Tiêu điểm Bonsai: Cây Thông Đen Nhật Bản – Japanese black pine (Pinus thunbergii) của tiến sĩ Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn)

  • Nguồn: bonsai-nbf.org
  • Lược dịch: Dũng Cá Xinh (08/08/2021)

Giới thiệu về Tiến sĩ Yee-sun Wu – 吴宜孙 (Wúyísūn) – Ngô Nghi Tôn

Khi nói đến nghệ thuật Penjing (Bồn cảnh, hòn non bộ) của Trung Quốc, đặc biệt là hòn non bộ theo phong cách Lĩnh Nam, chúng ta không thể không nhắc đến tiền bối có ảnh hưởng lớn nhất đến hòn non bộ Trung Quốc, Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn), người sáng lập ra phong cách “Manlung Penjing” (文农盆景, Văn Nông Bồn Cảnh, Wén nóng pénjǐng) nổi tiếng.

Ngay từ năm 2002, khi Bồn Cảnh Trung Quốc chưa quá phổ biến, ông đã xuất bản cuốn sách đầu tiên “Man Lung Artistic Pot Plants” giới thiệu về phong cách bồn cảnh Lĩnh Nam.

Tiến sĩ Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn) sinh vào thời nhà Thanh, năm 1900 tại làng Cổ Lãng (古浪, Gǔ làng) thuộc thị trấn Hạnh Đàn (杏壇, Xìng tán), Thuận Đức (顺德, Shùndé), Quảng Đông Trung Quốc. Ông chuyển đến Hồng Kông vào năm 1920, làm việc trong Ngân hàng Thái Lai, sau đó ông thành lập Ngân hàng Vĩnh Long và sau đó trở thành một ông chủ ngân hàng Trung Quốc nổi tiếng ở Hồng Kông.

Tiến sĩ Yee-sun Wu - 吴宜孙 (Wúyísūn) - Ngô Nghi Tôn
Tiến sĩ Yee-sun Wu – 吴宜孙 (Wúyísūn) – Ngô Nghi Tôn

Ngô Lão giỏi văn chương, thư pháp, lại ham học hỏi nên tác phẩm của ông rất phi thường, đầy chất thơ và đẹp như tranh vẽ. Giỏi cả 4 kỹ thuật Xúc, Chi, Tiệt, Can – 蓄, 枝, 截, 干 (Xù, zhī, jié, gàn) (Trồng, Uốn Cành, Cắt, Làm Gỗ Chết), cộng với kinh nghiệm nhiều năm, ông đã đạt danh hiệu Bồn Thánh (盆圣, Pén shèng) trong giới Bồn cảnh.

Các tác phẩm Bồn Cảnh của Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn) đã giành giải quán quân các cuộc thi triển lãm hoa do chính quyền thành phố Hồng Kông tổ chức vào các năm 1968, 1969 và 1970. Năm 1971 và 1972, ông được Khoa ngoại khóa của Đại học Hồng Kông mời thuyết trình về nghệ thuật Bonsai ở Tòa thị chính Hồng Kông để truyền cảm hứng cho người Trung Quốc, cũng như tăng cường quan tâm nghiên cứu và khơi nguồn đam mê cho thế giới biết rằng nghệ thuật Bonsai bắt nguồn từ Trung Quốc. Để phát huy hơn nữa tinh hoa của Trung Quốc, vào năm 1969, Ngô Nghi Tôn đã tuyển chọn hơn hai trăm bức ảnh về Bonsai và Bồn Cảnh của mình, kết hợp với kinh nghiệm thực tế hàng chục năm để biên soạn thành một bài thảo luận khoa học hiện đại, có tên là “Văn Nông Bồn Cảnh”, phân phối đến các trường đại học, thư viện, hiệp hội Bonsai và các nghiên cứu sinh trên toàn thế giới. Các bản in ngay lập tức đã được bán hết.

Tiến sĩ Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn) qua đời tại Hồng Kông vào ngày 11 tháng 5 năm 2005, hưởng thọ 104 tuổi.

Cây Thông Đen Nhật Bản – Japanese black pine (Pinus thunbergii) của tiến sĩ Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn)

Bảo tàng Cây cảnh & Hòn non bộ Quốc gia (The National Bonsai & Penjing Museum) là nơi trưng bày bộ sưu tập hòn non bộ ngoạn mục được đặt trong Nhà trưng bày Trung Quốc Yee-sun Wu. Tiêu điểm Bonsai lần này sẽ giới thiệu Cây Thông Đen Nhật Bản – Japanese black pine (Pinus thunbergii) của tiến sĩ Yee-sun Wu, người có cây khởi đầu cho bộ sưu tập Trung Quốc của Bảo tàng và người đã hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng khu trưng bày.

Cây Thông Đen Nhật Bản - Japanese black pine (Pinus thunbergii) của tiến sĩ Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn)
Cây Thông Đen Nhật Bản – Japanese black pine (Pinus thunbergii) của tiến sĩ Ngô Nghi Tôn (Yee-sun Wu, 吴宜孙, Wúyísūn)

Nhà sưu tập Penjing nổi tiếng, Tiến sĩ Ngô đã bắt đầu tạo kiểu cho cây thông vào năm 1936 và tặng nó cho bảo tàng vào năm 1986, cùng với 23 cây khác thuộc nhiều loài khác nhau. 

Cây thông đen Nhật Bản này có thể được phân loại là cây Penjing (Bồn cảnh). “Hòn non bộ” (Bồn cảnh) dùng để chỉ các tác phẩm mô phỏng phong cảnh đẹp được tạo ra trong khay hoặc chậu bao gồm các phần bổ sung như đá hay các bức tượng nhỏ bằng gốm. Các tác phẩm này thường gợi lên những bức tranh phong cảnh Trung Quốc đầy sống động. Một chậu có một cây duy nhất có thể được gọi là “tree penjing” nhưng thường được gọi là “penzai”, cách phát âm tiếng Trung của các ký tự “bonsai”.

Cành chính phóng đại của cây thông, nhánh thấp nhất và dài nhất ở bên phải của cây, là một phong cách đặc trưng của Bồn Cảnh Trung Quốc, James nói.

Ông nói: “Nếu mắt bạn nhìn theo đường cong của thân cây lên rồi xuống nhánh cây sà xuống đó, bạn có thể thấy rằng nó mang lại dáng vẻ vui tươi hoặc kỳ quái cho cái cây.”

Nhiều tác phẩm Penjing của Wu đã được đào tạo theo phong cách Lĩnh Nam – kỹ thuật uốn trồng – mà cha và ông nội của Wu được cho là  những người lĩnh xướng và phổ biến. James cho biết sự thay đổi mạnh mẽ về hướng của cây, do nhánh chính dẫn đầu, phù hợp với thẩm mỹ của phong cách Lĩnh Nam. Sự chuyển động mạnh mẽ mô phỏng các bức tranh, bản vẽ bằng bút lông của Trung Quốc, cùng với việc theo đuổi văn hóa và thơ ca mang tính học thuật, đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ penjing trong hàng trăm năm.

Ông nói: “Nếu bạn nhìn vào rất nhiều bức tranh cổ về cây cối ở Trung Quốc, sẽ có những đường ngoằn ngoèo trên cành với rất nhiều vết gãy và có cả những vết gãy tự nhiên còn sót lại trong bức tranh. Nó cho thấy sự phong hóa của cây và sự tồn tại của nó qua thời gian.”

Cây thông này lấy cảm hứng từ biểu tượng được sử dụng trên trang bìa của một tập sách liệt kê những  cây mà Wu đã tặng cho Bảo tàng vào năm 1986.
Cây Thông Đen này là nguồn cảm hứng cho biểu tượng được sử dụng trên trang bìa của một tập sách liệt kê những cây mà tiến sĩ Ngô đã tặng cho Bảo tàng vào năm 1986.
Một bức ảnh chụp cây thông trong chậu ban đầu trong lần xuất bản sách thứ hai của tiến sĩ Wu.
Một bức ảnh chụp cây thông trong chậu ban đầu trong lần xuất bản sách thứ hai của tiến sĩ Wu.

