Dấu hiệu nhận biết và cách cứu cây bị úng nước

Khi môi trường ngày càng ô nhiễm thì việc trồng cây xanh trong văn phòng, trong nhà ngày càng trở nên phổ biến. Nhu cầu nước và sự phát triển của mỗi cây khác nhau khi điều kiện thực tế như lượng ánh nắng hàng ngày cây được tiếp xúc, độ ẩm trong không khí, cây ở phòng máy lạnh hay ngoài trời. Nếu bạn là người trồng cây nghiệp dư thì bạn sẽ khó có thể biết được cây đã được cung cấp đủ nước chưa dẫn tới việc cung cấp nước cho cây đôi khi bị thừa so với nhu cầu thực tế của cây, khiến cho cây bị úng nước mà chết. Để khắc phục tình trạng đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một số thông tin để có thế nhận biết khi nào cây bị thừa nước và cách xử lý.

1. Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị úng nước

Khi bạn cung cấp nước cho cây bị dư thừa so với lượng nước cần thiết của cây thì cây sẽ bị úng nước, dù cây vẫn ở trong điều kiện đủ ánh sáng trực tiếp chiếu vào. 

Dấu hiệu để nhận biết điều đó là khi bạn thấy lá cây chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh nhạt, chồi của cây chậm phát triển, lá và chồi lẽ ra là màu xanh lá thì lại chuyển sang màu nâu. Trên cây có nhiều lá vàng úa , không tươi và hơi rũ, mép lá bị cháy hoặc có mảng màu vàng loang lổ. Khi cây bị úng nước thì rễ cây sẽ không còn sức để lấy nước cung cấp chất dinh dưỡng cho các bộ phận của cây, lâu dần cây sẽ héo úa và chết.

Khi thấy cây bị héo cần phải kiểm tra ngay xem tán lá, cành cây có đang chết dần hay cây không ra lá non không, rồi tìm trên mặt đất hoặc quanh gốc cây có bị nấm mốc hay mọc rêu không. Vì nếu chậu cây của bạn bị thừa nước nó sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc hoặc rêu phát triển ở xung quanh gốc.

Cách khác là hãy kiểm tra xem chậu cây có mùi gì khó chịu không vì khi cây bị đọng nước ở phần gốc quá lâu sẽ làm cho rễ cây bị thối rữa và bốc mùi. Trong trường hợp rễ cây ở thời điểm mới bắt đầu thối hoặc rễ cây quá sâu thì việc này sẽ khó phát hiện ra.

Biện pháp cuối cùng là kiểm tra xem đáy chậu có lỗ thoát nước hay không vì nếu chậu không có lỗ thoát nước thì cây bị úng là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra. Lúc đó hãy lấy cây ra khỏi chậu và tiến hành đục lỗ chậu hoặc sang chậu mới cho cây.

Dấu hiệu nhận biết cây trồng bị úng nước

2. Nguyên nhân dẫn đến cây trồng bị úng nước

  • Quá trình trao đổi khí và hấp thụ các chất không thể thực hiện vì đất trồng cây bị thiếu oxy 
  • Các vi sinh vật yếm khí phát triển khi quanh gốc cây có quá nhiều nước. Khi sinh vật yếm khí phát triển sẽ tạo ra CO2, acid hữu cơ và một số chất độc hại khác làm hại cây trồng.
  • Các tuyến trùng phát triển sẽ dễ tạo thành bướu rễ và các vết thương để cho nấm hại cây dễ dàng xâm nhập.
  • Quanh gốc cây nhiều nước sẽ làm cho đất thành môi trường ưu nước, dẫn đến hiện tượng phá vỡ tế bào làm cây dễ bị úng nước rồi thối.

3. Các bước xử lý khi cây bị úng nước

Khi sớm phát hiện cây bị úng nước thì bạn có thể tiến hành làm một số bước sau để khắc phục:

Bước 1: Việc đầu tiên là dừng ngay việc tưới nước cho cây rồi mang cây vào nơi có bóng mát để bảo vệ thân cây và lá cây. Việc này sẽ giúp cây không bị mất nước cho thân lá vì lúc này khả năng hút nước của rễ cây là không còn, nên cây mà vẫn để dưới ánh nắng mặt trời sẽ bị khô kiệt ngọn cây.

