Bậc thầy Bonsai Katsumi Komiya: Hướng dẫn tăng sự phân nhánh ở các cành cây Bonsai đi cùng kỹ thuật cắt lá và ghép cành Bonsai

Nguồn: Tạp chí Bonsai Focus English Edition T7/T8 2019

Dịch và biên tập: Dũng Cá Xinh (11/08/2021) 


English

Inner growth: Improving ramification of the branches

  • Text and photography: Kinbon magazine, Japan

Katsumi Komiya (Shofu-en) explains how to work on deciduous trees during the growing season and shows us how to revive a piece of material

Trident maple. Front before work. Height: 12 cm Width 20 cm
Trident maple. Front before work. Height: 12 cm Width 20 cm

Maple and trident maple

Work in the growing season to preserve and maintain ramification

The condition of the branches as seen from below. It is an incredibly dense situation, but each of the branch tips is refined and delicate, as deciduous trees characteristically are. As the leaves develop, however, light cannot penetrate into the tree and the inner branches die
The condition of the branches as seen from below. It is an incredibly dense situation, but each of the branch tips is refined and delicate, as deciduous trees characteristically are. As the leaves develop, however, light cannot penetrate into the tree and the inner branches die

There is a definite sense of age in the way the roots wrap around the rock, with a sense of mochikomi character from years of pot cultivation. Now we must preserve and improve the ramification of the branches. The biggest issue now is a lack of light and air penetration into the inside of the tree, causing loss of internal twigs. If nothing is done the outer leaves will dominate and the inner leaves and twigs will die back.

We will use this tree as an example for summer work on deciduous trees to improve ramification and maintain inner growth.

Removing the outer strong leaves when the aim is to preserve the structure

Work done during the growing season is mainly defoliation. Trident maples are a vigorous species and if a tree is healthy it is possible to defoliate, cutting leaves off, a number of times a year. In Japan it is common to completely defoliate, once in May and then a partial defoliation on the second flush of leaves, removing only the strongest external leaves.

However, Mr Komiya doesn’t recommend performing a complete defoliation. ‘Complete defoliation will give a second flush of leaves and allow you to create dense ramification with short internodes. This will often cause too many buds to develop, becoming too dense. If the unwanted buds are not removed quickly the branches will soon become thick and unusable. This is especially true with shohin trees compared to larger bonsai. Delicate branching is what we are aiming for and removing unwanted buds can be very difficult work, so it is better not to be too aggressive with the defoliation as you only cause more problems.

Partial defoliation

Mr Komiya performs a partial defoliation when the first flush of leaves hardens off in May. He cuts off only the external strong leaves, allowing sunlight and fresh air into the inner portion of the tree. Dormant buds and inner buds will start to grow, with a second flush of growth at the tips. This will then be removed again once the leaves harden off. This will be repeated several times until the end of September.

As it is not a complete defoliation, there is less work to do with the second flush of bud creation and fewer unwanted buds to remove. This means less coarse growth. ‘When a tree is early in its development it is a good idea to perform a complete defoliation to speed up the process, but once a tree ages and develops, the same rule of complete defoliation does not apply. It is important to defoliate just enough to allow the sunlight and air to penetrate inside and to keep at the forefront of your mind, how to develop delicate branching and some deciduous character, and then maintain that.’

Example of defoliation

  • Example of trident maple defoliation. The leaf stalk is long, so cut through the middle with scissors. The stalk will naturally drop off in time
  • The outer leaves and branches are pruned in order to maintain the shape and allow light in
  • Before work. Seen from above

Defoliation gives a second flush of leaves

  • After defoliation. Seen from above. We can see the inner leaves easily 
  • After defoliation. Height: 12 cm Width: 20 cm. Two easily weeks after this work has been done, the remaining leaves will have grown and the second flush buds will be pushing out. Repeat again and again until the autumn 
  • This tree has been worked on in this way for more than twenty years. The branches are not coarse, but delicate and well refined. The results of this technique are clear to see 

Leaf cut rather than defoliate

  • Mountain maple Height: 14 cm Width: 21 cm Front before work 
  • Example of one leaf removal. One of each pair of the outer leaves is removed, the remaining leaf is left as it is 

A maple that is in the stage of branch development.

