. 16. tr. 255–395. ISBN 978-1-4615-6973-2doi:10.1007/978-1-4615-6971-8_7.

Liên kết ngoài