Bước 2: Hãy gõ mạnh xung quanh thành chậu sao cho đất sẽ bong ra khỏi rễ rồi lấy cây ra khỏi chậu một cách nhẹ nhàng, tránh tối đa việc làm đứt rễ của cây. Lấy tay bóp nhẹ lớp đất cũ trên rễ để quan sát mức độ bị tổn thương.

Biện pháp này là không bắt buộc nhưng sẽ tốt nếu bạn muốn giúp cho phần gốc rễ của cây nhanh khô. Nếu phần đất cũ của cây có mùi thối rữa hoặc  xuất hiện rêu, nấm mốc thì bạn cần phải bỏ hết đất cũ và thay đất mới cho cây, tránh để cây bị nhiễm bệnh. Đây cũng là lúc bạn nên sang chậu mới cho cây để có độ thoát nước tốt hơn.

Bước 3: Để cây ra ngoài chậu, trên giá đỡ bằng dây lưới để hong khô các đầu rễ  khoảng vài tiếng đến nửa ngày rồi mới đem trồng lại vào chậu. 

Bước 4: Quan sát nếu thấy rễ cây xuất hiện những đoạn màu nâu, bốc mùi thối rữa thì phần rễ đó đã hỏng và cần được cắt bỏ. Bạn nên dùng kìm tỉa hoặc kéo cắt bớt phần rễ bị hỏng, chỉ giữ lại phần rễ khỏe mạnh có màu trắng. Nếu hộ rễ bị hư hỏng nặng thì bạn nên cắt sát tận gốc để trồng lại hoặc trường hợp xấu nhất là phải bỏ cây đó đi.

Các bước xử lý khi cây bị úng nước

Sau khi cắt bỏ phần rễ bị hỏng bạn hãy tiến hành cắt bỏ phần cành lá bị vàng, úa, héo, khô, thậm chí cắt bỏ một phần thân khỏe mạnh của cây để rễ còn lại của cây không bị làm việc quá tải để cung cấp dinh dưỡng cho cây. 

Bước 5: Đất mới để trồng cây cần chọn đất tơi xốp và có độ thoáng cao. Bạn nên lót thêm một lớp giá thể viên đất nung ở dưới đáy chậu để tăng độ thoát nước cho cây.

Chậu để trồng cây phải có lỗ thoát nước và dùng khay để hứng nước nhằm ngăn ngừa nước đọng lại xung quanh làm thối rễ cây. Khay nước có tác dụng hứng nước thừa chảy ra và không làm bề mặt đặt chậu cây bị bẩn.

Trong trường hợp bạn dùng lại chậu cũ thì cần cọ rửa sạch sẽ và phơi khô để loại bỏ vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho cây.

Bước 6: Bước cuối cùng là sang chậu mới cho cây, lấp đất vào các khoảng trống xung quanh gốc cây bằng đất mới. Nếu bạn đặt cây ở ngoài trời thì cần che bớt nắng cho lá cây, giúp cho lá cây giữ nước giúp bạn không cần tưới nhiều nước cho đất. Khi thấy đất trên bề mặt gốc cây bị khô thì chỉ nên tưới một chút cho ẩm mặt đất mà thôi. Sau lần tưới đầu tiên thì phải kiểm tra đất trước khi tưới lần tiếp theo và nên tưới trực tiếp vào đất để rễ cây nhận nước dễ dàng.

4. Cách phòng ngừa tình trạng úng nước của cây

Cách để kiểm tra độ ẩm của đất là bạn nên dùng tay lấy một chút đất lên rồi vo lại và kết hợp với việc kiểm tra màu của đất. Nếu đất khô bạn sẽ thấy đất màu trắng, tơi, không có độ kết dính. Nếu đất có độ ẩm vừa phải đất sẽ có độ kết dính, màu hơi vàng hoặc hơi nâu. Nếu đất thừa nước sẽ thấy đất dính nhớp khó tách rời, nắm đất trên tay sẽ rỉ nước, đất có màu nâu đậm thậm chí ngả sang màu đen. 

Trả lời

0988110300
chat-active-icon