Phần 01 – Chương II: Nghệ thuật Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)

Phần 01 – Chương 01: Khái niệm về Bonsai (Sách Kỹ thuật Bonsai)
Đánh giá

II. Nghệ thuật Bonsai

Bonsai là một nghệ thuật biểu đạt ấn tượng.

Nghệ thuật ở Bonsai là nhằm tạo ra một cây có kích thước được thu nhỏ, nhưng vẫn thể hiện được hình ảnh của một cổ thụ, như ở trong tự nhiên thật sống động.

Trong tự nhiên, sự sinh trưởng và phát triển của cây luôn chịu ảnh hưởng trực tiếp của những tác động mưa, nắng, gió, điều kiện khắc nghiệt. … Chính những tác động này đã làm cho câycó được những hình ảnh, dáng vẻ đầy ấn tượng, độc đáo trong mắt của người quan sát. Cấu trúc đặc biệt của bộ rễ, kiểu thân, dáng cành, đã để lại đấu ấn mạnh mẽ về sự sinh tồn, về sự đấu tranh vượt qua mọi trở lực, để tồn tại và tạo ra một hình tượng sống đẹp đẽ, đáng để cho chúng ta chiêm nghiệm.

Thiên nhiên đã tạo ra những cây có hình tượng độc đáo, mang tính mỹ thuật cao. Nghệ thuật Bonsai muốn tái hiện lại những hình ảnh này một cách cô đọng và sáng tạo.

– Trước hết, có thể khẳng định rằng Bonsai là một loại hình nghệ thuật độc đáo.

Nó độc đáo ở chỗ, chất liệu dùng để tạo ra tác phẩm: Đó là cây xanh – một cơ thể sống hoàn chỉnh. Điều này sẽ chi phối rất lớn đến quá trình tạo tác khi tạo ra sản phẩm. Chất liệu này đặc biệt khác hẳn với các chất liệu ở những loại hình nghệ thuật khác, đó là chất liệu sống. Do đó cần phải có những hiểu biết về quy luật sống và cần có những kỹ thuật tác động hợp lý trong quá trình chế tác, mới mơng có đức một tác phẩm sống lâu bền và mang ấn tượng thẩm mỹ tự nhiên.

– Cách thể hiện ở hình thức của cây, cách nhìn và sự cảm nhận nội dung tác phẩm. sẽ không đứng dừng lại ở một chỗ, mà luôn biến thiên theo sự phát triển của cây.

Vì cây là một cơ thể sống, nó sẽ không ngừng phát triển về kích thước trong suốt quá trình sống. Điều này làm cho cây luôn thay hình đối dạng. Để cho cây giữ nguyên được hình đạng như ý muốn, mà vẫn sống tươi tốt trong châu cạn, là cá một vấn đề nghệ thuật, thông qua những kỹ thuật đặc biệt của nghề làm vườn, tác động liên tục lên cơ thể của cây.

– Bằng sự sáng tạo, óc thẩm mỹ, người ta thu nhỏ kích thước của cây, để biến nó thành một cổ thụ thu gọn trong chậu cạn. Trong quá trình tạo tác này. về mặt nghệ thuật cẩn phải biết
cách chọn lọc, loại bỏ bớt những chi tiết rườm rà, chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết, để cho cây bộc lộ được vẻ đẹp một cách hoàn hảo và đơn giản.

Đó chính là thuộc tính đơn giản của nghệ thuật nói chung.

– Tuy nhiên, trong việc cắt đa rễ, thân, cành tạo dáng cho cây, để cây bộc lộ được tính chất như của một cổ thụ trong tự nhiên, cần phải hiểu rõ tập tính, đặc tính sinh lý của cây. Nếu
không nắm vững đặc điểm này, mà chỉ toan tính thực hiện ý đồ một cách duy ý chí, vội vã, sẽ dẫn đến kết quả cây sinh trưởng bất thường và có thể chết.

Như vậy, đòi hỏi trong quá trình tạo ra tác phẩm, phải có sự kiên trì, nhẫn nại lâu đài, cùng với những kiến thức nhất định của nghề làm vườn mới đạt được mục đích cuối cùng.

– Cái đẹp và giá trị của Bonsai một phần được thể hiện ở tính chất liệu và hình thức thể hiện, qua đó nội dung ân tầng của nó về tư tưởng, triết lý sống, được cảm nhận một cách sâu sắc.