Maples will have the new growth pinched out early in the spring to restrict the node length, it is not, therefore, a good idea to defoliate too much.

Example of leaf cutting. On the left side is the normal size leaf, the right side has been cut in a variety of ways. As long as some of the leaf remains, the result will be the same
Example of cut leaf: Normal leaf – Before and after difference as seen from above. Example of leaf cutting. On the left side is the normal size leaf, the right side has been cut in a variety of ways. As long as some of the leaf remains, the result will be the same

If maples are defoliated then they tend to develop new buds all over the tree, not just at the tips as a trident maple would. This leads to clusters of buds forming at nodes and dealing with them is a difficult job that, if not performed correctly, will result in coarse branches. It can lead to unnecessary scars forming and the structure becoming destroyed. If leaves are left as they are; however, the same issue of the inner branches dying off arises due to a lack of sun and fresh air flow.

In this case, rather than cutting the leaf off entirely, the leaves are cut smaller, roughly in half, to allow more light and air to penetrate, but without causing second flush growth.

  • Before work from above
  • After leaf cutting from above
  • After leaf cutting. By just leaving a small amount of leaf, the second flush of growth will not start, air and light can penetrate into the tree and development will continue smoothly

Mountain maple

Using the base of a tree to change the foliage type entirely

We have a mountain maple that is neither a semi-cascade nor is it an upright tree. The movement at the base and the nebari are very interesting, but utilising the straight elongated section looks very difficult.

Mr Komiya is very interested by the power and movement in the base and the age of the bark. Branches can be changed and worked on in a short period of time, but the age in the bark can’t be replicated quickly. In order to utilise the interesting base, Mr Komiya plans to graft a branch in the lower section in such a way as to make it a semi-cascade style tree. Further than that, he tells us ‘Seeing as we are going to graft a branch, it should be a variety that is well suited to the cascade style’ and so the idea workof changing the variety is developed.

The base of this maple has power and movement

Grafting to utilise the base of the trunk

  • The donor branch to be used is from this ‘Ao-shidare’ maple. It has delicate, elongated drooping leaves that are ideally suited for an elegant semi-cascade style. As only one branch is to be used for grafting, the donor doesn’t have to be a bonsai tree, but can be anything, as long as it is healthy and has tight node length
  • The position of the graft is checked carefully. It should be as close to the base as possible with a downward orientation. Place the donor branch on the trunk so the finer points of the graft can be considered and planned. If the angle and position chosen is done incorrectly it cannot be repeated, so time and care must be taken initially

Approach grafting procedure

  • The final check for the angle and position of the graft: It should be as close to a node on the donor branch as possible, to prevent elongated growth
  • A small channel is cut into the tree to receive the donor branch at the correct angle
  • The rough edges of the saw cut are cleaned up using a knife so that the callusing and union will be smooth and heal quickly
 

  • The depth and width of the channel should fit the donor branch perfectly
  • Outer bark of the donor branch is removed to ensure a union between the stock tree and branch. Then the position of the node on the donor tree is checked
  • The left and right side have the bark removed. The donor branch is now ready. The bark is removed just below the bud, so the node will be very close to the trunk

The graft should be as close to a node as possible

The long section has a node length that is too long to use for the tree in the future, so once it has been successfully grafted, the long section will be removed. New leaves and shoots will only form at nodes, therefore it is essential for shohin trees to make the node length as tight as possible.

  • This branch will be used
  • Position of bark removal
  • Node length is too long for use with shohin

  • So that the donor branch can be fixed in the ideal position, the base of the donor branch is wired 
  • The donor branch is placed in the channel and fixed 
  • The graft is complete. If all goes well, the union will be complete within a year and can be removed 

Examples of previously grafted trees

  • Another ‘Ao-shidare’ maple grafted on to a mountain maple worked on for a previous photo shoot in 2013. The donor tree has just been removed and it’s ready for further work
  • February 2017: The lowest branch has now been removed just leaving the one main trunk line. The branching is close to completion
  • July 2018 Height: 13 cm Width: 30 cm. Just six years after the graft was performed, the tree is in a finished state and can be displayed next year

  • After work is finished. The best time for grafting is the middle of May. It is important that both the stock and donor trees are vigorous and have been well fertilised beforehand
  • After the graft the number of branches on the donor tree is reduced to allow the tree to focus on the grafted branch. This will ensure a speedy and more successful union between the two
Finished in just six years
Finished in just six years

Tiếng Việt

Tăng trưởng bên trong: Cải thiện sự phân chia của các nhánh

  • Bài viết và hình ảnh: Kinbon magazine, Japan
 

Bậc thầy Katsumi Komiya (đến từ vườn Shofu-en) giải thích cách xử lý cây rụng lá trong mùa sinh trưởng và chỉ cho chúng ta cách hồi sinh một cây nguyên liệu

Trident maple. Front before work. Height: 12 cm Width 20 cm
Cây Phong Đinh Ba. Mặt tiền trước ki được xử lý. Cao: 12 cm – Rộng: 20 cm

Phong và cây Phong Đinh Ba (Trident Maple)

Xử lý cây trong mùa sinh trưởng để bảo tồn và duy trì sự phân nhánh 

The condition of the branches as seen from below. It is an incredibly dense situation, but each of the branch tips is refined and delicate, as deciduous trees characteristically are. As the leaves develop, however, light cannot penetrate into the tree and the inner branches die
The condition of the branches as seen from below. It is an incredibly dense situation, but each of the branch tips is refined and delicate, as deciduous trees characteristically are. As the leaves develop, however, light cannot penetrate into the tree and the inner branches die

Có một cảm giác rõ ràng về tuổi tác trong cách rễ cây quấn quanh tảng đá, đi cùng là cảm giác về đặc điểm mochikomi (một cách nói cây già cỗi) của cây từ nhiều năm được trồng trong chậu. Bây giờ chúng ta phải bảo tồn và cải thiện sự phân chia của các nhánh. Vấn đề lớn nhất hiện nay là việc thiếu ánh sáng và không khí xâm nhập vào bên trong cây, gây ra hiện tượng rụng cành bên trong. Nếu không làm gì, các lá bên ngoài sẽ chiếm ưu thế, dẫn đến các lá và cành bên trong sẽ chết trở lại.

Chúng tôi sẽ sử dụng cây này làm ví dụ cho công việc mùa hè về cây rụng lá để cải thiện sự phân tán và duy trì sự phát triển bên trong.

Loại bỏ các lá cứng cáp ở bên ngoài khi mục đích là để bảo tồn cấu trúc

Công việc được thực hiện trong mùa trồng trọt chủ yếu là cắt tỉa. Cây Phong Đinh Ba (Trident Maple) là loài có sức sống mãnh liệt và nếu cây đủ khỏe để có thể xử lý cắt tỉa lá, hãy thực hiện công đoạn này một số lần trong năm. Ở Nhật Bản, người ta thường tuốt lá hoàn toàn, một lần vào tháng 5 và sau đó tuốt lá một phần vào đợt lá thứ hai, lần này thì chỉ loại bỏ những lá bên ngoài khoẻ nhất.

Tuy nhiên, ông Komiya không khuyên bạn nên thực hiện việc tuốt lá hoàn toàn. ‘Việc tuốt lá hoàn toàn sẽ khiến cho ra đợt lá thứ hai và cho phép bạn tạo ra sự phân tán dày đặc với các gióng (lóng) ngắn. Điều này thường sẽ làm cho quá nhiều chồi phát triển và cây sẽ trở nên quá rậm rạp. Nếu các chồi không mong muốn không được loại bỏ nhanh chóng, các cành sẽ sớm trở nên dày và không thể cứu vãn được. Điều này đặc biệt đúng với cây Shohin (Cây Bonsai siêu nhỏ) so với các loại Bonsai lớn hơn. Việc phân nhánh một cách tinh tế là những gì chúng tôi đang hướng tới và việc loại bỏ các chồi không mong muốn có thể là công việc rất khó khăn, vì vậy tốt hơn là không nên quá mạnh tay khi tuốt lá vì bạn chỉ gây ra nhiều vấn đề hơn.

Làm rụng lá một phần (tuốt lá một phần)

Ông Komiya thực hiện việc tuốt lá một phần khi đợt lá đầu tiên cứng cáp  vào tháng Năm. Ông chỉ cắt bỏ những lá khoẻ ở bên ngoài, để ánh sáng mặt trời và không khí trong lành có thể lùa vào phần bên trong của cây. Các chồi ngủ và chồi bên trong sẽ bắt đầu phát triển, với đợt phát triển thứ hai ở các ngọn. Chúng sau đó sẽ được loại bỏ một lần nữa khi lá cứng lại. Việc này sẽ được lặp lại nhiều lần cho đến cuối tháng 9.

Vì đây không phải là quá trình tuốt lá hoàn toàn nên sẽ ít phải tuốt  hơn lần thứ hai của quá trình tạo chồi và loại bỏ ít chồi không mong muốn hơn. Điều này có nghĩa là ít sự tăng trưởng thô hơn. ‘Khi một cây mới bắt đầu phát triển, bạn nên thực hiện việc làm rụng lá hoàn toàn để đẩy nhanh quá trình này, nhưng khi cây già đi và phát triển, quy tắc rụng lá hoàn toàn tương tự sẽ không được áp dụng. Điều quan trọng là phải làm rụng lá vừa đủ để ánh sáng mặt trời và không khí có thể xâm nhập vào bên trong, đồng thời luôn đi đầu trong suy nghĩ của bạn, làm thế nào để phát triển sự phân nhánh tinh tế và một số đặc tính rụng lá, và sau đó duy trì điều đó.” 

Ví dụ về quá trình “làm rụng lá”

  • Ví dụ về sự rụng lá của cây Phong Đinh Ba (Trident Maple). Phần cuống lá dài, nên dùng kéo cắt ở giữa. Thân cây sẽ rụng tự nhiên theo thời gian
  • Các lá và cành bên ngoài được cắt tỉa để duy trì hình dạng và cho phép ánh sáng vào
  • Trước khi cây được xử lý. Nhìn từ trên cao 
Việc làm rụng lá sẽ khiến cây ra lá lần thứ hai
 

  • Sau khi tiến hành “làm rụng lá”. Nhìn từ trên cao. Chúng ta có thể nhìn thấy những chiếc lá bên trong một cách dễ dàng
  • Sau khi “làm rụng lá”. Chiều cao: 12 cm Chiều rộng: 20 cm. Hai tuần dễ dàng sau khi công việc này được thực hiện, các lá còn lại sẽ mọc và chồi ngọn thứ hai sẽ được đẩy ra. Lặp lại nhiều lần cho đến mùa thu
  • Cây này đã được làm theo cách này trong hơn hai mươi năm. Các nhánh không thô, nhưng tinh tế và được tinh chỉnh tốt. Kết quả của kỹ thuật này là rõ ràng nhận thấy được. 

Cắt lá hơn là “làm rụng lá”

  • Cây phong Núi. Chiều cao: 14 cm – Chiều rộng: 21 cm Mặt tiền trước khi được xử lý.
  • Ví dụ về loại bỏ một lá. Bỏ một lá ngoài cùng, lá còn lại giữ nguyên. 

Một cây Phong đang trong giai đoạn phát triển cành. 

Cây phong sẽ có chồi non bung ra vào đầu mùa xuân để hạn chế chiều dài của lóng (gióng), do đó, không nên làm rụng lá quá nhiều.

Example of leaf cutting. On the left side is the normal size leaf, the right side has been cut in a variety of ways. As long as some of the leaf remains, the result will be the same
Ví dụ về cắt lá: Lá bình thường – Sự khác biệt trước và sau khi nhìn từ trên xuống. Ví dụ về cắt lá. Mặt trái là chiếc lá kích thước bình thường, mặt phải đã được cắt nhiều kiểu. Miễn là một số lá vẫn còn, kết quả sẽ giống nhau

Nếu cây phong bị rụng lá thì chúng có xu hướng phát triển các chồi mới trên toàn cây, không chỉ ở phần ngọn như cây Phong Đinh Ba. Điều này dẫn đến các cụm chồi hình thành tại các nodes (mấu, mắt) và xử lý chúng là một công việc khó khăn, nếu không thực hiện đúng sẽ dẫn đến các nhánh thô. Nó có thể dẫn đến hình thành sẹo không cần thiết và cấu trúc bị phá hủy. Nếu lá vẫn nguyên như vậy, vấn đề tương tự là các cành bên trong chết đi cũng phát sinh do thiếu ánh nắng mặt trời và luồng không khí trong lành.

Trong trường hợp này, thay vì cắt lá hoàn toàn, các lá được cắt nhỏ hơn, khoảng một nửa, để cho phép nhiều ánh sáng và không khí xâm nhập hơn, nhưng không gây ra sự phát triển của đợt thứ hai.

  • Trước khi được xử nhì (nhìn từ trên xuống)
  • Sau khi cây được cắt lá (nhìn từ trên xuống)
  • Sau khi cắt lá. Bằng cách chỉ để lại một lượng nhỏ lá, đợt phát triển thứ hai sẽ không bắt đầu, không khí và ánh sáng có thể xâm nhập vào cây và sự phát triển sẽ tiếp tục diễn ra một cách suôn sẻ 

Cây Phong Núi (Moutain Maple, Acer spicatum)

Sử dụng gốc cây để thay đổi hoàn toàn kiểu tán lá 

Chúng tôi có một Cây Phong Núi (Moutain Maple, Acer spicatum)  không phải là dáng bán thác đổ (semi -cascade) cũng không phải là dáng trực. Chuyển động ở gốc và thân rất thú vị, nhưng việc sử dụng phần thân kéo dài trông rất khó. 

Ông Komiya rất quan tâm đến sức mạnh và sự chuyển động trong gốc và tuổi của vỏ cây. Các nhánh có thể được thay đổi và phát triển trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng tuổi của vỏ cây không thể tái tạo nhanh chóng. Để sử dụng phần gốc thú vị, ông Komiya có kế hoạch ghép một nhánh ở phần dưới theo cách để biến nó thành một cái cây kiểu bán thác đổ. Hơn thế nữa, ông ấy nói với chúng tôi rằng ‘Với mục tiêu là ghép một cành, cành đó phải là một giống rất phù hợp với phong cách thác nước’ và vì vậy ý tưởng về việc thay đổi giống được hình thành.

Phần gốc của cây này có sức mạnh và sự chuyển động

Ghép cành để sử dụng lợi thế của gốc

  • Cành được ghép sẽ được sử dụng là từ Cây Phong ‘Ao-shidare’ (Acer palmatum dissectum ‘Ao shidare’, ‘Ao-shidare’ Maple) này. Nó có những chiếc lá rủ dài, mỏng manh rất thích hợp cho phong cách bán thác đổ thanh lịch. Vì chỉ dùng một cành để ghép nên cành ghép không nhất thiết phải là cây bonsai mà có thể là bất cứ thứ gì, miễn là cây khỏe mạnh và có chiều dài của lóng (gióng).
  • Vị trí ghép được kiểm tra cẩn thận. Nó phải càng gần đế càng tốt với hướng đi xuống. Đặt cành ghéptrên thân cây để có thể xem xét và lập kế hoạch cho các điểm ghép tốt nhất. Nếu góc và vị trí đã chọn được thực hiện không chính xác thì không thể chỉnh sửa được, vì vậy ban đầu phải chú ý đến ví trị đi cùng sự cẩn thận.

Tiếp cận quá trình Ghép cành

  • Kiểm tra lần cuối cùng cho góc và vị trí của cành ghép: Nó phải càng gần với một nodes (mấu, mắt) trên cành của cành ghép càng tốt, để ngăn chặn sự phát triển kéo dài
  • Một rãnh nhỏ được cắt vào cây để nhận cành ghép
  • Các cạnh thô của vết cưa được làm sạch bằng dao để vết chai và vết ghép sẽ mịn và nhanh lành 

  • Chiều sâu và chiều rộng của rãnh phải hoàn toàn phù hợp với cành ghép
  • Vỏ bên ngoài của cành ghép được loại bỏ để đảm bảo sự kết hợp giữa cây gốc và cành ghép. Sau đó, vị trí của nodes (mấu, mắt) trên cành ghép sẽ được kiểm tra
  • Bên trái và bên phải của phần đã được lột vỏ. Cành ghép hiện đã sẵn sàng. Vỏ cây được loại bỏ ngay dưới chồi, vì vậy node sẽ rất gần với thân cây

Phần ghép phải càng gần node càng tốt 

Đoạn kéo dài có độ dài khó có thể sử dụng cho cây trong tương lai, vì vậy khi nó đã được ghép thành công, đoạn kéo dài sẽ bị loại bỏ. Các lá và chồi mới sẽ chỉ hình thành ở các node, do đó, điều cần thiết đối với cây shohin là làm cho chiều dài của node càng gọn càng tốt.

  • Cành này sẽ được sử dụng 
  • Vị trí được lột vỏ
  • Đoạn gióng kéo dài này quá dài cho một cây Shohin (cây Bonsai mini)

  • Để cành ghép có thể được cố định ở vị trí lý tưởng, phần gốc cành ghép sẽ được đi dây
  • Cành ghép được đặt vào rãnh và cố định
  • Việc ghép đã hoàn tất. Nếu mọi việc suôn sẻ, phần ghép sẽ hoàn thành trong vòng một năm và có thể bị loại bỏ các phần không cần thiết.

Ví dụ về những cây Bonsai được ghép trước đây

  • Một Cây Phong ‘Ao-shidare’ (Acer palmatum dissectum ‘Ao-shidare’, ‘Ao-shidare’ Maple) khác được ghép vào một cây Phong Núi đã được thực hiện cho một buổi chụp ảnh trước đó vào năm 2013. Cây ghép vừa được dỡ bỏ và nó đã sẵn sàng cho các công việc tiếp theo
  • Tháng 2 năm 2017: Nhánh thấp nhất hiện đã bị loại bỏ chỉ để lại một đường trục chính. Sự phân nhánh gần hoàn thành
  • Tháng 7 năm 2018 Chiều cao: 13 cm Chiều rộng: 30 cm. Chỉ sáu năm sau khi việc ghép được thực hiện, cây đã ở trạng thái hoàn thiện và có thể được trưng bày vào năm sau

  • Sau khi công việc kết thúc. Thời điểm ghép tốt nhất là giữa tháng 5. Điều quan trọng là cả cây cây chính và cây ghép đều phải khỏe mạnh và đã được bón phân đầy đủ trước đó
  • Sau khi ghép, số lượng cành trên cây ghép được giảm bớt để cây tập trung vào cành ghép. Điều này sẽ đảm bảo sự hợp nhất nhanh chóng và thành công hơn giữa hai cây
Finished in just six years
Tác phẩm đã hoàn thiện sau 6 năm.

Trả lời

0988110300
chat-active-icon