Phong cách Lĩnh Nam về được hiểu là “Phía nam của những ngọn núi”, cố gắng bộc lộ nhưng không kiểm soát bản chất của từng mẫu cây. Vì phong cách khuyến khích sự ngẫu hứng và hay thay đổi, những hòn non bộ này trông tự nhiên hơn là Bonsai, James nói.

Ông nói thêm rằng cây thông đen có thể đã được thu hái và trồng trong một cái chậu, giống như nhiều cây Lĩnh Nam, chứ không phải được trồng từ hạt. Chậu ban đầu là một chậu penjing lòng sâu truyền thống giúp nuôi dưỡng cây phát triển mạnh mẽ, rất hữu ích khi cây mới phát triển. Giờ đây, cây penjing đã trưởng thành hơn, nó chịu được độ nông và kích thước của chậu hiện tại, giúp giữ nước tốt và hạn chế sự phát triển của rễ, tạo điều kiện cho các nhánh ngắn hơn.

Tiến sĩ Ngô đã viết trong cuốn sách Cây cảnh nghệ thuật trong vườn Văn Nông (Man Lung Garden Artistic Pot Plants): “Thử thách của nghệ thuật Bồn Cảnh bao gồm việc hợp nhất ba yếu tố trong cùng một chậu từ tục ngữ Trung Quốc: Thiên – Địa – Nhân.”

Chăm sóc Cây Thông Đen Nhật Bản

James do dự phân loại cây này hoàn toàn là Lĩnh Nam bởi vì những cây thông đen sẽ chết nếu chúng thường xuyên bị cắt tỉa. Những cây thường xanh, giống như cây thông đen, thường được xử lý bằng cách “Cắt Nến” (decandling – đề cập đến một tập hợp các kỹ thuật trồng tập trung vào việc loại bỏ sự phát triển của cây thông đỏ hoặc đen vào mùa xuân để kích thích đợt phát triển thứ hai vào mùa hè. Loại bỏ chồi mùa xuân khỏi các cây thông đen Nhật Bản, hành động chính của quá trình Cắt Nến) hoặc quá trình loại bỏ đợt phát triển của tán lá đầu tiên để tạo ra đợt lá kim thứ hai ngắn hơn đợt đầu tiên. James cho biết: Những cây lá kim ngắn hơn có tỷ lệ cân đối tốt hơn với những cây nhỏ trong chậu và làm tăng sự phân tán của cây, hoặc số lượng phân nhánh.

Ông nói thêm rằng các nhân viên của Bảo tàng thực hiện phần lớn công việc trên cây thông đen này trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 7, khi quá trình “Cắt Nến” sẽ được thực hiện. Việc tỉa lá Thông quá sớm sẽ tạo ra những chiếc kim dài trong đợt phát triển thứ hai của nó, nhưng việc “Cắt Nến” quá muộn sẽ không giúp cho đợt phát triển thứ hai kịp cứng cáp lại trước mùa đông.

Từ tháng 8 trở đi, James và nhóm Bảo tàng loại bỏ những chiếc lá kim cũ bằng ngón tay hoặc nhíp. Thông đen trong tự nhiên vẫn giữ được các lá kim trong nhiều năm, nhưng James cho biết họ phải loại bỏ các cây kim già hơn định kỳ để giúp ánh sáng lọc qua ngọn cây xuống tán lá thấp hơn.

 James nói: “Chúng tôi vặt nhiều lá kim hơn ở những vùng khoẻ hơn và ít hơn ở những vùng yếu hơn. Cách làm này làm cho cây Thông Đen trông gọn gàng hơn và cân bằng sự phát triển hơn.”

 

Xem thêm các bài viết khác TẠI ĐÂY!!!

0988110300
chat-active-icon