Bên cạnh đó, mỹ cảm của con người cũng có thể thay đổi theo tiến trình của thời gian. Cho nên, trên một cây Bonsai, cũng có sự thay đổi cách nhìn nhận vẻ đẹp của cây về kiểu thức,
cũng như nội dung. Do đó, ngay trên một tác phẩm Bonsal người ta cũng có thể tạo ra được nhiều kiểu thức khác nhau, theo thời gian, và tùy theo sự cảm thụ riêng của từng người.

Đây cũng là một điều đặc biệt nữa của nghệ thuật Bonsai mà các loại hình nghệ thuật khác không thể có được.

– Cây Bonsai khi đã hoàn thành, thì chưa hẳn đã hoàn chỉnh hoàn toàn. Người ta vẫn có thể uốn sửa, cắt tỉa lại và làm thay đổi cả kiểu dáng, hình thức trước đó. Đặc tính của chất liệu, cho phép người ta làm được điều này.

Ở những loại hình nghệ thuật khác, tác phẩm sẽ được hoàn chỉnh trong một thời gian nhất định nào đó. Còn ở Bonsai, do cây sẽ lớn lên, tăng trưởng theo năm tháng, nó sẽ phá vỡ bố
cục, cầu trúc ban đầu. Do đó, người tạo tác cần phải theo dõi, uốn sửa, chăm sóc liên tục trong suốt quá trình sống của cây, mới có được một tác phẩm tâm đắc. Như vậy, trên một tác phẩm Bonsai sự tác động và sáng tạo sẽ không ngừng diễn ra trong suốt quá trình tôn tại của cây.

– Nhưng sự tâm đắc, sự hoàn hảo đó cũng chỉ mang tính chất thời điểm. Vì theo tiến trình phát triển của cây, sự hoàn thiện đó sẽ bị thay đổi đi.

Có thể một đời cây, bằng cả mấy đời người; sự hoàn thiện của tác phẩm sẽ không ngừng được thực hiện tiếp tục ở các thế hệ sau.

Cây cũng có thể bị hư hại theo thời gian và chết đi. Cho nên, cũng có thể xem Bonsai là một nghệ thuật không bao giờ hoàn thành. Nó cứ lôi cuốn người ta đi theo, tìm kiếm một vẻ đẹp
hoàn hảo ở tương lai. Chính điều này hấp dẫn và lôi cuốn rất nhiều người.

Giá trị của nó là luôn biến thiên và không có đỉnh điểm: “Mỗi cây Bonsai là một tác phẩm độc đáo, không có hai tác phẩm Bonsai nào giống nhau. Bạn cũng không bao giờ hoàn tất
hoặc chấm dứt công việc tạo ra một tác phẩm Bonsai, mà vẫn tiếp tục mãi mãi” (KYUZO MURATA).

– Bonsai không đơn thuần chỉ là phiên bản hay một ảnh chụp của cây có thực trong tự nhiên. Khi đứng trước một tác phẩm Bonsai, người thưởng ngoạn có thể cảm nhận được hơi thở của tự nhiên. Nó gợi lên xúc cảm về sự vận động tiềm tàng của thế giới sống.

Sự thay đổi sắc thái, phong cách của cây theo các mùa trong năm: Xuân cây ra lộc non, Hạ đơm bông kết trái, Thu lá vàng rơi rụng, Đông cành khẳng khiu trợ trọi, đem lại cho người xem được những cảm nhận về sự dịch chuyển của thời gian, về sự vận động của thế giới sống một cách ấn tượng.

Chỉ cần một cây Bonsai riêng lẻ thôi, cũng đủ gợi cho người thưởng ngoạn về một không gian đầy hình tượng, tạo ra được những xúc cảm về phong vị của đất trời, xây dựng được một cảm giác luận về vạn vật.

– Vẻ đẹp của Bonsai cũng không chỉ là thành quả riêng biệt, do sự khéo léo, óc thẩm mỹ của con người tạo ra một cách hoàn toàn, mà đó còn là kết quả của sự phối hợp giữa bàn tay, khối óc con người, với bàn tay của tự nhiên một cách hoàn hảo.

Dưới tác động của tự nhiên như: nắng, mưa, gió… lên cơ thể của cây. Quá trình sinh trưởng của Bonsai sẽ chịu những ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài; Cây cần phải thích nghi để tốn tại.
Vẻ đẹp, sự sống, hình thể của cây bị chỉ phối bởi các yếu tổ này. Như vậy, kết quả cuối cùng của nghệ thuật Bonsai là một kết quả song hành giữa con người và tự nhiên.

– Cùng một tác phẩm, nhưng khi đứng trước nó, mỗi người thưởng ngoạn sẽ có một xúc cảm riêng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào sự cảm thụ của mỗi người. Đối với người này, nó gợi lên một hình ảnh, một khung cảnh nào đó trong tự nhiên của ký ức. Nhưng đối với người kia, nó có thể là cả một triết lý sông, ẩn tàng bên trong dáng vẻ của cây.

Bởi thế Bonsai rất thích hợp và làm mê say nhiều người.

– Việc chăm sóc cây Bonsai được thực hiện qua một thời gian rất dài. Người ta tìm kiếm, theo đuổi cái đẹp ở tương lai. Sự yêu thích, sự đồng cảm sẽ tăng dần theo thời gian. Từ đó, dân hình thành một cảm giác gắn bó với một vật quen thuộc, lâu năm, thân thiết. Đó là một phần của tinh thần trong nghệ thuật Bonsai

Đối với những người say mê Bonsai họ xem Bonsai như những người bạn thân thiết, một vật sở hữu chứa đầy phong vị thời gian.

– Bonsai không chỉ đơn giản là phiên bản mô phỏng tự nhiênnhư một ảnh chụp, mà bản thân nó tái hiện lại được hình ảnh của thiên nhiên một cách tỉnh tế và đơn giản.

Trên cấu trúc, kiểu dáng của cây, thể hiện được sự chắt lọc tất cả những nét đẹp tinh tuý vốn có của cây trong tự nhiên một cách cô đọng.

Một tác phẩm đẹp không có chỗ cho sự rườm rà của các chi tiết. Nó hoàn hảo đến mức, chỉ thêm một chi tiết là thừa, bớt ra thì thiếu.

Cái đẹp ở nghệ thuật Bonsai còn thể hiện được chân lý: Đơn giản và toàn thiện. Đó cũng là một thuộc tính nữa của nghệ thuật nói chung.

– Bonsai là hình ảnh, minh chứng cho quá trình vận động của thế giới tự nhiên, tuy chậm chạp, nhưng trường tổn. Quá trình sáng tạo Bonsai giúp cho con người xây dựng được đức tính kiên nhẫn, biết chấp nhận sự thay đổi của tạo hóa. chấp nhận lẽ hóa sinh. Điều này thể hiện sự hòa điệu của con người với tự nhiên thật rõ nét.

Khi ngắm nhìn một tác phẩm Bonsai thường đem lại cho chúng ta cảm giác an bình, thanh tịnh, cảm giác được hòa điệu vào cái mênh mông, tịch lặng của vũ trụ.

* Như vậy: Tính độc đáo của chất liệu – Sự đơn giản, hài hòa của hình thức thể hiện – Sự hoàn thiện của vẻ đẹp hình thức và nội dung, đã tạo ra cái đẹp ở nghệ thuật Bonsai.

Bonsai là một chất liệu sống và luôn thay đổi theo tiến mình của thời gian. Làm cho nó sống và phát triển tươi tốt trong chậu cạn, là cả một quá trình hiểu biết cùng những tác động về kỹ
thuật. Còn việc biến đổi, sửa chữa cho nó bộc lộ hết vẻ đẹp theo ý niệm đó là vấn để nghệ thuật.

Nghệ thuật ở đây còn có sự phối hợp giữa bàn tay thiên nhiên với con người.

Tài hoa của người tạo tác chỉ là làm tăng thêm cái đẹp mà tự thân của cây có được.

Có thể xem Bonsai là một tác phẩm nghệ thuật sống.

Ảnh rừng thông ngoài tự nhiên
Ảnh rừng thông ngoài tự nhiên
Tác phẩm Bonsai tái hiện lại hình ảnh của rừng cây tự nhiên
Tác phẩm Bonsai tái hiện lại hình ảnh của rừng cây tự nhiên

 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon